VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Em có sàng lọc phôi trong đó có 1 phôi bị mất NST -21, liệu nếu khi đậu thai thì thai đó có nguy cơ bị dị tật không ạ?

Hải Hoa, 37 tuổi, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
BSĐH Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Đối với phôi lệch bội nhiễm sẵc thể sau khi sàng lọc hiện chưa có khuyến cáo nào khuyến khích có thể chuyển phôi. Với phôi lệch bội thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21 sau khi chuyển phôi phần lớn sẽ dừng phát triển trong quá trình mang thai gây lưu thai, sảy thai hoặc không đậu thai. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ trẻ dược sinh ra do nhiều nguyên nhân nhưng sẽ mang nhiều bất thường như chậm phát triển trong tử cung, dị tật tai, vẹo ngón tay, co giật, sốt phát ban... và tỷ lệ tử vong chu sinh rất lớn.

Mặc dù kết quả sàng lọc phôi sẽ có khoảng 5% tỷ lệ sai lệch kết quả do bất tương thích tế bào giữa vị trí sinh thiết ( TE - sau sẽ phát triển thành phần phụ của thai) và ICM - sau này sẽ phát triển thành thai, tuy nhiên độ đặc hiệu của xét nghiệm sàng lọc phôi vẫn rất cao, lên đến 95%, do đó lời tư vấn cuối cùng cho 2 vợ chồng vẫn là không chuyển phôi lệch bội này.

Vợ tôi cách đây 4 năm trước làm IVF đã có một cháu gái gần 4 tuổi, đến nay sau 4 năm vợ tôi làm tiếp IVF bằng phôi lưu trữ ở bệnh viện nhưng không đậu thai. Vợ chồng tôi không biết nguyên nhân vì sao không mang thai mắc dù phôi đã nuôi ngày 5 rồi và các chỉ số đều bình thường. ...
Phạm Văn Quỳnh, 34 tuổi, Huyện Thanh Hà, Hải Dương
Em bị u nang, đi khám bác sĩ bảo u nang nước rồi bị rong kinh gần 1 tháng. Đi khám bác sĩ bảo uống thuốc khỏi. Cho em hỏi em có cơ hội có thai tự nhiên được không, hay phải làm IVF ạ?
Ngô Thị Hương, 28 tuổi, huyện Sông Mã, Sơn La
ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Chị có nhắc đến chị bị u nang nhưng không nói rõ về vị trí, tôi xin đoán là u nang buồng trứng. Đối với u nang ở buồng trứng, người ta phân loại thành 2 nhóm chính: u thực thể và nang cơ năng.

Tùy phân loại, tính chất u mà sẽ có phương án điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nang cơ năng có thể tự mất sau vài chu kỳ kinh mà không cần can thiệp. Trường hợp u thực thể sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật tùy từng trường hợp. Tuy nhiên u nang buồng trứng không là chỉ định làm IVF, người bệnh hoàn toàn vẫn có thể có thai tự nhiên nếu không có các rối loạn khác. Do đó, trường hợp của chị nên thăm khám đánh giá toàn diện về khả năng sinh sản cũng như theo dõi u nang buồng trứng trước khi quyết định điều trị.

Trân trọng!

TTV
 
 

Em năm nay 32 tuổi, vợ chồng em lấy nhau gần 3 năm và chưa có con. Chồng em sức khỏe bình thường, chỉ có em có AMH 2.2 và FSH cao trên 20. Em đã từng đi khám theo dõi 3 chu kỳ. Bác sĩ cho em uống maverlon để điều chỉnh thì tháng đầu tăng vọt gấp đôi, tháng sau giảm được 2 ...

Cao Thuỳ Chi, 32 tuổi, Hưng yên
TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Trường hợp của chị chia sẻ có thể liên quan đến hội chứng Savage syndrome ( hội chứng buồng trứng kháng gonadotropin ) đây là một hội chứng hiếm gặp nhưng vẫn có cơ hội có thai bằng noãn tự thân, tuy nhiên khi điều trị hỗ trợ sinh sản cần có phác đồ riêng biệt. Tuỳ vào các kết quả thăm khám như xét nghiệm, siêu âm… của mỗi người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Ngoài thăm khám về khả năng tạo phôi, các bác sĩ cũng cần các thông tin về buồng tử cung để đánh giá khả năng mang thai. Do vậy hai vợ chồng chị nên đến thăm khám trực tiếp và mang theo tất cả các kết quả thăm khám đã có để được tư vấn đầy đủ nhất. Chúc chị sớm thành công!

TV
 
 

Em đang làm IVF hiện đến giai đoan canh niêm mạc để chuyển phôi. Hôm nay là ngày 10 ckk. Kiểm tra niêm mạc 11mm và dịch vết mổ cũ là 2,9 mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nên chuyển phôi chu kỳ này không (nếu điều trị hết dịch trước khi chuyển) Và nếu chuyển thành công thì tháng ...

Bùi Thị Thắm, 34 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!
Có rất nhiều yêu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả chuyển phôi, trong đó chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung rất quan trọng, và tình trang tự dịch vết mổ cũ ở các người bệnh từng mổ đẻ cũng là một vấn đề đau đầu với các bác sĩ.

Dịch tại vết mổ cũ nếu tràn vào buồng tử cung sẽ cản trở việc làm tổ của phôi, thậm chí gây tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng tụ dịch này thay đổi mỗi chu kỳ, tùy theo tình trạng nội tiết và phác đồ thuốc chuẩn bị niêm mạc.

Như chị mô tả, tới ngày 10 chu kỳ, chị còn tụ dịch một ít tại vết mổ, nếu không có dịch tràn vào buồng tử cung thì vẫn có thể theo dõi và chuyển phôi nếu đủ điều kiện. Khi đã chuyển phôi thành công, tức là phôi đã có thể làm tổ và phát triển tại niêm mạc một cách thuận lợi thì ta không còn quá lo ngại về dịch vết mổ nữa.

Chúc chị chuẩn bị niêm mạc thuận lợi và chuyển phôi thành công, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

tv
 
 


Em bị ứ dịch tai vòi trứng phải, bác sĩ chỉ định kì sau mổ nội soi hút dịch tai vòi. Vậy mổ nội soi hút dịch xong khoảng bao lâu em chuyển phôi được ạ? Rất mong bác sĩ trả lời em? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Hà, 44 tuổi, Ba Vì, Hà Nội
BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Cảm ơn câu hỏi của chị. Với tình trạng ứ dịch vòi tử cung, chúng ta có thể có hai biện pháp xử lý: một là tạm thời chọc hút dịch để tránh vòi ứ tắc cản trở các thủ thuật chọc hút trứng, chuyển phôi; tuy nhiên biện pháp này có tính tạm thời. Biện pháp thử hai là mổ nội soi xử lý cắt vòi tử cung bị ứ dịch mất chức năng, mang tính triệt để, sau chu kỳ mổ nội soi thì người bệnh có thể chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi ngay chu kỳ sau.

Lựa chọn phương pháp nào thì bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của từng người bệnh để đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất. Chị nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị của mình để rõ hơn về biện pháp mà chị đã được tư vấn. Chúc chị thành công và sớm đón con yêu.

TTV
 
 

[Caption]

Chồng em nhiễm Covid-19 ảnh hưởng gì đến làm IVF không ạ? Sau bao lâu khi hết Covid-19 thì thực hiện được IVF ạ?

Nguyễn Thị Thoan, 43 tuổi, Lộc Hà, Hà Tĩnh
BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Câu hỏi của chị cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua. Với những báo cáo gần nhất của các nhà khoa học trên thế giới, chúng ta chưa có quá nhiều thông tin về việc Covid-19 ảnh hưởng tới mức nào tới con cái khi bố mẹ bị mắc virus này trong quá trình thụ tinh. Họ chỉ có nhận định rằng, nam giới khi bị mắc Covid-19 nếu có triệu chứng sốt, hoặc mắc bệnh mức độ nặng sẽ bị ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.

Vậy nên tại IVFTA, sau khi tham khảo các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia trên thế giới, chúng tôi thống nhất khuyến cáo người bệnh nam nếu mắc Covid-19 không triệu chứng có thể tới làm hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi ít nhất 15 ngày, nếu có triệu chứng sốt hoặc bị mức độ nặng thì chỉ nên thực hiện hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng.

BS Phan Ngọc Quý
 
 

Tôi bị viêm lộ tuyến, thành tử cung mỏng, mấy tháng nay tôi không kế hoạch nhưng vẫn không thụ thai được. Như vậy tôi còn khả năng sinh con không, bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn bác sĩ nhiều.

Lê Thu Trang, 40 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương hay gặp ở phụ nữ, tuỳ vào mức độ mà có thể can thiệp điều trị hoặc chỉ cần theo dõi. Ở mỗi trường hợp khác nhau, dựa vào các đặc điểm như lứa tuổi hoặc tiền sử mong con, tiền sử bệnh và các kết quả thăm khám về khả năng sinh sản cụ thể của cả 2 vợ chồng mà bác sĩ có thể tư vấn cho chị về khả năng mang thai cũng như cơ hội thành công khi can thiệp điều trị hỗ trợ sinh sản.

Chúc anh chị sớm thành công!

TTV
 
 

[Caption]


Em hỏi em đã cắt cổ tử cung rồi, vẫn còn hai phân phụ buồng trứng thì có mang thai được không ạ?

Nguyen Thi Mai Anh, 38 tuổi, Nam Từ Liêm
ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Đầu tiên tôi xin chia sẻ với trường hợp của chị. Cắt cổ tử cung là một trong những điều trị với trường hợp bệnh lý ác tính hoặc nghi ngờ ác tính ở cổ tử cung. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt cổ tử cung có nhiều mức độ như cắt một phần hoặc hoàn toàn. Trong trường hợp chị chỉ cắt leep đơn thuần, tử cung vẫn toàn vẹn, chị vẫn có cơ hội mang thai. Trong trường hợp cắt hoàn toàn thì cần phải có các can thiệp như phẫu thuật khâu eo tử cung trước khi chuyển phôi hoặc khi mới có thai để giảm nguy cơ sảy thai và đẻ non.

Cụ thể thế nào thì chị cần đến để chúng tôi thăm khám cụ thể, làm các xét nghiệm để đánh giá cổ tử cung và các yếu tố liên quan để có thể tư vấn cho chị các phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc chị thành công!

BS Lê Quang Đô
 
 

Sau khi bơm tinh trùng vào tủ cũng xong vợ tôi đi tiểu luôn và quay lại giường nằm được 15 phút thì bác sĩ bảo được rồi và cho ra về. Sau đó nhà tôi có đi chuyển về nhà bằng xe máy. Xin hỏi như trường hợp nhà tôi tinh trùng có bị chảy ngược lại âm đạo không?

Vũ Văn Thành, 28 tuổi, Thanh Oai Hà Nội
BSĐH Đặng Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn! Vâng một câu hỏi rất thực tế và hay gặp tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng nhé ! Sau khi bơm xong thì cổ tử cung của người phụ nữ sẽ đóng lại nên có đứng dậy đi lại ngay cũng không sợ tinh dịch bị chảy ra ngoài âm đạo kể cả bạn di chuyển bằng xe máy.

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh sau bơm IUI nên đi lại nhẹ ngàng, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng tỉ lệ thành công do khi vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tử cung và vòi từ cũng có các nhịp co bóp nhẹ nhàng để hỗ trợ tinh trùng di chuyển từ buồng tử cung đến vòi trứng để thụ tinh và hợp tử từ vòi trừng về buồng tử cung để làm tổ, ngoài ra khi vận động đi lại giúp cho người phụ nữ thoải mái giảm căng thẳng tăng tỉ lệ rụng trứng nên hai vợ chồng bạn đừng quá lo lắng.

Các nghiên cứu cũng cho thấy các bạn có thể quan hệ sau bơm 2-3 lần vào các ngày sau để bổ sung thêm tinh trùng và tăng khả năng rụng trứng từ đó tăng tỉ lệ thành công của IUI. Chúc hai bạn sớm nhận được tin vui!

TTV