Tôi vẫn chưa hề trông thấy bạc nitrat (AgNO3) nhưng vẫn phải cố ghi nhớ phương trình phản ứng của nó với các hợp chất acid khác nhau.
Hằng ngày tôi được luyện giải phương trình nhưng không ai nói rõ mục đích, chỉ nhớ từng bước giải.
Khi máy móc, dây chuyền sản xuất được nhập khẩu, cần nhiều người biết 'làm cái gì, làm chính xác' hơn những người biết 'vì sao làm như vậy'.
Xem sách Toán của đứa em đang học lớp 7 tại Việt Nam, con bạn tôi (đang du học Canada) phải thốt lên 'khó tương đương lớp 9 bên đó'.
Ngày nay, tôi thấy nhiều người có tư tưởng thần thánh hóa kỹ năng sống, rồi quay lưng xem thường những kiến thức cơ bản như tích phân, đạo hàm.
Đua học tích phân, đạo hàm rồi quên là một sự lãng phí lớn cho xã hội, còn học chỉ để đi thi sẽ là bất công với học sinh.
Tôi thấy lạ khi người ta không thắc mắc phân tích Văn học áp dụng được gì vào cuộc sống, nghề nghiệp, thay vì chê bai tích phân, đạo hàm.
Ngày xưa đề thi các trường đại học Y, Bách Khoa có nhiều câu hỏi khó, phải khai triển cả trang giấy.
Sách giáo khoa, khẩu hiệu của giáo dục Việt mang khuynh hướng 'học để biết', nhưng cách dạy và kiểm tra lại đẩy học sinh theo hướng 'học để thi'.
Hỏi mấy người bạn làm Giám đốc, Trưởng phòng công ty lớn rằng 'còn nhớ gì về đạo hàm, tích phân không?', họ đều mắng tôi 'rảnh đâu mà nhớ'.
Học sinh ở ta học rất nhiều, rất rộng, tất cả vấn đề, nhưng chỉ dừng ở lý thuyết, trong đầu chẳng có gì ngoài công thức và con số.
Một người bình thường sẽ không cần biết cặn kẽ về các khái niệm tích phân, đạo hàm làm gì.
Thay vì bắt học sinh cái gì cũng biết, cũng giỏi, sao chúng ta không cho trẻ học những thứ quan trọng, phù hợp nhất với tương lai của chúng.
Tôi thấy buồn khi nhiều người có trình độ Đại học cũng xem thường đạo hàm, tích phân, họ cho rằng chỉ cần học những thứ kiếm ra tiền.
Vấn đề không phải 'chỉ nên dạy cộng, trừ, nhân chia thay vì tích phân, đạo hàm' mới là tốt, quan trọng là cách học và đánh giá thế nào.
Nếu bạn muốn thay bóng đèn hãy đi học nghề điện, muốn chùi bugi thì học nghề cơ khí, đừng bắt giáo dục phổ thông phải làm cả điều đó.
Không ai giải thích cho học sinh biết tích phân, đạo hàm dùng làm gì, tại sao phải học, nên chẳng mấy ai muốn nhớ đến sau khi ra trường.
Việc được tiếp cận tất cả các môn học, được giải các bài tập khó, mới giúp học sinh nhận ra được mình muốn học gì và thích làm gì.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là cung cấp các kiến thức cơ bản, chứ không phải tôn vinh ý thích và đam mê của một cá nhân.
Nếu coi người học là sản phẩm của giáo dục thì các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cần cung cấp tiêu chuẩn nhân lực để đào tạo phù hợp.