Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Bác em 64 tuổi, vừa phát hiện bị u não sau nhiều trận động kinh rải rác. Gia đình em đang lên kế hoạch điều trị cho bác. Phương pháp phẫu thuật u não nào hiện nay được xem là ưu việt nhất, bác sĩ giải đáp giúp?
Lê Huyền Trang, 32 tuổi, TP Thủ Đức - TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Các phương pháp mổ u não truyền thống như dùng định vị Navigation, kính vi phẫu… tuy vẫn có thể lấy được khối u, khối máu tụ ra khỏi não nhưng không thể giúp bác sĩ thấy rõ các bó sợi thần kinh hay mô não lành trong suốt quá trình mổ. Do đó có nguy cơ phạm phải chúng và để lại các di chứng nặng nề cho người bệnh như: yếu liệt, khó nói, nhìn mờ, thậm chí tàn phế sau phẫu thuật.

Sự ra đời của robot mổ não Modus V Synaptive là cuộc cách mạng mới trong ngành phẫu thuật thần kinh - sọ não, giúp khắc phục các hạn chế của phương pháp mổ não truyền thống, nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh hồi phục nhanh, về nhà sớm.

Robot giúp bác sị thấy rõ, toàn diện khối u trong mối tương quan với các bó dẫn truyền thần kinh và mô não lành, định vị dẫn đường tiếp cận khối u an toàn. Ngoài ra, robot còn có phương tiện cắt hoặc bắn khối u nát ra và hút u, sẽ đỡ gây san chấn so với mổ não cổ điển khi bốc trọn u ra ngoài. Khi mổ trên robot mổ não, bác sĩ sẽ chọn đường tiếp cận khối u ngắn nhất và đảm bảo không làm tổn thương các bó dẫn truyền thần kinh. Như vậy, kết quả điều trị u não cao, người bệnh sau mổ phục hồi tốt, xuất viện sớm, kéo dài cuộc sống chất lượng.

Chúc bạn sức khỏe.

Chị em 34 tuổi, vừa phát hiện u tuyến yên. Đó cũng là lý do chị bị vô sinh nhiều năm. Chị đang lên kế hoạch phẫu thuật. Xin bác sĩ cho em hỏi, chị em nên phẫu thuật bằng phương pháp nào hiệu quả?
Lê Thu Phương, 29 tuổi, Châu Thành, Long An
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Một người được chẩn đoán u não, các phương pháp điều trị hiện nay phổ biến nhất là phẫu thuật lấy khối u. Mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ hoàn toàn hoặc lấy một phần khối u hoặc chỉ sinh thiết một phần u. Bác sĩ cũng có thể dùng hóa chất để hóa trị các tế bào thần kinh, ngăn chặn tế bào thần kinh sinh ra khối u đó hoặc dùng thuốc điều trị trúng đích, dùng thuốc để tiêu diệt, điều trị khối u hoặc xạ trị để điều trị tổn thương.

Nếu chị của bạn được chẩn đoán u não cần đến bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh thăm khám để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, kết hợp liên chuyên khoa, mang lại kết quả khả quan nhất, gọi là điều trị đa mô thức. Nếu chị bạn bị u não lành tính, các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật lấy hết u, lấy xong người bệnh không cần sử dụng thêm phương pháp điều trị bổ sung nào nữa.

Chúc chị bạn sớm điều trị bệnh hiệu quả.

U não có di truyền không? Mẹ cháu bị u não, từng được phẫu thuật và không may qua đời nên giờ cháu lo lắng quá. Nếu u não có di truyền thì cháu sẽ tranh thủ đi tầm soát sớm ạ.
Phước An, 34 tuổi, Hà Nội
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Nhiều người lo lắng u não có tính di truyền, ảnh hưởng đến con cái, người thân. Thực tế, chỉ có khoảng 5-10% ca ung thư là do di truyền và 2% trong số đó liên quan đến u não. Tính riêng u não, chỉ có khoảng 0,1-0,2% số ca là do di truyền.

Trong số rất nhiều loại u não khác nhau, có hai thể bệnh u não có thể mang tính di truyền là u não do gene NF và u xơ cũ. Ví dụ, u não liên quan đến gene NF1/NF2 trong u bao sợi thần kinh, thường có biểu hiện là những khối u nhỏ trên mặt da (thể NF1) và các khối u xuất hiện trên hộp sọ khó quan sát được (thể NF2). Những người được chẩn đoán mang gene NF1 hoặc NF2 khi sinh con sẽ có xác suất mang bệnh u não di truyền. Khi đó, trong quá trình thăm khám cho trẻ, bác sĩ sẽ quan sát trên da có những bớt màu cà phê sữa hay không. Nếu có, bác sĩ có thể cân nhắc đến trường hợp trẻ có khả năng có gene NF1 hoặc NF2 và thực hiện tầm soát để phát hiện yếu tố nguy cơ mắc u não từ nhỏ.

Mặc dù u não mang tính di truyền không cao nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Nếu em muốn tầm soát u não, đặc biệt khi em có các triệu chứng điển hình như bị đau đầu đột ngột, ngày càng tăng, nhìn mờ, choáng váng, tê yếu tay chân... thì có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Thần kinh như Bệnh viện Tâm Anh TP HCM để thăm khám. Tại bệnh viện, tùy tình trạng, em sẽ được chỉ định các cận lâm sàng cần thiết như chụp MRI, CT... sọ não để chẩn đoán bệnh.

Chúc em nhiều sức khỏe.

Đau đầu do u não thì khác gì so với đau đầu bình thường, nhờ bác sĩ giải đáp giúp?
Hồ Vinh, 40 tuổi, Hồ Chí Minh
BS.CKI Lê Xuân Sang

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Trong cuộc đời ai cũng trải qua những cơn đau đầu, nhưng đau đầu của u não không giống như đau đầu bình thường. Với đau đầu bình thường, ví dụ do căng thẳng, mất ngủ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau là sẽ qua.

Tuy nhiên, với cơn đau đầu nghi ngờ do u não gây ra, các dấu hiệu có thể khác. Cơn đau thường đột ngột, ngày càng tăng nặng, không đáp ứng với điều trị giảm đau thông thường. Người bệnh thường phải dùng đến thuốc giảm đau đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ. Cơn đau đầu cũng thường kèm theo cảm giác rất khó chịu, đặc biệt xuất hiện vào buổi sáng sớm 4-5 giờ khi bệnh nhân đang ngủ, bỗng thấy nhức đầu dữ dội và bật dậy. Người bệnh có thể kèm theo nôn và buồn nôn do áp lực đẩy từ trong não nên thường nôn vọt thành vòi. Sau nôn, hiện tượng đau đầu giảm. Những dấu hiệu này thường đi song hành với nhau.

Cách tốt nhất để chẩn đoán u não là thông qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, CT sọ não. Nếu bạn nghi ngờ sức khỏe không ổn, bạn nên sớm đi khám để có thể kịp thời phát hiện bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Chào bác sĩ, tôi bị đau đầu khi có những biến đổi về thời tiết như sắp mưa bão. Tình trạng này là do điều gì? Chữa trị như thế nào? Xin giải đáp giúp ạ.
Miu Lê, 32 tuổi, TP HCM
Có phải cứ mắc u não là sẽ được phẫu thuật không thưa bác sĩ? Hiện nay có những cách điều trị u não nào?
Đặng Thị Thu Nguyệt, 38 tuổi, TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Khi một người được chẩn đoán mắc u não, sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân tùy thuộc vào phân loại u và giai đoạn của u mà bệnh nhân mắc phải. Các phương pháp điều trị u não phổ biến hiện nay bao gồm: phẫu thuật lấy khối u, hóa trị, xạ trị và dùng thuốc trúng đích. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị đa mô thức, tức là phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để có kết quả tốt nhất.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

U não được chẩn đoán lành tính, nếu điều trị bằng robot mổ não thì có cần sử dụng bổ sung liệu pháp điều trị nào khác không?
Nhàn Nguyễn, 48 tuổi, Bình Chánh, TP HCM
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Robot Modus V Synaptive mang lại hiệu quả điều trị tối ưu với các ưu điểm vượt trội mà các phương pháp mổ não kinh điển như định vị Navigation, kính vi phẫu… không có. Việc sử dụng Robot Modus V Synaptive sẽ giúp bác sĩ phẫu thuật có thể quan sát được toàn diện không gian, tổ chức não, các bó sợi thần kinh, các mô não lành xung quanh khối u trên cùng một hình ảnh 3D cả trước, trong và sau mổ. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá toàn diện và quyết định đường mổ tiếp cận khối u hiệu quả nhất và an toàn nhất. Hầu hết các trường hợp phẫu thuật u não lành tính bằng Robot Modus V Synaptive sẽ lấy được hoàn toàn khối u, vì vậy không cần bổ sung thêm liệu pháp điều trị nào khác.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn sức khỏe.

Tôi đi khám bệnh, phát hiện khối u tủy sống nhưng chưa có điều kiện chữa trị. Biến chứng nếu không điều trị sớm là gì thưa bác sĩ?
Vũ Thị Hồng Phúc, 52 tuổi, Tiền Giang
BS.CKI Huỳnh Trí Dũng

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Các biến chứng có thể gặp phải của u tủy sống bao gồm:

Rối loạn vận động: Khối u tủy sống chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến hiện tượng rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn khi cầm nắm, cử động, phối hợp giữa tay chân... Tình trạng rối loạn vận động cũng khiến tay, chân thường xuyên co rút, bị run khi cử động, gấp khớp...

Yếu, liệt: Người bệnh có thể có cảm giác đau hoặc tê tay chân, yếu liệt chi hoặc một bên người… Nhiều người có cảm giác tê, yếu cơ nhưng chủ quan không thăm khám, khiến các biến chứng ngày càng nghiêm trọng hơn và gây liệt, tàn phế.

Mất cảm giác: Một biến chứng thường gặp do khối u tủy sống gây nên là mất cảm giác. Biến chứng này thường gặp ở khối u đang phát triển to, đẩy tủy sống sang một bên khiến người bệnh mất cảm giác nóng hoặc lạnh; không còn hoặc ít cảm giác đau.

Suy giảm chức năng ruột và bàng quang: Khối u tủy sống phát triển làm người bệnh gặp nhiều bất tiện trong việc tiêu, tiểu. Cụ thể, người bệnh có thể gặp tình trạng bí tiểu, tiểu khó, són tiểu hoặc tiểu dầm dề và táo bón.

Tổn thương hệ thần kinh: U tủy sống có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh do khối u to và chèn ép đến các dây thần kinh. Trường hợp hối u chèn ép vào tủy sống có thể đe dọa tính mạng.

Bạn không nói rõ tình trạng u tủy sống hiện tại của bạn như thế nào, nên bác sĩ cũng chưa thể tư vấn thêm. Tuy nhiên, nếu được bạn nên đi khám lại sớm để được điều trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế đã có nhiều phương phác điều trị u tủy sống hiệu quả.

Chúc bạn mạnh khỏe và sớm điều trị bệnh thành công.

Vì sao mổ bằng robot lại hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của u não? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.
Lan Phạm, 37 tuổi, Tân Bình, TP HCM
Phẫu thuật u não bằng robot có hồi phục tốt không? Em sợ nhất là nằm viện lâu mà còn để lại di chứng nữa.
Lan Bình, 48 tuổi, Tân Phú, TP HCM
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức

Chào bạn,

Hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật não hiện đại bậc nhất là ứng dụng robot Modus V Synaptive, giúp tăng tối đa hiệu quả điều trị, lấy u tối đa và hạn chế tối đa di chứng nhờ tránh phạm phải các dây thần kinh và mô não lành trong suốt quá trình mổ. Hầu hết các trường hợp sau khi mổ người bệnh đều phục hồi tốt, nhanh. Người bệnh có thể xuất viện chỉ sau vài ngày hay một tuần tùy trường hợp. Thời gian phục hồi nhanh giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống hằng ngày, đảm bảo chất lượng sống sau phẫu thuật cao nhất.

Robot mổ não còn có thể thực hiện mổ tỉnh, tức trong quá trình mổ người bệnh vẫn tỉnh và có thể tương tác với phẫu thuật viên. Việc thực hiện mổ tỉnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá vùng chức năng sẽ can thiệp. Chẳng hạn như nếu bác sĩ can thiệp vào vùng trung tâm ngôn ngữ của não thì sẽ yêu cầu người bệnh nói chuyện, giao tiếp. Nếu lúc đó người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ và không thể tương tác được thì đó là dấu hiệu cảnh báo cần dừng lại. Nếu bệnh nhân vẫn tương tác được thì bác sĩ an tâm chắc chắn rằng người bệnh không bị tổn thương khi can thiệp.

Khi thực hiện mổ tỉnh, người bệnh chỉ cần được gây tê khu trú thay vì gây mê. Điều này giúp tránh được việc người bệnh phải đặt nội khí quản, thở máy, hạn chế nguy cơ viêm phổi sau khi phẫu thuật u não.

Nếu bạn có thêm thắc mắc về phương pháp phẫu thuật não bằng robot, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn