Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Con trai tôi sinh năm 2014. Từ khi sinh ra, cháu đã chậm phát triển, mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Ngày 14/12/2024, cháu đi bộ nhiều và lên cơn co giật toàn thân, mất kiểm soát và co cứng cơ thể khoảng 10 phút. Bác sĩ chẩn đoán con tôi lên cơn động kinh. Từ hôm đó tới nay cháu không ...
Nguyen Thaihung, 40 tuổi, T. Bình Phước
Tôi 74 tuổi, có khối u trong não, thường xuyên căng thẳng, mặt giật liên tục. Tôi còn bị đau dây thần kinh số 5, cảm giác kinh khủng như lúc nhổ răng. Tôi cần phải điều trị thế nào?
Trần Thùy My, 74 tuổi, PMH Q7
Mẹ em bị zona thần kinh, đã điều trị khắp nơi nhưng không khỏi. Hiện, em không biết nên đưa mẹ đi điều trị tiếp hay theo dõi tại nhà, bệnh này có trị dứt điểm được không?
Tố bé, 35 tuổi, Hà Tĩnh
Mổ não truyền thống có can thiệp tốt cho người đột quỵ não không? Nguy cơ biến chứng, rủi ro gì?
Trang Trần, 37 tuổi, Hà Tĩnh
Tôi chụp tầm soát MRI sọ não thì phát hiện có túi phình động mạch não, kích thước 5 mm. Tôi có cần uống thuốc hay phẫu thuật không, nếu phẫu thuật thì xác suất thành công là bao nhiêu?
Nguyễn Cao Nguyên, 38 tuổi, Quận 1
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Túi phình 5 mm nằm ở ngưỡng trung bình. Nguy cơ vỡ sẽ tăng lên đáng kể nếu túi phình lớn hơn 7 mm hoặc tăng kích thước theo thời gian. Đặc biệt, nếu nằm ở vị trí nguy hiểm hoặc bạn có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc, tiền sử gia đình vỡ phình mạch thì nguy cơ vỡ sẽ cao hơn.

Quyết định điều trị cần dựa vào kích thước, vị trí túi phình và sức khỏe tổng quát. Nếu bạn có thêm yếu tố nguy cơ (như huyết áp cao, tiền sử gia đình, hút thuốc), can thiệp sớm là một lựa chọn hợp lý. Với túi phình 5 mm, can thiệp nội mạch thường được ưu tiên nếu cấu trúc phình mạch phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần thêm các xét nghiệm (như DSA - chụp mạch số hóa xóa nền) để đánh giá túi phình chính xác hơn trước khi can thiệp.

• Can thiệp nội mạch: Tỷ lệ thành công khoảng 90-95% nhưng nguy cơ biến chứng nhỏ như huyết khối, tái phát túi phình, hoặc tổn thương mạch máu có thể xảy ra (1-5%).

• Phẫu thuật kẹp túi phình: Tỷ lệ thành công 95-98%, nhưng đi kèm với nguy cơ của phẫu thuật như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, hoặc đột quỵ (2-5%).

Bạn nên thảo luận chi tiết với bác sĩ điều trị để chọn phương pháp tối ưu và đảm bảo an toàn.

Vợ tôi bị xuất huyết não mạng nhện, có triệu chứng đau đầu và không cầm nắm được. Sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, cầm máu đến giờ vẫn chưa tỉnh được. Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, có chữa khỏi không?
Tan Tong, 44 tuổi, Bình Thạnh
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Xuất huyết não mạng nhện là tình trạng nghiêm trọng, thường do vỡ phình mạch máu não. Thời gian hồi phục và tiên lượng phụ thuộc vào mức độ xuất huyết, tổn thương não cùng các biến chứng như co thắt mạch máu não hoặc phù não. Quá trình hồi phục có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mất nhiều tháng để tỉnh lại hoặc để lại di chứng lâu dài.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiếp tục đánh giá tình trạng ý thức, áp lực nội sọ, hình ảnh học sọ não và các dấu hiệu thần kinh. Việc chỉ định chụp hình mạch máu não cũng giúp xác định nguyên nhân gây xuất huyết.

Tiên lượng chỉ được đưa ra chính xác hơn sau 1–2 tuần đầu, lúc này giai đoạn nguy hiểm nhất qua đi và sau khi điều trị được nguyên nhân gây xuất huyết. Bạn cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị để được cập nhật tình trạng cụ thể của vợ.

Tôi vừa đi khám phát hiện bị u tuyến yên (u dạng kén), đôi khi tôi bị chóng mặt, nhận thức suy giảm. Tôi có u vú, u gan máu, nang thận, nang giáp, hay bị mệt mỏi, mất ngủ… Tôi có cần mổ u không, nếu không mổ có sao không?
Thanh Sang, 46 tuổi, Bình Phước
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

U tuyến yên dạng kén thường là u lành tính, phát triển chậm. Tuy nhiên, nếu khối u lớn hoặc chèn ép cấu trúc xung quanh, có thể gây triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, giảm thị lực hoặc rối loạn hormone. Với các triệu chứng bạn mô tả (chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ), cần đánh giá xem khối u có gây rối loạn nội tiết hoặc chèn ép dây thần kinh thị giác không.

U tuyến yên cần mổ khi có một trong các tình trạng sau: khối u xuất huyết, gây suy giảm thị lực, chèn ép não hoặc có rối loạn nội tiết nghiêm trọng không kiểm soát được bằng thuốc. Nếu bác sĩ đã tư vấn “chưa cần mổ”, có thể tình trạng của bạn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, việc tái khám định kỳ (6–12 tháng) để theo dõi sự phát triển của u là rất quan trọng. Nếu triệu chứng nặng hơn, cần khám lại ngay.

Vợ tôi có khối u máu thể hang ở đầu gần 10 năm nay. Bác sĩ cho biết vị trí u máu thể hang nằm tại bán cầu não, gần các dây thần kinh vận động một bên người. Phẫu thuật rủi ro cao, có thể ảnh hưởng đến vận động. Bác sĩ có thể tư vấn và cho biết mổ não AI và ...
quanbaothang, 44 tuổi, Hà Nội
BS Phan Vân Đình

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn.

Như thông tin bạn cung cấp, bác sĩ chưa biết cụ thể vị trí và kích thước khối u nên khó có thể tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp u đã xuất huyết, kích thước lớn hoặc gây ra triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị triệt để u.

U mạch máu thể hang ở thân não, u gần vùng chức năng, có thể được phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot.. Bạn nên đưa người nhà đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh, để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

Tôi bị đau nửa đầu kèm chóng mặt buồn nôn, bác sĩ kết luận tôi mắc đau đầu migraine. Kết quả chụp MRI nghi ngờ xung đột thần kinh mạch máu dây thần kinh 7 và 8 bên trái vị trí lỗ ống tai trong. Tôi uống thuốc ba tuần thấy cơn đau có giảm, nhưng hai hôm nay lại đau nửa đầu bên trái ...
Cao Thị Ngọc Lan, 36 tuổi, Tân Phú
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Dây thần kinh số 7 (thần kinh mặt) và số 8 (thần kinh tiền đình - ốc tai) nằm gần nhau, và xung đột thần kinh mạch máu ở khu vực này có thể gây ra đau đầu, co giật cơ mặt (giật mắt) hoặc chóng mặt, buồn nôn và rối loạn thính giác.

Tình trạng này đầu tiên nên được điều trị nội khoa và theo dõi. Cơn đau tái phát kèm giật mắt liên hồi hai ngày có thể là dấu hiệu cơn đau chưa được kiểm soát hoàn toàn. Bạn nên tái khám để bác sĩ có thể thay đổi thuốc cho phù hợp và có thời gian để việc điều trị nội khoa hiệu quả.

Nếu tình trạng giật mắt, đau đầu nặng lên hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt, không đáp ứng điều trị nội khoa, cần được xử trí sớm. Tình trạng xung đột mạch máu thần kinh gây ra các triệu chứng, phẫu thuật có thể giải quyết tốt tình trạng này.

Bố tôi sinh 1950, bị u tuyến yên dẫn đến mù hai mắt. Ở tuổi này của bộ tôi nếu muốn phẫu thuật liệu có được không, khả năng thành công thế nào?
Hồ Đăng Lý, 38 tuổi, Lâm Đồng
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

U tuyến yên dẫn đến mù hai mắt thường do khối u lớn chèn ép dây thần kinh thị giác. Phẫu thuật u tuyến yên ở người cao tuổi vẫn khả thi nếu bố bạn có sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh lý nền nặng (như tim mạch, suy thận...). Đường phẫu thuật thường là qua mũi (nội soi xoang bướm), ít xâm lấn và an toàn hơn so với mổ mở.

Phẫu thuật có thể loại bỏ được khối u mà không gây tổn thương thêm, khả năng khôi phục thị lực có thể có nhưng phụ thuộc vào thời gian chèn ép và mức độ tổn thương dây thần kinh thị giác.

Tỷ lệ thành công trong việc loại bỏ khối u cao (85–95%), nhưng hồi phục thị lực thường không hoàn toàn nếu tổn thương kéo dài.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn