Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Cháu em 21 tuổi mới được chẩn đoán bị u sao bào lông. Gia đình đang lo sợ những rủi ro có thể xảy ra sau mổ vì cháu còn nhỏ. Xem được chương trình của bệnh viện về mổ não bằng robot cháu rất vui mừng. Vậy u sao bào lông có thể mổ bằng robot được không và nguy cơ biến chứng sau ...
Ánh Nhi, 48 tuổi, Mỹ Tho
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em

U sao bào lông là một loại u của tế bào thần kinh đệm. U thần kinh đệm được chia ra 4 cấp độ gồm độ, từ 1-4. Trong đó, độ một được xem là lành tính. Em chưa cung cấp cho bác sĩ rõ vị trí cụ thể của khối u trong não của cháu em. Do đó, bác sĩ cũng khó có thể tư vấn là phẫu thuật có để lại những biến chứng về thần kinh gì hay không.

Tuy nhiên, đối với u sao bào lông là một loại u nằm trong trục, hoàn toàn có thể phẫu thuật được bằng robot. Bệnh nhân sẽ đến và được chụp khảo sát hình ảnh học, khảo sát bó dẫn truyền thần kinh. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn đường mổ tùy theo vị trí khối u, giúp lấy được khối u hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho những cấu trúc thần kinh lân cận, mang lại cho bệnh nhân kết quả điều trị sau mổ tốt nhất. Trường hợp của gia đình bạn thì nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để có thể được chụp chiếu MRI 3 Testla và được tư vấn để có những hướng điều trị thích hợp.

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi, chúc em luôn có thật nhiều sức khỏe!

Cho tôi hỏi trong một ngày người bệnh có thể đến buổi sáng và buổi chiều để thăm khám rồi ra về được không? Nếu như phẫu thuật u não bằng robot thì quá trình hồi phục có nhanh hơn phẫu thuật thông thường không?
Nguyễn Minh Hùng, 58 tuổi, Bình Phước
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Về quá trình thăm khám, khi bạn đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh sẽ được đến khoa Ngoại thần kinh và được chỉ định chụp MRI 3 Tesla để tái tạo lại những bó sợi thần kinh trong lúc phẫu thuật. Về việc bạn có thể về trong ngày hay không thì phải tùy thuộc vào lượng bệnh của ngày hôm đó.

Tuy nhiên với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện nay, các phương tiện kỹ thuật hiện đại và những máy MRI mới nhất có thể giúp bạn hoàn thành được những xét nghiệm, hình ảnh trong ngày. Về phẫu thuật bằng robot có nhanh hồi phục được hay không, có tỉnh hơn hay không thì bác sĩ chia sẻ về quy trình của phẫu thuật robot đối với từng bệnh nhân u não.

Đầu tiên, sau khi được thăm khám và được chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được lên kế hoạch để phẫu thuật robot. Các bác sĩ sẽ đưa những cơ sở dữ liệu vào robot và từ đó sẽ thực hiện một cuộc mổ mô phỏng trên một bệnh nhân giả lập. Chúng tôi sẽ đưa ra phương án lựa chọn tốt nhất cho những đường mổ. Từ những đường mổ này sẽ tiếp cận đến tổn thương nhanh nhất, ngắn nhất và ít tổn thương nhất cho bệnh nhân. Trong phẫu thuật thực tế thì lúc đó thời gian tiếp cận khối tổn thương được rút ngắn lại, sau mổ bệnh nhân sẽ có thời gian hồi phục tốt hơn, hậu phẫu bệnh nhân được cải thiện hơn. Về cái mức độ như thế nào tùy vào tổn thương cụ thể và tùy theo thể trạng của bệnh nhân.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Chào bác sĩ, tôi muốn biết quy trình cấp cứu đột quỵ thể nhồi máu não hoặc xuất huyết não ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM hiện nay như thế nào? Xin cảm ơn.
Kim Anh, 53 tuổi, Hà Nội
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có Trung tâm Thần kinh, Khoa Nội Thần kinh, Khoa Ngoại Thần kinh và đơn vị điều trị đột quỵ. Chúng tôi đã có một phác đồ cụ thể cho cấp cứu đột quỵ.

Đối với đột quỵ nhồi máu não trong thời gian vàng thì sẽ được thực hiện 3 tiếng đầu, các bác sĩ sẽ làm tiêu sợi huyết tĩnh mạch, mở rộng thêm tiêu sợi huyết động mạch hoặc là lấy các huyết khối cơ học. Phía sau đó có khoa ngoại thần kinh thực hiện các bước tiếp theo sau một ca cấp cứu đột quỵ.

Trong trường hợp đột quỵ xuất huyết não thì ngay lập tức hệ thống tiếp nhận cấp cứu sẽ mời hội chẩn ngoại thần kinh, các bác sĩ sẽ đánh giá về cái mức độ tổn thương, từ đó đưa ra các quyết định là chỉ định mổ hay không. Nếu có chỉ định mổ, bác sĩ sẽ đặt vấn đề điều trị bằng phẫu thuật robot đối với những trường hợp xuất huyết não.

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bệnh nhân đến trong những giờ vàng đầu, bác sĩ cấp cứu đột quỵ xuất huyết não có thể sẽ áp dụng hệ thống robot Modus V Synaptive. Robot thế hệ mới giúp can thiệp phẫu thuật mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.

Chào bác sĩ, trước đây người nhà tôi được bác sĩ chẩn đoán u não, nếu phẫu thuật có tiên lượng 50:50. Có phải u não loại nào cũng tiến triển nguy hiểm theo thời gian? Bây giờ có robot phẫu thuật rồi thì người nhà tôi có thể mổ bằng robot hay không. Bác sĩ cho tôi hỏi thêm là Bệnh viện Tâm Anh ...
Thùy Linh, 32 tuổi, Quận 4, TP HCM
ThS.BS Trần Quốc Đạt

Khoa Ngoại thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Có lẽ lúc đó chưa có kỹ thuật, phương tiện tấn công vào khối u một cách tốt nhất. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã cập nhật kỹ thuật mới nhất, có công nghệ AI tích hợp nên kết quả mổ u não sẽ tốt hơn. Bạn nên đưa người nhà đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám lại. Mổ não bằng robot đang được xem xét về bảo hiểm, bảo hiểm tư nhân có thể được xem xét, bảo hiểm y tế chưa được, nhưng bảo hiểm y tế có thể chi trả các vấn đề thăm khám cận lâm sàng khác.

Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh.

Chào bác sĩ, năm nay em 39 tuổi vừa phát hiện có túi phình động mạch não. Đang theo dõi, có nguy cơ vỡ phình gây chảy máu não. Sắp tới khả năng cao em phải mổ, vậy mổ túi phình động mạch não có nguy hiểm không? Có thể dùng robot mổ để an toàn hơn không?
Đặng Tuấn, 39 tuổi, TP HCM
Chào bác sĩ, ba của em năm nay 69 tuổi, bị u não lành tính thùy thái dương. Nếu mổ bằng robot thì robot sẽ trực tiếp mổ não cho ba em hay là robot chỉ hỗ trợ cho bác sĩ mổ. Em nghe tin về robot mổ não rất vui. Nhưng em cũng mong là bác sĩ sẽ trực tiếp mổ hơn là robot ...
Nguyễn Ngọc Phương Nhi, 26 tuổi, Đồng Nai
Ba của tôi năm nay 64 tuổi, được chẩn đoán là đột quỵ xuất huyết não và may mắn được cứu sống nhưng di chứng yếu liệt một bên cơ thể. Xin hỏi robot mổ não có cấp cứu đột quỵ và hiệu quả hơn không? Tôi nghe nói đột quỵ có thể tái phát, tôi muốn tìm hiểu trước để dự phòng và gia ...
Hòa Dung, 38 tuổi, TPHCM
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ xuất huyết não là bệnh lý tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy đột quỵ có thể tái phát. Điều quan trọng nhất trong dự phòng xuất huyết não chính là theo dõi huyết áp của bệnh nhân, không nên để huyết áp của bệnh nhân thay đổi một cách đột ngột vì sẽ dẫn đến những nguy cơ xuất huyết tái phát. Do đó điều trị tăng huyết áp cần phải lâu dài do đây là một bệnh mạn tính, liên tục theo dõi và không được ngừng thuốc.

Robot phẫu thuật não là phương tiện hiện đại để tiếp cận những ổ khối máu tụ qua những hệ thống quan học và hệ thống định vị. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi phẫu thuật xuất huyết não qua hệ thống robot và dùng hệ thống ống nông có thể giúp cuộc phẫu thuật đạt được hiệu quả cao mà không tổn thương đến những cấu trúc thần kinh xung quanh. Từ đó, hiệu quả của cuộc mổ sẽ tốt hơn và sau mổ sẽ hạn chế được những cái di chứng cho bệnh nhân. Trên thực tế, tại Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, chúng tôi cũng đã thực hiện thành công cho rất nhiều ca mổ não bằng robot, hiệu quả cao.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Bác sĩ ơi, mẹ tôi bị u cột sống thắt lưng, hiện yếu liệt khó đi lại. Xin hỏi là mổ robot có mổ được u cột sống không và mổ robot áp dụng cho các bệnh lý nào khác nữa?
Nguyễn Đinh Nam, 40 tuổi, Can Tho
Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng của túi phình động mạch là gì? Đi tầm soát đột quỵ thì có phát hiện được không? Thiết bị chụp chiếu nào sẽ hỗ trợ phát hiện bệnh: MRI 1,5 Tesla hay phải là 3 Tesla?
Ngọc Quân, 31 tuổi, TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Về triệu chứng của túi phình động mạch, hầu hết các trường hợp bệnh đều diễn ra trong thầm lặng, không có biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên đối với một số trường hợp túi phình đã vỡ thì sẽ gây ra triệu chứng là chảy máu dưới màng nhện hay gọi là xuất huyết dưới nhện. Hoặc có những trường hợp đặc biệt xuất huyết trong não sẽ gây ra những biểu hiện của bệnh lý đột quỵ do xuất huyết não. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng thần kinh khu trú, có những biểu hiện tri giác lơ mơ hoặc thậm chí bị hôn mê. Đối với những trường hợp đó thì cần phải sớm đưa bệnh nhân đến những trung tâm có những phương tiện chẩn đoán phù hợp.

Phương tiện chẩn đoán để tầm soát túi phình động mạch não là chụp cộng hưởng từ tái tạo mạch máu não 3D. Chụp MRI 1,5 Tesla hay 3 Tesla có thể nhận biết được những túi phình. Tuy nhiên đối với những trường hợp túi phình có kích thước nhỏ thì cần phải chụp động mạch số hóa xóa nền DSA mới phát hiện được. Thông qua kết quả từ chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ dựa vào những thang điểm để có thể quyết định những hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Người bị đột quỵ do xuất huyết não đã được xử lý cấp cứu ở tuyến bệnh viện tỉnh, đã vượt qua được cái giai đoạn nguy cấp. Bây giờ có còn cơ hội để tiếp tục gia tăng hiệu quả điều trị nhằm hạn chế các di chứng như yếu liệt, mờ mắt... không?
Tung Phan, 45 tuổi, Vĩnh Long
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Một bệnh nhân khi được chẩn đoán là xuất huyết não do đột quỵ hay tăng huyết áp thì bệnh nhân phải được chỉ định điều trị tích cực trong giai đoạn mới xuất huyết, mới nhập viện. Đồng thời phải kiểm soát được huyết áp ở mức cho phép. Xuất huyết não gây tổn thương não đã có rồi và cần phải phẫu thuật để lấy khối máu tụ. Từ đó, sẽ làm giảm áp lực ở trong sọ, đồng thời giúp giảm các nguy cơ độc tố sinh ra từ khối máu tụ gây nên.

Nếu người bệnh sau cấp cứu đột quỵ vẫn còn khối máu tụ, thì có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh chuyên sâu hơn để thăm khám. Thông qua các hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ sẽ quyết định có nên loại bỏ khối máu tụ ấy hay không, nếu loại bỏ thì bằng kỹ thuật gì. Việc phẫu thuật lấy khối máu tụ nhằm hai mục đích: giải quyết khối máu tụ và ngăn chặn quá trình phát sinh độc tố từ khối máu tụ đó - thứ sẽ diễn tiến trong những ngày tiếp theo. Do đó, nếu người bệnh có thể đến được các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện để can thiệp thì cơ hội hồi phục sẽ càng cao hơn.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn