Tôi bị viêm gan siêu vi B được 5 năm, tôi được chỉ định uống thuốc kháng virus và uống liên tục 3 năm liền, khi đi tái khám các chỉ số virus cho âm tính. Tuy nhiên từ khi có dịch Covid-19, tôi không thường xuyên tái khám và dừng uống thuốc kháng virus. Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi đi khám lại, ...
Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bác, trước đây bác có chỉ định uống thuốc thì rõ ràng, việc uống thuốc là cần thiết. Khi dừng thuốc, virus sẽ nhân lên. Sau 4 năm đi tái khám, tải lượng virus tăng, bác vẫn cần có chỉ định điều trị. Bác có thể sử dụng lại loại thuốc trước đây vì loại thuốc này đã từng đáp ứng với cơ thể. Nếu trong trường hợp bác sĩ đánh giá không đáp ứng thì có thể thay thuốc.
Bên cạnh đó, bác cần được xem xét đánh giá lại, sau 4 năm không dùng thuốc thì tổn thương gan như thế nào? Ví dụ đo đàn hồi của gan, mức độ xơ hóa của gan ra sao, có tổn thương gan hay không? Từ đó, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị tổng thể phù hợp. Điều trị virus viêm gan B tức là cần điều trị cả dự phòng, biến chứng của gan như xơ gan, ung thư gan.
Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, đối với một người viêm gan virus B đã dùng tenoforvi (loại 300mg) khoảng 5 năm nhưng đến bây giờ có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi thì bây giờ cần tìm các nguyên nhân khác. Bởi vì nếu do thuốc gây ra thường sẽ xuất hiện sau 1 thời gian ngắn, muộn lắm cũng chỉ trong khoảng 3 tháng. Ở đây bác đã dùng 5 năm không có vấn đề gì thì chúng ta cần xem lại chẩn đoán liệu có các nguyên nhân khác gây ra chán ăn, mệt mỏi hay không.
Ngoài ra, hiện nay các thuốc điều trị virus viêm gan nhóm tenofovi có tác dụng tốt và an toàn. Tuy nhiên khi sử dụng cho người lớn tuổi (>60) thì sẽ có 1 số tác dụng phụ lâu dài như ảnh hưởng tới chức năng thận, gây loãng xương,... thì sẽ có những nhóm tương tự như vậy để thay thế. Và để muốn chắc chắn thì bác nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật để khẳng định xem nguyên nhân chán ăn, mệt mỏi là gì? Có thật sự cần thay thuốc hay không?
Em phát hiện bị mắc viêm gan B từ khi còn là sinh viên. Em được mẹ đưa đến nhà thầy thuốc bắc để cắt thuốc. Em có duy trì uống thuốc được 4 năm nay. Tuy nhiên dạo gần đây em thấy mắt và da ngày càng vàng, người hay mệt mỏi, ăn ngủ không ngon. Em đọc thông tin thì thấy có thể ...
Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, trường hợp của bạn phát hiện viêm gan B từ thời sinh viên thì rất là trẻ thì chúng ta cần xem lại mẹ của bạn có mắc viêm gan B không. Nếu có thì nhiều khả năng truyền từ mẹ sang con. Thứ hai, hiện nay có rất nhiều các loại thuốc tây đã chiết xuất và tổng hợp được rất an toàn và có tác dụng tốt đối với việc điều trị viêm gan virus B.
Mặc dù thuốc điều trị viêm gan virus B để khỏi hẳn thì tỷ lệ không cao nhưng khi sử dụng thuốc sẽ giúp chúng ta hạn chế được tổn thương gan tiến triển, xơ gan và giảm tỉ lệ bị viêm gan. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thì chúng tôi hoàn toàn có thể giúp bạn chẩn đoán và kê đơn để điều trị và sử dụng bằng thuốc cho bạn.
Bác sĩ cho em hỏi, em bị viên gan B từ năm 2006. Cách đây 1 tuần em có đi xét nghiệm máu kết quả AST 24.97, ALT 30.14, Gamma GT 33.34, HBeAg 0.113, HBV-DNA 6120 IU/mL, siêu âm gan có hình ảnh nốt vôi hóa gan phải, từ trước đến nay. Em chưa dùng thuốc kháng virus. Vậy bác sĩ cho em hỏi với ...
Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan Mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, theo các thông số mà bạn đưa ra, men gan vẫn ở mức tiêu chuẩn không tăng. Bạn cần lưu ý, nếu men gan không tăng nhưng nằm trong nhóm nguy cơ cao (bố mẹ, anh em có người bị xơ gan, u gan) thì cần có hướng điều trị.
Bên cạnh đó, tuy men gan không cao nhưng cũng cần đánh giá mức độ xơ hóa của gan để có định hướng điều trị. Nếu bạn không có yếu tố nguy cơ, men gan không tăng thì có thể theo dõi, 6 tháng kiểm tra 1 lần, xét nghiệm men gan và tầm soát để loại trừ ung thư gan ở giai đoạn sớm. Bất kỳ khi nào cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bạn có thể thăm khám để yên tâm theo dõi, an toàn khi có chỉ định điều trị.
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
Bố bạn hiện đang có khối u gan 6cm và chưa biết là u lành hay u ác, vì vậy bạn cần cho bố đi xét nghiệm thêm về viêm gan, các marker ung thư gan. Nếu các xét nghiệm này đều chỉ điểm ung thư gan thì bác sĩ sẽ điều trị theo hướng ung thư gan; nếu kết quả xét nghiệm không đủ rõ ràng, bố bạn có thể cần làm sinh thiết.
Trường hợp bố bạn có một số bệnh nền, sức khỏe yếu, nếu kết quả khẳng định là ung thư gan thì có thể điều trị bằng các phương pháp điều trị xâm nhập tối thiểu để kiểm soát khối u và duy trì chất lượng sống cho người bệnh, chẳng hạn nút mạch (hóa chất, hóa dầu,...).
Hiệu quả điều trị bằng nút mạch khá tốt, thời gian nằm viện ngắn, khoảng 1-2 ngày là bệnh nhân có thể ra viện. Trước mắt bạn cần đưa bố đi khám xác định chính xác tính chất lành hay ác của khối u để có định hướng điều trị.
Em 32 tuổi bị viêm gan B từ nhỏ, trong nhà hiện có mẹ và anh trai em cùng bị. Gần đây em thấy trong người hay mệt mỏi, ăn không ngon, chân bị phù, đi khám thì phát hiện có xơ gan, nốt u gan trái 2cm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em nên điều trị thế nào, liệu việc điều ...
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Bạn có nốt u gan trái, bắt buộc phải thực hiện các thăm dò tiếp theo để chẩn đoán xem nốt này thuộc thể loại gì, lành hay ác tính. Trước hết bạn cần làm các xét nghiệm về các marker ung thư xem có nghiêng về mức độ ác tính hay không, nếu tất cả các kết quả rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là ung thư gan thì bạn cần điều trị sớm. Nếu các kết quả không rõ ràng, bạn cần sinh thiết để xác định chính xác tính chất của nốt u này.
Trường hợp đây là u ác tính, với kích thước 2cm và trong điều kiện mọi chỉ số, chức năng gan và thể trạng đủ đáp ứng thì có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật. Trong trường hợp không thể phẫu thuật, bạn có thể điều trị bằng đốt sóng cao tần hoặc microwave, thời gian nằm viện ngắn (khoảng 1 ngày). Bạn nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác khối u lành hay ác để có phương phướng điều trị sớm.
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Tôi chưa rõ tuổi và giới tính của bạn, cũng như việc bạn có từng mắc viêm gan hay không. Nếu bạn không mắc viêm gan hoặc đã mắc viêm gan rồi, bạn nên đi chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính để xem tính chất khối u thuộc loại gì.
Nếu nghi ngờ có ác tính, bạn có thể làm tiếp các xét nghiệm về máu, các chất chỉ điểm về ung thư gan. Nếu các chất chỉ điểm âm tính mà kết quả chụp cắt lớp vi tính/cộng hưởng từ vẫn nghiêng đến ác tính thì bắt buộc phải sinh thiết gan.
Nếu kết quả chụp không điển hình của ung thư gan, không có xơ gan thì có thể theo dõi thêm. Bạn nên đến các cơ sở y tế có đủ uy tín và trình độ để tìm ra khối u lành hay ác tính và có hướng điều trị kịp thời.
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, bác của bạn mắc viêm gan B lâu năm, có 3 khối u cả 2 bên gan và được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan. Về lý thuyết, trong những trường hợp này sẽ không phẫu thuật cắt khối u vì hiệu quả không cap. Bác bạn có thể điều trị nhất theo 2 phương pháp: nút mạch hóa chất hoặc đốt, hoặc phối hợp cả 2.
Bạn nên đưa bác bạn đến các cơ sở y tế thực hiện được can thiệp mạch máu, nút mạch để khu trú khối u và kiểm soát sự phát triển khối u. Sau khi nút một vài tuần sẽ xét đến khả năng điều trị triệt căn, bằng cách đốt sóng cao tần hoặc sóng microwave. Điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống, vì thế bạn nên đưa bác đi khám sớm.
Bác sĩ ơi, chồng tôi bị viêm gan B mạn tính, nhiều năm nay không có triệu chứng gì nghiêm trọng. Nhưng tháng trước chồng tôi thấy bụng chướng khó chịu nên đi khám thì phát hiện suy gan. Về nhà một thời gian chồng tôi thi thoảng bị nôn ra máu, việc ăn uống vẫn bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giúp chồng ...
Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Tình trạng xơ gan, suy gan ở chồng bạn là hậu quả của viêm gan B mạn tính. Gần đây chồng bạn có biểu hiện nôn ra máu, nhiều khả năng là do xơ gan đã có tăng áp lực tĩnh mạch cửa, điển hình nhất là giãn tĩnh mạch thực quản gây nôn ra máu. Chồng bạn cần đi soi tĩnh mạch dạ dày để xem các búi giãn tĩnh mạch thực quản đó tính chất ra sao.
Thông thường có thể điều trị bằng tiêm xơ hoặc thắt dưới nội soi. Nếu búi giãn nằm ở trong dạ dày và không thể can thiệp được qua nội soi, có thể điều trị bằng cách nút tĩnh mạch. Những trường hợp này nói chung là nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nôn ra máu, ho ra máu "sét đánh", nguy cơ tử vong.
Chồng bạn nên đi khám, nội soi xem tình trạng giãn thế nào, mức độ ra sao để can thiệp sớm, đồng thời phải điều trị nội khoa bệnh gan để bệnh không tiến triển nặng, giảm mức độ tăng áp lực tĩnh mạch cửa - nguyên nhân gây ra nôn ra máu ở bệnh nhân xơ gan.
Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
U máu gan là loại u lành tính, hiếm khi tăng kích thước, một số trường hợp liên quan nội tiết tố như mang thai, dùng thuốc tránh thai có thể kích thước u tăng lên. Trường hợp của bạn u tăng kích thước từ 1,5cm lên 3cm vậy bạn nên đến cơ sở chuyên sâu thăm khám để xác định có đúng u của bạn là u máu không.
Bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ có thể cho câu trả lời chính xác. Nếu đúng là u máu mà kích thước 3cm thì bạn có thể chưa cần điều trị mà cần theo dõi tiến triển. Trường hợp không phải là u máu thì cũng biết hướng để xử lý kịp thời.
Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Vợ bạn đã có ung thư gan trái và cắt gan trái, hiện nay u phát triển ở gan phải thì không còn chỉ định cắt bỏ vì không thể cắt hoặc sau cắt gan, phần gan còn lại không đủ đáp ứng chức năng. Hiện u gan phải kích thước 2cm vẫn có thể xử lý được bằng các phương pháp khác như đốt sóng cao tần (phương pháp này dùng nhiệt để hủy diệt khối u, cho hiệu quả rất cao với các u nhỏ hơn 3cm).
Hoặc nếu bạn không có điều kiện thì tiêm cồn hủy diệt khối u cũng là một lựa chọn, hai thủ thuật này đơn giản, có thể ra viện trong ngày. Ngoài ra còn nút mạch hóa chất khối u gan cũng có thể áp dụng. Bạn nên đưa vợ đến khám để chúng tôi biết tình trạng gan hiện tại, các mạch máu nuôi gan có bị tắc nghẽn không và có các tổn thương ngoài gan chưa để có kế hoạch điều trị cụ thể.
Chồng tôi bị ung thư đại tràng, đã xạ trị và hóa trị. Mới đây chồng tôi đi khám, bác sĩ bảo đã có di căn gan, u 3cm. Sức khỏe chồng tôi tương đối yếu vì đã nhiều lần điều trị hóa chất, giờ chồng tôi nên điều trị u di căn gan bằng cách nào để sức khỏe tốt lên, ít tác dụng ...
Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Với u đại tràng di căn gan, kích thước 3cm vẫn có thể điều trị bằng đốt sóng cao tần, hoặc tiêm cồn diệt khối u. Bạn nên đến khám để được tư vấn cụ thể. Chồng bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm và thăm khám hình ảnh để biết tình trạng tổn thương cụ thể và tình trạng bệnh chính đã ổn định chưa. Tùy tình hình thực tế mà sẽ có chiến lược điều trị cụ thể. Với kỹ thuật đốt sóng cao tần u gan là dùng nhiệt để hủy diệt khối u, nhìn chung an toàn, không ảnh hưởng nhiều sức khỏe, có thể ra viện trong ngày hoặc ngày hôm sau.
Em bị viêm gan B có suy gan, xơ gan. Em nghe nói trường hợp của em dễ tiến triển thành ung thư gan nên rất lo lắng, hiện giờ em vẫn đang duy trì uống thuốc và chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy em có nguy cơ cao bị ung thư gan không và nên tầm soát, phát hiện sớm bằng cách nào ...
Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến xơ gan, suy giảm chức năng gan và có thể dẫn đến ung thư gan nên việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư là vô cùng quan trọng vì khi bạn phát hiện được sớm, với u dưới 3cm thì điều trị rất hiệu quả, có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Để phát hiện sớm thì bạn nên đến các cơ sở y tế có trang thiết bị tốt và bác sỹ có chuyên môn sâu để khám. Tầm soát bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ, tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên làm phương pháp nào.
Ngoài ra bạn còn được xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan và đánh giá các chỉ số ung thư gan trong máu cũng là cách theo dõi tiến triển của bệnh.
Trưởng khoa Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, khi bạn đi kiểm tra có thể được phát hiện khối u gan, phần lớn là u gan lành tính (nang gan, u máu gan, adenoma, u tăng sản thể nốt khu trú...), tỷ lệ nhỏ là u gan ác tính. Bạn đã được làm sinh thiết và có kết quả lành tính, nhưng bạn chưa cho biết rõ khối u lành tính này cụ thể là u gì (được ghi tại kết quả sinh thiết). Bạn có thể mang các kết quả xét nghiệm đã được làm tới tư vấn tại Phòng khám Tư vấn Chẩn đoán hình ảnh can thiệp tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Chúng tôi xem các kết quả xét nghiệm của bạn và sẽ tư vấn cho bạn.
Trưởng khoa Điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn. U gan đa ổ thì cân nhắc vấn đề phẫu thuật vì phẫu thuật sẽ khó cắt bỏ hết khối u. Hiện có nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư gan ở giai đoạn của bố bạn như: nút mạch, hoá trị, thuốc điều trị đích, thuốc miễn dịch kết hợp kháng thể đơn dòng. Bạn có thể đưa bố và các kết quả xét nghiệm đã làm tới Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội để được tư vấn cụ thể và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bố bạn.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn