Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Bác ruột em mới đi khám sức khỏe định kỳ, tình cờ phát hiện có u não khoảng 2 mm nằm ở vùng thùy đính. Bác sĩ cho về nhà theo dõi, không can thiệp gì. Gia đình em rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết u não có tăng nhanh kích thước không? Có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Lê Thị Huyền, 27 tuổi, Hà Tây, Hà Nội
Tính đến nay những trường hợp bệnh nhân u não được các bác sĩ phẫu thuật bằng robot thì tuổi nhỏ nhất là bao nhiêu tuổi lớn nhất là bao nhiêu? Hiệu quả cải thiện và sự an toàn của robot mổ não cho đến nay được đánh giá là như thế nào?
Bình Phạm, 35 tuổi, Quận 3, TP HCM
BS.CKI Lê Xuân Sang

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tính đến hiện tại, theo con số chúng tôi ghi nhận được thì độ tuổi lớn nhất mổ u não bằng robot là 83 tuổi và bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi (tại Việt Nam). Tất cả những trường hợp mổ não với hệ thống robot dẫn đường đều mang lại những kết quả rất tích cực

Cụ thể, gần đây chúng tôi có tiếp nhận một ca u não ở bệnh nhân 22 tuổi. Khối u khiến người bệnh suốt ngày chỉ nằm trên giường với thể trạng thì suy kiệt suốt 4 năm nay. Nếu không được can thiệp kịp thời, đến một lúc nào đó, bệnh nhân sẽ không còn đủ sức chịu đựng và có thể sẽ tử vong vì khối u đó. Tuy nhiên, vừa rồi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thực hiện một ca mổ thành công cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, chỉ trong vòng một tuần bệnh nhân đã đi lại được và sau hơn 30 ngày, bệnh nhân có thể tự sinh hoạt, hiện lên gần 10 kg. Kết quả cho thấy, dùng robot mổ não đem hiệu quả điều trị rất cao.

Nếu bạn có thêm thắc mắc về phương pháp phẫu thuật não bằng robot, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Mẹ em năm nay 59 tuổi, bị xuất huyết não do chấn thương, giờ tạo sẹo trong não thì có cách nào để loại bỏ sẹo này hay không? Sẹo này có nguy hiểm hay không và robot phẫu thuật thì có can thiệp được trong trường hợp này hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ tư vấn.
Nhi Võ, 34 tuổi, Thủ Đức, TP HCM
BS Phan Vân Đình

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Trong trường hợp này, mẹ bạn bị xuất huyết não do chấn thương thì chúng tôi không rõ là đã phẫu thuật hay chưa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ giả định, để tạo sẹo sâu trong não thì chắc mẹ bạn cũng đã thực hiện phẫu thuật mổ não khá lâu rồi. Do đó, việc quyết định có dùng robot mổ não can thiệp vào sẹo hay không, phụ thuộc nhiều vào tính chất và diễn tiến của sẹo.

Cụ thể, nếu sẹo gây ra những biến chứng như động kinh, tạo nang màng nhện hay liên tục gây áp lực lên các nhu mô não thì các bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục mổ sẹo đó bằng công nghệ robot hiện đại. Ngược lại, nếu sẹo không gây nên bất kỳ triệu chứng hay biến chứng gì thì không nhất thiết phải mổ. Lúc này, mẹ của bạn vẫn có thể sống chung với vết sẹo ấy mà không phải lo lắng.

Với phương pháp chụp ảnh bó sợi thần kinh bằng công nghệ DTI tiên tiến, các bác sĩ có thể quan sát được vị trí của từng bó sợi thần kinh trong vỏ não. Từ đó, hệ thống robot mổ não sẽ hướng dẫn các y bác sĩ tìm ra những hướng tiếp cận vỏ não mới nhằm né sẹo, tránh gây ra những tổn thương mới và giảm thiểu các biến chứng liên quan.

Nếu bạn có thêm thắc mắc về phương pháp phẫu thuật não bằng robot, bạn có thể đưa mẹ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn.

Chúc bạn và mẹ thật nhiều sức khỏe.

Bác ruột em mới đi khám sức khỏe định kỳ, tình cờ phát hiện có u não khoảng 2 mm nằm ở vùng thùy đính. Bác sĩ cho về nhà theo dõi, không can thiệp gì. Gia đình em rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết u não có tăng nhanh kích thước không? Có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?
Nguyễn Tú Vi, 32 tuổi, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Vợ tôi 44 tuổi, mới phát hiện bị u não tuyến yên sau khi sinh em bé (do hiếm muộn). Tôi rất lo lắng, không biết con tôi có bị ung thư não do bị di truyền từ vợ tôi hay không? Vợ tôi nên áp dụng phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất? Tôi có nghe đến robot mổ não, liệu phương pháp này ...
Trần DUy, 44 tuổi, Tân An, Long An
Tôi năm nay 34 tuổi, gần đây, tôi thường xuyên bị buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, nhìn đôi. Tôi đọc báo thấy bác sĩ Chu Tấn Sĩ tư vấn đó là những dấu hiệu u não. Có phải tôi bị u não không? Phẫu thuật bằng robot có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Lê Nguyễn, 47 tuổi, quận 2, TP HCM
Chú em mới phát hiện khối u 3x4 cm nằm ở vùng thân não, em nghe nói nguy hiểm lắm. Bác sĩ cho em hỏi, mổ robot có gì ưu việt so với phương pháp mổ trước đây? Chi phí hết bao nhiêu tiền để gia đình em chuẩn bị?
Hồ Văn, 32 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM
Bác sĩ ơi, con nghe nói mổ não bằng robot sau mổ người bệnh có thể phục hồi chức năng, người bệnh đi lại được, nhìn được sau mổ? Có phải ai cũng hồi phục được như vậy không ạ? Bà nội của con 74 tuổi, mới phát hiện bị u não và yếu liệt nửa người, bác sĩ giải đáp giúp?
An Di Lê, 32 tuổi, Cần Đước - Long An
BS Phan Vân Đình

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn, đúng là robot mổ não có thể phục hồi chức năng cho người bệnh yếu liệt, bởi vì khối u trong não phát triển gây choán chỗ, làm tăng áp lực nội sọ, chèn lên các dây thần kinh có thể gây mờ mắt, nhìn đôi, gây liệt mặt ngoại biên hoặc yếu liệt nửa người... Nếu mới chèn nhẹ, sau mổ lấy khối u, các chức năng này sẽ dần hồi phục, bệnh nhân đi lại, nhìn được. Nếu dây thần kinh bị chèn ép, thoái hóa..., mổ não bằng robot sẽ không làm yếu liệt thêm các dây thần kinh chức năng. Để chắc chắn bà của bạn có phục hồi được các chức năng thần kinh, vận động sau mổ, bạn nên đưa bà đi khám để bác sĩ đánh giá bệnh tình và khả năng hồi phục rõ ràng hơn.

Mẹ em bị u não nhưng chưa phẫu thuật. Em nghe nói phẫu thuật u não thường để lại nhiều di chứng. Làm sao để có thể hạn chế tối đa những di chứng này?
Tiến Dũng, 31 tuổi, Ninh Thuận
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại mới nhất như robot mổ não Modus V Synaptive, trong quá trình phẫu thuật bác sĩ chỉ có thể tiên đoán các vùng chức năng của não nằm gần vị trí nào để hạn chế can thiệp, xâm phạm vào. Tức là bác sĩ chưa có cơ sở khoa học, cụ thể là chưa thể nhìn thấy được toàn diện các bó dẫn truyền thần kinh (các bó sợi chức năng) trong suốt quá trình mổ để có thể tránh cắt nhầm chúng. Bác sĩ phải dựa trên cảm tính, kinh nghiệm, kiến thức để lựa chọn vùng não ít chức năng nhằm tiếp cận khối u não.

Tuy nhiên hiện nay, nhờ sự phát triển của phương pháp chụp bó sợi thần kinh DTI kết hợp với các phương tiện điều trị u não hiện đại là robot mổ não, phẫu thuật viên có thể đánh giá toàn diện cấu trúc não và các bó sợi thần kinh trong mối tương quan với khối u trên cùng một hình ảnh 3D; cho phép mổ mô phỏng trước khi thực hiện phẫu thuật thực tế. Robot cũng có chức năng giám sát trong suốt quá trình mổ, cảnh báo bằng các tín hiệu đèn để giảm thiểu di chứng. Như vậy, bác sĩ có thể tự tin hơn khi phẫu tích vào trong các vùng não bộ trung tâm, điều trị bệnh hiệu quả, bảo toàn tối đa các chức năng cho người bệnh.

Nếu bạn quan tâm về phương pháp mổ u não bằng robot, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được tư vấn.

Chúc bạn và mẹ khỏe mạnh.

Hiệu quả của mổ robot khác mổ phương pháp cũ như thế nào? Robot có mổ được cho người bị đột quỵ xuất huyết não không? Bà nội em 78 tuổi, do nhìn mờ nên vừa đi khám phát hiện u não và gia đình đang lên kế hoạch mổ ạ?
Lê Duy, 35 tuổi, Quận Tân Bình TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Robot Modus V Synaptive mà Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM trang bị do Canada sản xuất. Hệ thống này tập trung phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến sọ não rất ưu việt. Các ưu điểm chính của hệ thống robot Modus V Synaptive là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép nhìn thấy tương quan giữa tổn thương và các bó dẫn truyền thần kinh; lên kế hoạch mổ tối ưu nhất; cải thiện hình ảnh rõ nét trong cuộc mổ; cho phép nhìn thấy các vị trí mà nếu mổ bằng vi phẫu không thể thực hiện được; tự động di chuyển theo dụng cụ mổ, tự động chỉnh nét (auto focus); tương tác với bác sĩ phẫu thuật bằng giọng nói.

Với khả năng của robot Modus V Synaptive, người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não vẫn còn hy vọng được cứu sống với chất lượng cuộc sống tốt nếu được can thiệp dẫn lưu và cầm máu kịp thời dưới sự trợ giúp và định vị chính xác của robot Modus V Synaptive.

Nếu bà của bạn mới phát hiện u não và gia đình muốn sử dụng phương pháp mổ hiện đại cho bà nhanh khỏe, nhanh xuất viện thì gia đình có thể đưa bà đến khám và tư vấn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Chúc bà của bạn nhanh khỏe.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn