Hô hấp VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Bị cảm cúm khi đang uống Methylprednisolon liều 4mg/ngày (bệnh giảm tiểu cầu vô căn) thì có nên ngưng uống không? Có thể tự mua thuốc Decolgen uống không?
Cảm ơn bác sĩ.

Yen Nhi, 39 tuổi, TP HCM
BSNT Lã Quý Hương

Chào bạn. Bạn bị giảm tiểu cầu vô căn và đang điều trị duy trì methylprednisolon, đây là thuốc có nhiều tác dụng phụ. Triệu chứng mà bạn nghĩ là cảm cúm nhưng cũng có thể là một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số thăm dò cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh cho bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cũng như khuyến cáo hợp lý hơn về việc điều trị tiếp tục hay không đối với methylprednisolon mà bạn đang sử dụng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Con trai tôi năm nay 9 tuổi. Khi ngủ buổi tối, cháu thường có biểu hiện khó thở, thở gấp, đôi lúc phải thở bằng miệng, ngáy, hay giật mình, bàng hoàng... vì thế giấc ngủ không ngon. Việc này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, học tập, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của con. Xin các bác sĩ ...

Nguyễn Hoàng Hiệp, 41 tuổi, Tòa M1C - KĐT Thanh Hà, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

Tôi là người hút thuốc lá nhiều, một ngày hút 2 gói và đã hút trong 40 năm. Tôi mới bỏ thuốc hẳn được 3 tháng, vậy phổi của tôi có tự làm sạch hay không? Nếu có thì phải mất bao lâu? Cám ơn bác sĩ.

TonyNguyen, 60 tuổi, Ở Mĩ
ThS.BSNT Lê Thị Hồng Thắm

Bác sĩ Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bác.

Ngay sau khi bỏ thuốc lá, cơ thể đã bắt đầu hồi phục. Trong vòng 20 phút sau khi hút điếu thuốc cuối cùng, nhịp tim sẽ giảm và trở lại bình thường; huyết áp bắt đầu giảm và tuần hoàn có thể bắt đầu cải thiện. Chỉ sau 12 giờ không hút thuốc, cơ thể sẽ tự làm sạch lượng khí carbon monoxide dư thừa trong thuốc lá; mức carbon monoxide trở lại bình thường, làm tăng mức oxy của cơ thể.

Sau một tháng, chức năng phổi của một người bắt đầu cải thiện. Sau 9 tháng, các cấu trúc lông mao trong phổi bị tổn thương do khói thuốc đã tự lành đáng kể. Sau 10 năm, cơ hội phát triển ung thư phổi và tử vong vì ung thư phổi của một người giảm gần một nửa so với người tiếp tục hút thuốc. Sau 20 năm, nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, bao gồm cả bệnh phổi và ung thư, giảm xuống mức của một người chưa bao giờ hút thuốc trong đời.

Hút thuốc là một thói quen có hại có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Bác đã bỏ thuốc lá, đó là điều rất đáng mừng, cơ thể sẽ bắt đầu hồi phục tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, ngoài việc cai thuốc, bác cần chú ý kết hợp chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ lành mạnh, kết hợp với tầm soát các bệnh lý hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sâu về bệnh lý hô hấp.

Chúc bác nhiều sức khỏe!

Chụp CT một lần cho trẻ có thể bị ung thư không ạ? Bé nhà cháu 5 tuổi, 2 tháng trước lúc đêm đột nhiên đau đầu dữ dội và nôn nhiều, cháu cho đi viện khám, bác sĩ cho chụp CT. Cháu hỏi chụp có sao không, bác sĩ nói không ảnh hưởng nhiều. Về nhà cháu tìm hiểu thì chụp CT cho trẻ ...

ktsngokhoi87, 36 tuổi, Bắc từ liêm

Tôi bị đau, rát vùng cổ và ngực, lâu lâu nhói ở bên trái, có biểu hiện vướng ở cổ, ợ chua. Tôi đã đi khám và điều trị uống thuốc 2 lần rồi mà vẫn chưa khỏi. Xin tư vấn từ bác sĩ ạ?

Hoàng Đình Hải, 48 tuổi, kon tum
ThS.BSNT Lê Thị Hồng Thắm

Bác sĩ Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh.

Theo như anh cung cấp, anh đã khám và điều trị thuốc 2 lần nhưng bác sĩ chưa có được thông tin xét nghiệm, chẩn đoán, các loại thuốc cũng như thời gian sử dụng thuốc của anh nên chưa thể tư vấn cụ thể cho tình trạng của anh.

Tuy nhiên với những triệu chứng mà anh cung cấp thì có thể anh đang gặp vấn đề về tai - mũi - họng và đường tiêu hóa trên. Để biết rõ vấn đề cũng như mức độ và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác, anh cần đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để làm thêm các xét nghiệm, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày thực quản, chụp X-quang ngực...

Hiện tại BVĐK Tâm Anh Hà Nôi có các chuyên khoa sâu về Hô hấp, Tai Mũi Họng, Tiêu hóa với đầy đủ các kỹ thuật, máy móc chẩn đoán và điều trị hiện đại, có sự phối hợp liên chuyên khoa để tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh. Mong anh thu xếp đi khám sớm để có hướng xử trí kịp thời và phù hợp.

Chúc anh thật nhiều sức khỏe!

Tôi bị viêm mũi dị ứng khiến mũi bị tắc nghẽn quanh năm, phải dùng thuốc nhỏ Naphazolin quanh năm. Biết là dùng thuốc đó nhiều không tốt nhưng tôi không thở nổi nếu không nhỏ thuốc. Xin hỏi bác sỹ hiện bệnh này có chữa được không? Tôi hỏi câu này vì 10 năm trước từng đi khám uống thuốc nhưng không khỏi.

Hoàng Văn Thành, 35 tuổi, An Khánh Hoài Đức Hà Nội

Khi khám tại bệnh viện, em xét nghiệm lao thì thấy ngày thứ 2 xung quanh mũi tiêm bị vầng đỏ và ngứa, vậy là em bị sao ạ? Em có chụp phổi nhưng không thấy bác sĩ nói gì?

Nguyễn Thị Mai, 37 tuổi, Hà Nam
BSNT Nguyễn Văn Ngân

Chào chị Mai

Theo như chị mô tả là được thử lao thì có nghĩa là chị được thử phản ứng mantoux. Đây là phương pháp test da dùng để phát hiện một người đã từng bị nhiễm trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis), tình trạng này có thể gây ra bệnh lao hoặc không.

Phản ứng Mantoux được thực hiện bằng cách tiêm 0,1ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao (được gọi là tuberculin), vào bên dưới lớp thượng bì da ở mặt trước của cẳng tay. Khi thuốc thử tuberculin được tiêm vào trong da, sẽ kích thích và gây ra phản ứng dương tính ở những người có tiếp xúc vi khuẩn lao trước đây.

Kết quả được đọc sau 48 đến 72 giờ thông qua việc đo đường kính quầng đỏ xung quanh vết tiêm thuốc thử tuberculin. Ngày thứ 2 xung quanh mũi tiêm bị vầng đỏ và ngứa thì có thể chị phản ứng dương tính nhưng cần đo kích thước để xác định chính xác.

Trong trường hợp chị dương tính thì cũng không quá lo lắng. Phản ứng này có độ nhạy tốt, tuy nhiên, do chỉ giúp đánh giá tình trạng phơi nhiễm với vi khuẩn lao do vậy độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh lao thấp. Chính vì vậy, không thể chỉ dựa đơn thuần vào phàn ứng Mantoux để chẩn đoán bệnh lao, chị nên sắp xếp đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Tôi chích ngừa mũi 3 không may mắc Covid-19 vào ngày 7/3/2022 đến ngày15/3/2022 âm tính, ngày 24/3/2022 tôi chích ngừa mũi 4, tối đó tôi bị hành khó thở phải nhập viện. Đến nay nhiều tháng tình trạng cứ vài hôm lại khó thở. Mong bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên.

minhduong7889, 56 tuổi, tỉnh Bình Định

Tôi bị bệnh hen suyễn, đã đi khám và uống thuốc và có dùng bình hít, nhưng vậy lâu lâu vẫn có ho. Tôi năm nay 33 tuổi và làm trong ngành gỗ có bụi, sơn. Bác sĩ cho tôi hỏi với bệnh này tôi có nên tiếp tục làm nghề này không? Bệnh này có hết không ạ? Tôi không biết bệnh này do ...

Phan Trọng Diệp, 33 tuổi, Quảng Nam
ThS.BS Lã Quý Hương

Chào anh. Hen phế quản lả bệnh mạn tính của đường hô hấp với đặc trưng là viêm mạn tính đường hô hấp. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như khói bụi, phế quản của người bệnh sẽ bị phản ứng gây ra tình trạng viêm, co thắt dẫn đến các triệu chứng ho, khó thở khò khè, nặng ngực...

Hen phế quản tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu người bệnh thăm khám định kì, tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, giữ môi trường sống sạch sẽ, ít khói bụi, không nuôi chó/mèo/ chim/ chuột cảnh thì hầu hết trường hợp có thể sống cuộc sống bình thường, với triệu chứng hen được kiểm soát tốt.

Anh bị hen và lại làm trong ngành gỗ, môi trường làm việc có nhiều bụi, sơn là những yếu tố có thể kích thích dẫn đến cơn hen. Vì vậy nếu được anh nên chuyển sang một công việc khác có môi trường làm việc phù hợp hơn. Chúc anh có thể kiểm soát bệnh hen tốt để có sức khỏe tốt.

Em 25 tuổi, nam giới. Gần một tháng nay, ở phần vòm răng cửa trên ở phần răng cửa vòm miệng trên mềm, khi lấy lưỡi chạm vào vị trị đó thì ngửi thấy mùi hôi, tay em chạm vào vị trí đó, em cũng ngửi thấy mùi hôi nhưng nó không sưng và không bị xước. Nhưng vị trí em dùng lưỡi chạm vào ...

Nguyễn Minh Hiệp, 26 tuổi, TP Hà Nội
ThS.BSNT Trần Duy Hưng

Bác sĩ Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn. Hiện tại bạn đang có tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng lợi nên gây ra tình trạng khi chạm vào vùng lợi tiết ra dịch nâu và có thể lẫn với máu. Với tình trạng này, tôi khuyên bạn nên sớm kiểm tra sức khỏe răng miệng tại những cơ sở có chuyên khoa răng hàm mặt. Bạn có thể đến khám khoa răng hàm mặt ở BVĐK Tâm Anh, tùy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh và các thủ thuật can thiệp cho bạn mà sẽ có mức giá khám bệnh khác nhau. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn