Hô hấp VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi có cơ địa dị ứng vài món ăn, bụi bẩn. Vài năm gần đây bắt đầu bị xoang, chảy nước mũi trong và có những ngày hắt hơi nhiều nên thỉnh thoảng phải uống thuốc kháng Histamin theo đợt. Một năm tôi uống tối đa bao nhiêu lần và có cách nào điều trị dứt điểm không?
Xin cảm ơn!

Đặng Dung, 53 tuổi, Hà Nội
ThS.BSNT Nguyễn Thùy Linh

Chào bác. Đối với bệnh viêm mũi xoang dị ứng, điều trị thường không khỏi hẳn được. Thuốc dị ứng cũng có thể uống kéo dài, ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên điều trị như thế nào, liều lượng ra sao bác sĩ phải căn cứ vào kết quả khám bệnh trong từng trường hợp cụ thể. Do đó bác nên đến các cơ sở có chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám và có phương án điều trị tối ưu nhất. Chúc bác nhiều sức khỏe!

Tôi bị lao phổi đã điều trị xong phác đồ 6 tháng, test âm tính và hoàn thành xong điều trị. Tôi có đi khám và chụp x-quang phổi thì kết luận có xơ phổi rải rác dưới đáy phổi và không có uống thuốc gì thêm. Nhưng đến nay sau 3 tháng hoàn thành điều trị tôi vẫn cảm thấy có đờm trong cổ ...

Cẩm Trân, 29 tuổi, Kiên Giang
ThS.BSNT Đặng Thành Đô

Trường hợp của bác sau khi hoàn thành điều trị, 3 tháng nay vẫn còn ho đờm thì bác có thể khám lại chuyên khoa hô hấp hoặc chuyên khoa lao để làm lại xét nghiệm đờm, chụp phim X-quang (hoặc để đánh giá chính xác tổn thương có thể chụp cắt lớp vi tính), nội soi tai mũi họng để tìm nguyên nhân gây ho khạc đờm kéo dài. Tùy vào kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bác.

Tuy nhiên bác cũng không nên quá lo lắng, bác cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh không khí lạnh và khói bụi, khói thuốc lá, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra bác cần vệ sinh mũi họng thường xuyên và đi tiêm phòng cúm, phế cầu... theo hướng dẫn tại các trung tâm tiêm chủng nhé. Chúc bác mau khỏe!

Em bị cảm đã hết, nhưng vài ngày sau thì xuất hiện triệu chứng ho. Mặc dù em mua thuốc ở nhà thuốc tây để uống nhưng không hết. Vì vậy, em đến bệnh viện tỉnh khám chuẩn đoán nói bị viêm phổi đã điều trị 10 ngày tại bệnh viện (tiêm tĩnh mạch và kháng sinh). Tuy nhiên, đến nay thì tình trạng ho ...

Phạm Thị Mỹ Dung, 26 tuổi, Bình Thuận
TS.BS Đặng Thị Mai Khuê

Chào bạn. Sau khi bị cảm, nếu tình trạng ho có đàm vẫn còn thì bạn cần tái khám và đánh giá lại xem tình trạng viêm phổi đã ổn chưa hoặc tìm nguyên nhân khác, bởi không phải lúc nào ra viện cũng là đã khỏi bệnh hoàn toàn. Việc theo dõi sau điều trị là rất cần thiết, do đó bạn nên quay lại tái khám theo hẹn.

Bác sic có thể chỉ cho cháu cách để điều trị ung thư phổi?

Phan Thị Bảo Ngọc, 12 tuổi, Đắk Nông

Làm gì khi trẻ bị viêm hô hấp trên?

Achieve Le, 31 tuổi, HCM

Khoảng 2 năm gần đây tôi thường xuyên bị ho, khó thở về đêm hoặc là vào sáng sớm. Uống ly nước mát là bị. Đôi lúc chỉ cần đi không mang áo kín cổ hoặc là trở lạnh là lại bị. Tối thì khó ngủ, thở khò khè, khó thở. Tôi có đi khám ở một số nơi họ chuẩn đoán là bị viêm ...

Lãi Thế Thành, 33 tuổi, Kon Tum
BSNT Thân Thị Ngọc Lan

Xin chào anh Thành.

Theo bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản của Chiến lược toàn cầu về Hen (GINA) bao gồm 8 câu hỏi, khi có ít nhất 2 câu hỏi trả lời là "có", người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dựa trên triệu chứng anh đã mô tả ở trên, anh có 3 câu hỏi có đáp án là có, do đó anh nên đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị, tránh để lâu dài triệu chứng có thể tiến triển nặng lên, ảnh hưởng đế chất lượng cuộc sống.

Để chẩn đoán hen phế quản, bác sĩ cần phải hỏi bệnh về tiền sử, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng trong đó các triệu chứng đặc trưng của hen phế quản là triệu chứng khò khè, khó thở và nặng ngực thường xuất hiện về đêm, tái đi tái lại nhiều đợt, thay đổi theo thời gian, một số xét nghiệm cận lâm sàng như đo chức năng hô hấp, đo lưu lượng đỉnh...

Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc hen phế quản không nên quá lo lắng. Mặc dù hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính, không thể chữa khỏi, tuy nhiên nếu được điều trị thích hợp kết hợp với thay đổi lối sống, hạn chế các yếu tố nguy cơ, kiểm soát tốt thì người bệnh có thể sống khỏe mạnh.

Về vấn đề điều trị, sau khi được chẩn đoán, người bệnh sẽ được đánh giá mức độ nặng của bệnh để có thuốc điều trị phù hợp. Mỗi mức độ loại thuốc và liều lượng sẽ khác nhau. Hiện tại Ban quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được thành lệp ở các bệnh viện tuyến huyện, anh nên sắp xếp đi khám sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chồng tôi năm nay 34 tuổi, hút thuốc lá từ năm 17 tuổi tới nay đã bỏ được khoảng 4 tháng. Tuy nhiên sau khi bỏ thuốc chồng tôi luôn cảm giác như có đờm bị chấn ở ngực, đặc biệt cách đây 3 tuần, chồng tôi bị cảm cúm ( đã test âm tính với Covid-19). Sau khi khỏi bệnh vẫn luôn cảm giác ...

Trái Tjm Bên Phảj, 33 tuổi, Thanh hóa
ThS.BS Phùng Thị Thơm

Chào chị, hút thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh lí đường hô hấp với các triệu chứng như: ho, khò khè, khó thở. Người hút thuốc lá thường ho khạc đờm thường xuyên là do khói thuốc lá làm tổn thương các tuyến chế nhầy trong niêm mạc đường thở, gây tăng tiết nhầy. Ngoài ra khói thuốc gây viêm đường thở, tắc nghẽn đường thở làm người hút thuốc có cảm giác nặng ngực, khó thở, đờm khó khạc. Trên người bệnh mà đường thở vốn bị viêm mạn tính do thuốc lá, phế quản rất dễ bị bội nhiễm sau đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm cúm.

Sau 3 tuần, chồng chị vẫn còn các triệu chứng như trên cần đến chuyên khoa Hô hấp để thăm khám và làm xét nghiệm để kiểm tra xem có bị biến chứng như viêm phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không. Hiện tại, chồng chị cần giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang, súc miệng họng hàng ngày bằng nước muối ấm, uống đủ nước giúp long đờm. Chúc chồng chị mau khỏe.

Virus gì ở trong nước mưa có thể gây bệnh gì thưa bác sĩ?

Nguyễn Nhật Bảo, 8 tuổi, Thống Nhất

Em bị ho dai dẳng nhiều tháng, có đờm trắng, đôi khi thở khò khè, có lúc nằm xuống cảm thấy khó thở, ho nhiều hơn đầu đêm hoặc gần sáng. Em đi khám ở tuyến huyện, chụp phổi, bác sĩ nói phổi kém và uống thuốc một tuần. Sau đó lên tuyến tỉnh chụp phim lại, bác sĩ nói phổi bình thường và cho ...

Lê Thị Kim Vi, 40 tuổi, ĐỒNG NAI
ThS.BS Mai Mạnh Tam

Chào bạn! Theo như lời bạn nói, tình trạng bệnh của bạn đã kéo dài nhiều tháng, đi khám tại cả viện tuyến huyện và tuyến tỉnh, uống thuốc theo đơn nhưng không đỡ. Có nhiều nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Với những trường hợp như của bạn, chúng tôi cần phải thăm khám lại một cách thận trọng, có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, tránh bỏ sót các triệu chứng dấu hiệu bệnh để từ đó đưa ra được chẩn đoán chính xác cho bạn. Khi đã biết được là bệnh gì thì bạn sẽ điều trị tương ứng theo phác đồ. Vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian để khám lại với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sớm nhất có thể. Chúc bạn sớm bình phục.

Ngáy khi ngủ có chữa được bằng phẫu thuật không?
Dương Tôn Bảo, 59 tuổi, 25 Nguyễn đình Chiểu ,Tân an ,Long an
BSNT Thân Thị Ngọc Lan

Chào anh!

Ngáy có thể chỉ là biểu hiện thông thường hoặc cảnh báo bệnh lý. Nghe tiếng ngáy, chúng ta có thể phần nào đoán được ngáy có phải do bệnh lý hay không. Tiếng ngáy đơn thuần, không nguy hiểm là khi tần suất xuất hiện không thường xuyên, xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, nằm ngửa khi ngủ, khi đang bị cảm cúm… Lúc này, người thân có thể nghe thấy âm thanh ngáy đều đều, êm dịu, không quá to; người ngáy vẫn ngủ ngon mà không thức giấc giữa chừng.

Tiếng ngáy được coi là bất thường khi xuất hiện thường xuyên, nghe nặng, rít như bị nghẽn ở mũi họng, kèm theo các cơn ngưng thở ngắn. Người bệnh đang ngáy bỗng dưng im bặt, ngưng thở vài chục giây sau đó bất chợt ngáy tiếp hoặc tỉnh giấc. Đa phần những trường hợp này, người bệnh mắc một hội chứng nguy hiểm là ngưng thở khi ngủ. Bệnh không điều trị sẽ tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành; suy giảm trí nhớ, mất tập trung, buồn ngủ ban ngày; thậm chí có thể đột tử ngay trong đêm.

Khi bị ngáy ngủ kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa hô hấp với đầy đủ các phương tiện máy móc như đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp, để bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân, chẩn đoán từ đó có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc anh nhiều sức khỏe!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn