Thần kinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Ba của tôi năm nay 64 tuổi, được chẩn đoán là đột quỵ xuất huyết não và may mắn được cứu sống. Ba tôi đã có di chứng yếu liệt một bên cơ thể. Tôi nghe nói đột quỵ có thể tái phát. Xin hỏi robot mổ não cấp cứu đột quỵ hiệu quả hơn không? Tôi muốn tìm hiểu trước để dự phòng và ...
Trương Lệ Linh, 33 tuổi, Đồng Nai
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn

Bệnh viện Tâm Anh hiện đang sử dụng hệ thống robot Modus V Synaptive trong phẫu thuật thần kinh. Đối với loại robot này, bác sĩ là người trực tiếp thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân và robot sẽ hỗ trợ bằng những tính năng ưu việt của nó. Robot là sự kết hợp giữa hệ thống quang học và hệ thống định vị hiện đại cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy được những bó dẫn truyền thần kinh trong suốt quá trình mổ. Từ đó các phẫu thuật viên sẽ có định hướng, lựa chọn tiếp cận khối tổn thương một cách nhanh nhất và an toàn nhất, tránh phạm vào các dây thần kinh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, phẫu thuật viên phải phối hợp với robot một cách nhịp nhàng, kết hợp kiểm soát hoàn toàn robot.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Tôi thắc mắc dấu hiệu nào cho biết mình bị u não? Cảm ơn các bác sĩ.
Đình Minh, 41 tuổi, Sài Gòn
Tôi thắc mắc không biết robot này có thể mổ được tất cả loại u não hay không? Hiện nay có những loại u não nào phổ biến hoặc hiếm gặp nào có thể được ứng dụng mổ bằng robot này?
Văn Anh, 48 tuổi, Tân Bình, TP HCM
TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Tính đến thời điểm hiện tại, việc điều trị các bệnh lý u não, u thần kinh, đột quỵ xuất huyết não thường sẽ dựa vào kính vi phẫu, hệ thống định vị dẫn đường Navigation, các phương tiện cắt khúc u bằng sóng siêu âm trong quá trình mổ. Hầu hết các trung tâm phẫu thuật thần kinh đều được trang bị các phương tiện này, một số nơi có thể được trang bị thêm điện thế gợi để đánh giá những vùng não mang chức năng quan trọng bác sĩ tránh chạm phải. Tuy nhiên, với các phương tiện này thì phẫu thuật viên vẫn chưa xác định được đâu là bó dẫn truyền thần kinh, chỉ xác định được điểm đi và điểm đến. Thực tế phẫu thuật u não hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên, cụ thể phẫu thuật viên sẽ dựa vào các ca lâm sàng trước đây để thực hiện mổ u não tương tự. Tuy nhiên có nhiều trường hợp u não được phẫu thuật theo kinh nghiệm nhưng không đem lại kết quả mong muốn vì bệnh lý là cá nhân hóa.

Để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật thần kinh đòi hỏi phẫu thuật viên phải nhìn thấy đường đi và các bó dẫn truyền thần kinh trong suốt quá trình mổ. Với lập luận đó, y học hiện đại đã phát triển vượt bậc tạo nên kỹ thuật mổ u não bằng robot.

Cụ thể, sự ra đời của robot mổ não Modus V Synaptive được đánh giá là cuộc cách mạng giúp phẫu thuật viên chủ động, tự tin khi phẫu thuật não, chủ động phòng tránh việc để lại di chứng thần kinh vì khi phẫu thuật có thể nhìn thấy và tránh phạm vào các bó dẫn truyền thần kinh. Do đó, các chức năng hậu phẫu của người bệnh sẽ được bảo tồn tốt nhất. Cho đến nay, chỉ có kỹ thuật mổ não bằng robot mới có thể bảo toàn được chức năng cơ thể và hạn chế biến chứng tốt nhất.

Cám ơn câu hỏi của bạn. Nếu có thêm thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh hoặc inbox cho fanpage của bệnh viện.

Tôi thấy rằng những năm gần đây tại Việt Nam tỷ lệ người mắc các bệnh u não, u thần kinh, đột quỵ xuất huyết não gia tăng tốc độ nhanh chóng, không chỉ người cao tuổi mà nhiều người trẻ tuổi cũng gặp phải vấn đề này. Lý do là gì? Mong bác sĩ giải đáp.
Linh Nguyễn, 44 tuổi, Thủ Đức, TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Hiện nay bệnh u não, u thần kinh có thể được phát hiện ở hầu hết các lứa tuổi, điển hình như em bé mới sinh và người lớn tuổi 70, 80 tuổi cũng có thể là đối tượng mắc u não. Cho nên, độ tuổi phát hiện khối u não sẽ trải rộng từ trẻ đến già, tuy nhiên triệu chứng của bệnh u não thường tập trung nhiều nhất ở nhóm đối tượng thanh thiếu niên, người trưởng thành. Bởi vì đây là những đối tượng có chế độ sinh hoạt đa dạng nên những triệu chứng của u não sẽ bắt đầu xuất hiện và ngày càng rõ rệt. Ngày nay y học hiện đại phát triển vượt trội đã thúc đẩy người bệnh sớm thăm khám sức khỏe, từ đó phát hiện và điều trị sớm khối u trong não.

Về đột quỵ cấp, đây là bệnh lý có liên quan chặt chẽ với các bệnh nền khác và vấn đề sinh hoạt, áp lực cuộc sống của người bệnh. Môi trường sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học tác động trực tiếp đến sức khỏe, khiến cho người bệnh dễ mắc phải các bệnh lý nền có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp,... Đây cũng là lý do vì sao đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Nhìn chung, bệnh lý u não, u thần kinh, đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Mọi người nên chú ý đến những thay đổi trong cơ thể để sớm đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong.

Cám ơn câu hỏi của bạn. Nếu còn thêm thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh hoặc inbox cho fanpage của bệnh viện.

Bác sĩ cho em hỏi, hiệu quả của mổ robot khác với mổ phương pháp cũ như thế nào? Robot có mổ cho người bị đột quỵ xuất huyết não không? Chị tôi bị phình động mạch não có nguy cơ vỡ nên tôi muốn tìm hiểu kỹ thuật này?
Trần Minh Bình, 55 tuổi, Quận 8, TP HCM
Robot có thể thực hiện mổ cho các bệnh nhi không? Cháu của tôi năm nay 9 tuổi. Cách đây 3 tháng, cháu bất ngờ bị co giật dù trước đó cháu không ốm không sốt, chỉ thỉnh thoảng kêu đau đầu. Gia đình cho cháu vào viện Nhi chụp não, bác sĩ thấy có một khối u trong não và có dấu hiệu động ...
Hùng Phạm, 38 tuổi, Bình Chánh, TP HCM
THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,

Tất cả các trường hợp bệnh nhân nhi đều có thể được thực hiện phẫu thuật não bằng robot. Nếu trước đây, cháu nhà đã chụp tổn thương (khối u) nhưng chưa chụp bó dẫn truyền thần kinh bằng công nghệ DTI của robot mổ não, thì khi đến Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, các bác sĩ sẽ thực hiện lại các bước chụp bó dẫn truyền trên hệ thống thiết bị của bệnh viện. Sau đó, chúng tôi sẽ thực hiện mổ mô phỏng trước khi tiến hành mổ chính thức nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu biến chứng tối đa cho cháu.

Nếu em có thêm thắc mắc về phương pháp phẫu thuật não bằng robot cho cháu nhỏ, em có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được tư vấn chi tiết.

Chúc gia đình em và cháu thật nhiều sức khỏe.

Chào bác sĩ, cháu nghe nói có rất nhiều người trẻ gặp bệnh u não. Vậy bệnh u não là gì, có nguy hiểm không? Vì sao não lại có u và u não thường là lành tính hay ác tính? Làm sao để biết bản thân mắc bệnh u não? Cháu nghe nói đau đầu, mờ mắt là dấu hiệu u não, như vậy ...
Thùy Dương, 25 tuổi, Châu Thành, Bến Tre
BS Phan Vân Đình

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,

U não giống như tổ chức bất thường trong não, tổ chức này tăng sinh tế bào hình thành khối trong não. Tùy vào vị trí khối u mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, nhìn mờ, yếu liệt, thần kinh khu trú, một số trường hợp còn bị động kinh. U não chia thành dạng u lành và u ác. U lành tính không di căn, u ác tính có khả năng u tại chỗ hoặc u từ nơi khác di căn lên não. Khi đã có triệu chứng về thần kinh thì nên can thiệp loại bỏ khối u để ngăn ngừa diễn tiến tiếp tục, nặng hơn như hôn mê hoặc dẫn đến tử vong. Để phát hiện u não, khi người bệnh có triệu chứng thì hãy đến khoa thần kinh thực hiện chụp CT Scanner, MRI.

Cho đến bây giờ, nguyên nhân u não vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số tài liệu gần đây chỉ ra u não có liên quan đến bệnh di truyền tuy nhiên vẫn chưa xác định được chính xác là bệnh lý nào. Mỗi người có thể chủ động tầm soát u não bằng thăm khám sức khỏe thần kinh định kỳ, chụp MRI, CT sọ não, nhất là khi xuất hiện các triệu chứng nói trên thì cần sớm đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi. Chúc em và gia đình luôn vui khỏe.

Chào bác sĩ, ông của em bị u não lành tính, bác sĩ bảo nên mổ vì u lớn sẽ chèn ép não, gia đình em phân vân vì sợ di chứng sau mổ. Vậy u lành có cần mổ không? Mổ bằng robot có hiệu quả hơn không? Cảm ơn bác sĩ.
Lê Hải Đăng, 34 tuổi, Mỹ Tho, Tiền Giang
BS.CKI Lê Xuân Sang

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào em,

U não lành tính là tin tốt, tuy nhiên u nằm trong não vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng của não vì sẽ gây chèn ép cấu trúc não hoặc thậm chí làm cho bệnh nhân bị hôn mê. U não lành tính cũng cần phải mổ. Muốn mổ u não thì đường mổ phải đi qua các cấu trúc trong não, do đó có nguy cơ ảnh hưởng đến các cấu trúc đó và để lại di chứng. Vì thế, khi mổ u não cần lựa chọn biện pháp hiện đại, hiệu quả nhất giúp làm giảm thiểu rủi ro, hạn chế nguy cơ để lại di chứng.

Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo Modus V Synaptive có ưu thế giúp làm giảm thiểu tổn thương các cấu trúc lành và các bó dẫn truyền thần kinh trong suốt quá trình mổ não. Robot hướng dẫn phẫu thuật viên đi vào não một cách an toàn, bảo tồn tối đa chức năng cho người bệnh.

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi. Chúc em có nhiều sức khỏe.

Tôi 37 tuổi bị cao huyết áp gây vỡ mạch máu não, tôi ở tỉnh nên chưa mổ não, khối máu tụ vẫn còn, tôi bị yếu liệt đi lại khó khăn. Bác sĩ cho hỏi với trường hợp của tôi có mổ robot lấy máu tụ được không? Cảm ơn bác sĩ.
Quốc Bảo, 37 tuổi, Đức Hòa, Long An
BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Xuất huyết não là hậu quả của tăng huyết áp chưa được kiểm soát mức độ tăng, việc này sẽ có nguy cơ tái phát. Trong thời gian tới cần điều trị dự phòng, tránh tái phát xuất huyết não. Trường hợp của bạn thì xuất huyết não đã để lại di chứng thần kinh vì đã dẫn đến yếu liệt, thành dạng mạn tính, do đó phẫu thuật có thể không giải quyết được những di chứng đã có. Vấn đề có mổ não bằng robot hay không cần có hình ảnh cụ thể từ bạn, qua đó bác sĩ mới đưa ra câu trả lời chính xác được. Bạn nên tập trung vào việc dự phòng tái phát bằng cách theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị tăng huyết áp.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Chào bác sĩ, mẹ tôi 67 tuổi, bị u thần kinh đệm, cần phẫu thuật não trong 3 tháng tới. Vậy robot có mổ được khối u này không? Bác sĩ tư vấn giúp, cảm ơn bác sĩ.
Trần Gia Huy, 35 tuổi, Bình Tân, TP HCM
BS.CKI Huỳnh Trí Dũng

Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

U thần kinh đệm là u của tế bào nhu mô não, khi phát triển sẽ chèn ép cơ quan và cấu trúc xung quanh nên biểu hiện ra triệu chứng, có thể đẩy não bị lệch sang 1 bên dẫn đến hôn mê. Phẫu thuật não có nhiều phương pháp, tùy vào vị trí, kích thước của khối u, nguy cơ ảnh hưởng đến những cấu trúc quan trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật mổ phù hợp. U thần kinh đệm có dạng lành và ác tính, bạn cần gửi hình ảnh khối u của mẹ để bác sĩ xem xét và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và mẹ có nhiều sức khỏe.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn