Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn
* Vui lòng điền chính xác và đầy đủ để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
Em năm nay 30 tuổi. Em bị trầm cảm hơn 10 năm nay và cũng đã được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cũng được 10 năm. Em vừa lấy vợ, em cũng rất lo lắng về việc mình bị trầm cảm và sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Trước khi cưới em cũng đã đi xét ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương, cũng như làm giảm chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, kể cả những trường hợp tinh trùng yếu thì vẫn có thể có thai tự nhiên được. Bạn nên đi khám để được đánh giá toàn diện về chức năng sinh sản. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cụ thể cho bạn về hướng điều trị giúp bạn sớm có em bé.
Chồng em đã đi khám và có kết luận là bị thiểu năng tinh trùng ạ. Bác sĩ ơi vậy thì chồng em có khả năng sinh con không ạ. Em cảm ơn bác sĩ và mong bác sĩ trả lời giúp em ạ.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào bạn, hiện nay tỷ lệ vô sinh là khoảng 50% nguyên nhân là do người chồng, và vấn đề của người chồng đa số là do tinh trùng, trong đó thiểu tinh là bất thường thường gặp nhất ở tinh trùng của người chồng.
Thiểu tinh có nhiều mức độ, có thể mức độ nhẹ, mức độ vừa, mức độ nặng và rất nặng; tuỳ thuộc vào mức độ mà chúng ta sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Với phương pháp Y học hiện đại thì thiểu tinh không phải vấn đề gì quá phức tạp, chúng ta chỉ cần 1-2 tinh trùng trong mẫu tinh dịch là chúng tôi đã có thể giúp bạn tạo phôi, và có những em bé khoẻ mạnh bình thường; thế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cái trường hợp thiểu tinh.
Và nếu bạn muốn thăm khám, thì bạn có thể đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản, sau đó sẽ được thăm khám để xác định lại xem có phải thiểu tinh hay không, bởi vì thiểu tinh sẽ cần đánh giá một vài lần, có thể lần này chất lượng tinh trùng kém, nhưng có thể lần sau lại hoàn toàn bình thường.
Còn khi đã xác định là thiểu tinh rồi, thì tuỳ thuộc vào mức độ, chúng ta sẽ có phương án xử lý cụ thể, ví dụ như thiểu tinh mức độ nhẹ, mức độ nhẹ mà tiên lượng tốt thì bạn hoàn toàn có thể làm IUI.
Trường hợp mức độ vừa và nặng thì phương án lựa chọn của bạn có thể là IVF, chúng tôi sẽ bắt một vài tinh trùng, sau đó sẽ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn của người phụ nữ và chúng ta sẽ tạo thành phôi.
Trong trường hợp thiểu tinh rất nặng và có rất ít tinh trùng bên trong, và lượng tinh trùng thì không đủ để thụ tinh trong ống nghiệmvới mẫu tươi của người chồng thì chúng tôi vẫn còn một phương pháp khác nữa, đó là phẫu thuật lấy tinh trùng, từ trong mào tinh và tinh hoàn, và điều đó sẽ giúp lấy được những tinh trùng ở bên trong, hoàn toàn có thể thụ tinh và phát triển em bé bình thường.
Có nghĩa là cơ hội có thai của bạn là rất lớn và bạn cần đến trung tâm hỗ trợ sinh sản sớm, để bác sĩ có thể thăm khám cho bạn thêm. Cảm ơn bạn!
Em mới bị tiểu đường type 2 được một năm nay. Em mới cưới vợ, gần đây em cảm thấy lượng tinh trùng của mình ít. Cho em hỏi là tiểu đường có ảnh hưởng đến tinh trùng không ạ?
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào anh Đức Thông,
Bên cạnh nguy cơ dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm trên tim, mắt, thận, mạch máu và thần kinh. Thì bệnh Đái tháo đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan tới sinh dục của nam giới hơn so với những người không mắc bệnh.
Khi mắc bệnh tiểu đường thì người bệnh có nguy cơ gặp phải những tình trạng rối loạn chức năng sinh dục như: Rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, giảm ham muốn,.... Từ đó dẫn đến làm giảm tần suất quan hệ và chất lượng đời sống tình dục, giảm khả năng thụ thai. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu chưa ghi nhận Đái tháo đường có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, lượng tinh dịch quan sát thấy sau khi nam giới xuất tinh chưa thể phản ánh chính xác số lượng tinh trùng có trong tinh dịch.
Do đó, để đưa ra được các giải pháp hỗ trợ mong đợi có con của vợ chồng mình, anh chị nên thu xếp thời gian để đến tham khám cùng các chuyên gia Hỗ trợ sinh sản. Chúc anh chị sớm có tin vui trong thời gian sắp tới.
Em bị dính buồng tử cung khá lâu rồi, em đã nong tách dính nhưng không được. Xin bác sĩ tư vấn giúp liệu trường hợp của em có còn phương pháp chữa nào nữa không? Hiện em đang rất mong sinh bé thứ 2? Xin cảm ơn bác sĩ!
GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Việc điều trị dính buồng tử cung có rất nhiều phương pháp, ví dụ như: mổ nội soi tách dính buồng tử cung, soi buồng tử cung can thiệp tách dính, nong tác dính buồng tử cung,... Phụ thuộc và mức độ và vị trí dính mà sẽ có những chỉ định khác nhau trong việc can thiệp điều trị.
Mời bạn đến trung tâm chúng tôi thăm khám, mang theo phim chụp tử cung - vòi tử cung và các kết quả điều trị trước đó để chúng tôi có thể thăm khám, đánh giá và tư vấn cho bạn một cách hiệu quả nhất.
Sau khi thăm khám tại bệnh viện Tâm Anh em có nhận được kết quả cần được mổ cắt bỏ polyp.
Bác sĩ cho em hỏi sau khi mổ thì khả năng có thai bình thường là bao nhiêu % ?
Sau mổ thì bao nhiêu lâu mình mới nên có thai ?
Mổ polyp thì 1 lần có khỏi hẳn hoàn ...
GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
Rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Việc có thai tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chất lượng tinh trùng của chồng, vòi tử cung của vợ có lưu thông tốt không, tình trạng buồng trứng người vợ và các yếu tố liên quan khác. Việc mổ cắt polyp buồng tử cung giúp giải quyết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Việc xử lý polyp buồng tử cung có nhiều phương pháp và chỉ định phương pháp nào phụ thuộc vào vị trí, kích thước cũng như số lượng polyp.
Sau mổ, bạn có thể điều trị hỗ trợ sinh sản ngay từ chu kỳ kinh tiếp theo nếu đã ổn định sức khỏe. Chúc bạn sớm thành công.
Tôi xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng trong tinh dịch và mổ micro-TESE ở Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức cách đây 2 năm, cụ thể năm 2020 nhưng vẫn không có tinh trùng. Bác sĩ ở bệnh viện khuyên nên xin tinh trùng. Xin hỏi tôi còn hy vọng không ạ?
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Vi phẫu thuật micro-TESE đang là phương pháp mổ hiện đại nhất trên thế giới để tìm tinh trùng. Trong trường hợp anh đã mổ lần đầu nhưng chưa tìm thấy tinh trùng thì có thể mổ lại lần 2 sau ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong lần phẫu thuật micro-TESE thứ 2 chỉ dao động khoảng 18%. Để quyết định có nên phẫu thuật micro-TESE lần thứ 2 hay không, anh nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp. Chúc anh thành công!
Tôi năm nay 45 tuổi. Cho tôi hỏi tôi có làm IVF được nữa không ạ.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Ở tuổi 45, khả năng số lượng noãn và chất lượng noãn thu được sẽ giảm hơn so với người trẻ tuổi bình thường. Tuổi càng lớn, số lượng phôi ít và tỷ lệ phôi bất thường sẽ cao. Hiện nay, với những phụ nữ lớn tuổi, để tăng tỷ lệ thành công có thể áp dụng phương pháp sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGS) để phát hiện và loại bỏ những phôi bất thường. Tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh đã có những trường hợp tương tự chị và làm IVF thành công. Để được tư vấn cụ thể hơn, mời chị đến thăm khám trực tiếp.
Chúc anh chị luôn khỏe mạnh và sớm có tin vui!
Em được chuẩn đoán suy sinh dục tiên phát không có tinh trùng. Em làm xét nghiệm các chỉ số FSH 69,82; LH 29,28; TESTOSTERONE 1,35. Giờ em muốn có con bác sĩ cho em hỏi với phương pháp micro-TESE tìm tinh trùng với em liệu có kết quả không ạ, bao nhiêu % tìm được tinh trùng ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ.
...Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào anh, rất cảm ơn câu hỏi của anh. Vì thông tin anh đưa ra chưa thực sự đầy đủ nên tôi khó có thể kết luận trường hợp của anh tỷ lệ tìm được tinh trùng là bao nhiêu %. Nhưng với một số trường hợp có kết quả xét nghiệm tương tự, phẫu thuật micro-TESE vẫn có khả năng tìm thấy tinh trùng. Anh nên đi khám và đánh giá toàn diện về chức năng sinh sản của mình. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho anh được cụ thể hơn. Chúc anh sớm thành công!
Chào bác sĩ. Em hiện tại 32 tuổi đang du học ở nước ngoài. Em dự định 8 năm nữa sinh con, nhưng em sợ tới đó sẽ khó khăn trong việc mang thai và con phát triển chậm. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em về việc trữ lạnh trứng là như thế nào được không ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ
...Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Cảm ơn bạn,
Những người phụ nữ hiện đại đang có xu hướng trì hoãn thời gian sinh con của mình, và thời gian trì hoãn có thể đến 40 tuổi hoặc hơn. Điều này cũng có ảnh hưởng tới việc sinh nở sau này.
Thứ nhất là giảm khả năng nang noãn thu được trong một chu kì. Thứ hai đó là chất lượng nang noãn đã kém đi nhiều, trong đó nổi bật nhất là bất thường di truyền ở độ tuổi phụ nữ lớn. Từ 35 tuổi trở lên, nguy cơ bất thường di truyền tăng lên, và trên 40 tuổi thì bất thường này ngày càng nhiều.
Nếu bạn đang ở độ tuổi còn trẻ và bạn muốn trì hoãn việc sinh con lâu hơn, thì bạn nên lựa chọn phương án là đông noãn lại, bởi vì đông noãn lại thì noãn sẽ được giữ lại ở quá trình, độ tuổi mà bạn đông, tức là mọi hoạt động của noãn sẽ được dừng lại. Ví dụ, bạn đông noãn ở dưới độ tuổi 35, thì noãn và phôi của bạn được tạo thành cũng ở dưới độ tuổi 35, khả năng có thai của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Việc đông noãn trong độ tuổi trẻ, sẽ giúp bạn thu được nhiều noãn và chất lượng noãn tốt, khi quyết định có con ở độ tuổi lớn hơn, khả năng có thai vẫn được đảm bảo như khi ở độ tuổi dưới 35.
Và để thực hiện đông lạnh noãn, bạn cần đến trung tâm để thăm khám, nếu được thì trung tâm sẽ tiến hành kích trứng, chúng tôi sẽ tiến hành chọc hút nang noãn, tách noãn ra và tiến hành đánh giá chất lượng nang noãn, nếu như nang noãn của bạn đủ đièu kiện, chúng tôi tiến hành đông noãn lại. Thời gian đông noãn thì có thể kéo dài 10 năm, 20 năm, hoặc đến khi nào bạn mong muốn có thể sử dụng, và khi bạn quyết định rã đông noãn để chuyển phôi, thì chúng tôi sẽ tiến hành rã đông noãn trước 1-2h.
Sau đó tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, cho noãn đông, và chuyển phôi, thì đứa trẻ sinh ra hoàn tòan sẽ bình thường và khoẻ mạnh, giống như khi mang thai ở độ tuổi dưới 35.
Và chính vì vậy, nếu bạn đang ở độ tuổi 32 và có mong muốn trì hoãn việc sinh con muộn hơn thì bạn có thể cân nhắc về việc trữ lạnh noãn để đảm bảo chất lượng phôi thai, quá trình thai sản sau này.
Dạ em năm nay 37 tuổi, em mang gen Beta Thalassemia liệu sinh thêm có ảnh hưởng nhiều không ạ?
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị, hiện tại nếu như chị vẫn có ý định sinh thêm bé thứ 4 thì cả hai vợ chồng cần phải đi khám đánh giá chức năng sinh sản, đồng thời theo thông tin chị cung cấp chị có mang gen Beta Thalassemia, đây là một bệnh lý di truyền, nên cần phải kiểm tra cả xét nghiệm của chồng để tư vẫn về nguy cơ mắc bệnh hay mang gen của con. Do đó, chị nên đi khám trực tiếp đồng thời hai vợ chồng nên đi khám chuyên khoa huyết học để khám và tư vấn thêm về bệnh lý thalassemia.