Chào bạn,
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chồng bạn được chẩn đoán là thoái hoá khớp háng và năm nay 32 tuổi. Các yếu tố có thể làm bệnh nặng lên bao gồm: sử dụng khớp háng quá mức, thực hiện những công việc và môn thể thao đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại gây áp lực lên khớp háng, tình trạng béo phì, thừa cân, chấn thương, bất thường về cấu trúc xương, di truyền, các bệnh lý nội khoa...
Thay đổi lối sống và các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện sức mạnh các cơ quanh khớp háng. Chồng bạn nên tập luyện các bài tập ít chịu lực đè nén lên khớp háng, như bơi lội và đạp xe đạp... Duy trì hoạt động thể chất là giải pháp hiệu quả trong kiểm soát các triệu chứng của thoái hoá khớp.
Tóm lại, chồng bạn nên tập xe đạp thường xuyên mỗi ngày khoảng 30-60 phút tuỳ theo thể lực.
Trân trọng.
Bác sĩ Ngoại thần kinh cột sống - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Nếu có bệnh lý về đĩa đệm thường sẽ không khỏi hẳn. Quan trọng là phải điều chỉnh tư thế sinh hoạt và lao động phù hợp để không còn đau nữa. Anh nên đến bệnh viện để được đánh giá cụ thể mức độ bệnh như thế nào, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.
Trân trọng.
Chào anh,
Theo như thông tin anh cung cấp, với tình trạng bệnh lý là đứt bán phần gân cơ trên gai, thường được xác định trên phim MRI. Anh đã được chỉ định điều trị bảo tồn kết hợp thuốc tiêm và uống. Tình trạng đau trong khớp vai xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rách gân, viêm co rút bao khớp vai, hội chứng chóp xoay... Các biện pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu PRP hoặc Collagen giúp phục hồi tổn thương trong khớp vai cũng như các triệu chứng kèm theo.
Anh nên kết hợp với tập phục hồi chức năng; hạn chế các hoạt động như nâng vai và xách đồ nặng, các môn thể thao sử dụng vai, các tư thế nâng tay cao quá đầu, nằm nghiêng về bên đau... Hiện tại anh nên gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để thăm khám và thực hiện các nghiệm pháp đánh giá cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất. Việc chỉ định phẫu thuật sẽ dựa vào các bằng chứng về lâm sàng cũng như cận lâm sàng, khi đó bác sĩ sẽ nêu rõ ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp điều trị.
Chúc anh vui khỏe!
Bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Chào chú,
Với những thông tin chú cung cấp, có khả năng chú đã bị viêm gân chóp xoay hoặc đau cổ vai gáy. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, chú nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Trân trọng.
Chào chú,
Đối với thoái hoá khớp gối, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp điều trị tương ứng. Ví dụ giai đoạn nhẹ, trung bình thì điều trị nội khoa là chủ yếu; nhưng giai đoạn nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa thì có thể phải phẫu thuật.
Về tình trạng đau vai: có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp là viêm gân vùng vai. Phải xác định được chính xác tổn thương, bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên về điều trị và tập luyện thích hợp.
Do đó, chú nên đến khám để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể nhé.
Trân trọng.
Bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Chào cô,
Cảm giác đau khi vận động vai, đặc biệt những vận động quá đầu có thể là dấu hiệu gợi ý của bệnh lý viêm chóp xoay hoặc rách chóp xoay. Không biết tại thời điểm 6 năm trước, cô có gặp chấn thương hay từ từ thấy đau vai? Hiện tại vai chỉ đau thôi hay yếu kèm theo?
Trong trường hợp này, cô nên khám với bác sĩ chấn thương chỉnh hình nhằm đánh giá kỹ viêm gân hay rách gân, để có phương án điều trị thích hợp. Trong thời gian đau vai khi bơi lội, cô nên nghỉ ngơi nhiều hơn, dùng thuốc và tập vật lý trị liệu cụ thể theo nguyên nhân gây đau.
Trân trọng.
Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào anh,
Nam giới 68 tuổi có xơ xương dưới sụn là điều bình thường. Đây là dấu hiệu thoái hoá rất nhẹ theo tuổi tác.
Anh có thể đi lại, tập thể dục sinh hoạt bình thường mà không cần thuốc gì cả. Đối với Jex Max, đây là thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp, nên anh có thể tiếp tục dùng.
Trân trọng.
Chào anh,
Sưng đau ở mắt cá chân/gút khả năng có đợt cấp của viêm khớp gút. Anh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp, chẩn đoán cũng như tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh để được điều trị thích hợp. Đừng tự ý tiêm hút dịch.
Trân trọng.
Chào em,
Triệu chứng cứng khớp và không cử động được không phải do bàn chân bẹt gây ra. Do đó, để có phác đồ điều trị chính xác, em nên đến bệnh viện để được kiểm tra.
Trân trọng.
Chào chị,
Với những thông tin chị cung cấp, bác sĩ chưa thể tư vấn về tình trạng của bé. Do đó, chị nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp và chỉ định thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết.
Trân trọng.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn