Bác sĩ khoa Hô hấp
Chào bạn!
Cảm giác tức ngực của người bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều bệnh lý có thể gây ra cảm giác này cho người bệnh như: viêm phổi, bệnh lý mạch vành, trào ngược dạ dày thực quản...
Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán căn nguyên cũng như loại trừ các bệnh lý đau tức ngực nguy hiểm.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bác sĩ khoa Hô hấp
Chào bạn. Sau phẫu thuật cắt thùy phổi, người bệnh sẽ hồi phục dần sau 12 tháng. Nghiên cứu cho thấy trong 3 tháng đầu sau cắt thùy phổi, chức năng hô hấp có sự suy giảm đáng kể so với trước; từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 lại có sự hồi phục đáng kể của chức năng hô hấp. Đồng thời, các nghiên cứu trên bệnh nhân cắt thùy phổi cũng nhận thấy khả năng gắng sức sau phẫu thuật cắt thùy phổi không thay đổi.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của chức năng hô hấp sau khi cắt thùy phổi. Ví dụ như FVC của chức năng hô hấp sau 3 tháng ở bệnh nhân cắt thùy dưới giảm hơn so với cắt thùy trên, các biến chứng sau mổ, tình trạng đau mạn tính của người bệnh sau mổ, bệnh lý đồng mắc trước đó cũng ảnh hưởng đến khả năng tập luyện, hồi phục của chức năng hô hấp sau khi cắt thùy phổi.
Ở trường hợp của bạn, sau khi cắt thùy trên phổi phải, bạn cần tiếp tục phục hồi chức năng hô hấp và theo dõi cho đến ít nhất 12 tháng sau phẫu thuật để có thể đánh giá sự hồi phục của chức năng phổi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bác sĩ khoa Hô hấp
Chào anh. Với tình trạng của anh thì đã có thể kết luận anh mắc ung thư. Các khối u được sinh thiết và kết luận là khối u ác tính thì có nghĩa đó là ung thư. Bác sĩ khuyên anh nên điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu chưa di căn thì một số ung thư vẫn có thể phẫu thuật được.
Chúc anh nhiều sức khỏe!
Bác sĩ khoa Hô hấp
Chào bạn. Đối với nốt ở phổi cần đánh giá bản chất là nốt đặc, bán đặc hay kính mờ. Trường hợp của bạn có tổn thương phổi dưới 6mm thì có thể tạm thời theo dõi bằng chụp cắt lớp vi tính lồng ngực mỗi 3-6 tháng. Nếu kích thước tổn thương phổi tăng nhanh thì bạn cần phải làm các phương pháp thăm dò để chẩn đoán. Bạn nên đến các cơ sở có chuyên khoa sâu về hô hấp, ung bướu để được tư vấn, theo dõi phù hợp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bác sĩ khoa Hô hấp
Chào bạn. Tuy X-quang phổi của bạn được kết luận xơ phổi rải rác 1/3 hai bên phổi, nhưng để xác định chính xác bạn có bị xơ phổi hay không thì cần phải chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao. Bác sĩ khuyên bạn nên đến cơ sở y tế có thể chụp cắt lớp vi tính phổi và khám chuyên khoa sâu về hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào bạn!
Tình trạng khó thở, hụt hơi có thể do nhiều căn nguyên gây ra. Một số trường hợp triệu chứng này được coi là bình thường. Đó là lúc bạn tập thể dục quá sức, leo núi/leo cầu thang quá nhiều hoặc làm việc nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bạn ngưng các hoạt động thể chất kể trên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất liên tục mà không phải do vận động gắng sức, rất có thể bạn đang bị một bệnh nào đó. Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là lo lắng, căng thẳng quá độ, viêm phổi, hít phải dị vật cản trở đường hô hấp, dị ứng, thiếu máu, tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao, hạ huyết áp (huyết áp thấp), thuyên tắc phổi , thoát vị gián đoạn...
Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do: bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), vấn đề tim mạch, thừa cân – béo phì, xơ phổi mô kẽ – một bệnh gây sẹo ở mô phổi. Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi, khó thở.
Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa sâu về hô hấp với đầy đủ kỹ thuật, phương tiện máy móc để các bác sĩ thăm khám, có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn