VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Tôi 45 tuổi, chưa có con, đã một lần chuyển phôi ở tuổi 42 nhưng không thành công. Tôi nghe và tìm hiểu rất nhiều về những phương pháp hỗ trợ ở bệnh viện mình. Hiện tại 2 vợ chồng không có điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho biết với tình trạng hiện tại của tôi có điều trị để có con ...

TRẦN THỊ THANH VÂN, 44 tuổi, Bình Trị Đông Q,Bình Tân
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị Tâm,

Vấn đề nổi trội trong trường hợp này là độ tuổi của chị. Những người phụ nữ trên 40 tuổi thường phải đối diện với tình trạng suy giảm một cách đáng kể về số lượng cũng như chất lượng trứng. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị được lựa chọn với phác đồ gom trứng hoặc gom phôi. Nếu gom trứng, người bệnh sẽ được kích thích buồng trứng nhiều lần, sẽ tạo phôi khi có đủ số lượng trứng tối ưu, khoảng 8-10 trứng. Phương pháp này thường được nhiều người lựa chọn vì tăng cơ hội có thai bằng chính trứng của mình và tiết kiệm chi phí điều trị. Tôi cần biết dự trữ buồng trứng của chị, đồng thời siêu âm đánh giá số nang trên hai buồng trứng.

Chị nên khuyên anh để hai vợ chồng đi khám, nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Các xét nghiệm cần thiết anh chị cần làm bao gồm:
- Xét nghiệm dành cho vợ: Ngày 2 chu kì kinh: xét nghiệm nội tiết sinh sản, AMH, hormon tuyến giáp, miễn dịch (HIV, HBsAg, giang mai, lao)
Sạch kinh 3 - 5 ngày (kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ): khám phụ khoa, siêu âm, làm xét nghiệm sàng lọc K cổ tử cung, K vú (nếu chị trên 35 tuổi), chụp phim tử cung - vòi trứng (nếu đủ điều kiện khi khám phụ khoa).
- Xét nghiệm dành cho chồng: Kiêng quan hệ 3 - 5 ngày: xét nghiệm tinh dịch đồ, miễn dịch (HIV, HBsAg, HCVAb, giang mai).
Tùy thuộc vào kết quả sau thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chính xác cho anh chị.

Chi phí thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCM dao động từ 70-130 triệu, tùy vào việc lựa chọn tủ nuôi cấy phôi và các bệnh lý kèm theo.

Tôi khuyên chị nên mang theo hết các xét nghiệm đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có lời khuyên chính xác. Nếu có thắc mắc gì thêm, chị có thể gọi điện qua số tổng đài 02871026789-02873006858 để được đặt lịch hẹn khám, tư vấn, và hướng dẫn thêm.

Nay tôi 46 tuổi, chồng 48 tuổi chưa có con, tôi từng bị thai lưu 2 lần ở tuần thứ 7,8 ở tuổi 44, 45. Hiện tại 2 vợ chồng không có điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho biết tình trạng hiện tại mình có điều trị để có con không vậy bác, quá trình điều trị thì chi phí khoảng bao nhiêu. ...

Phạm Thị Ngọc Chi, 46 tuổi, Trà Vinh
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thai lưu, đa số các trường hợp là do bất thường di truyền (ADN/gen) của thai. Một số nguyên nhân khác có thể do bất thường ở tử cung (dính buồng tử cung, tử cung dị dạng) hoặc có thể do bệnh lý toàn thân của người mẹ như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hội chứng anti phospholipid...

Người ta thấy rằng, hầu hết người phụ nữ có thể mang thai bình thường sau 1 hoặc 2 lần thai lưu. Với IVF, các bác sĩ có thể kiểm tra ADN của thai bằng phương pháp sàng lọc tiền làm tổ (PGS) trước khi chuyển phôi trở lại vào tử cung cho các trường hợp nguy cơ cao (mẹ lớn tuổi, tiền sử thai lưu nhiều lần). Thực hiện các thăm khám sàng lọc về tử cung, vòi trứng, bệnh lây truyền, bệnh tuyến giáp, nội tiết...nhằm loại bỏ nguy cơ tới quá trình mang thai. Một lưu ý nữa là tỷ lệ sảy thai, thai lưu trong song thai cao hơn so với trường hợp đơn thai.

Chị đã 46 tuổi, tuổi càng lớn, số lượng phôi ít và tỷ lệ phôi bất thường sẽ cao. Hiện nay, với những phụ nữ lớn tuổi, để tăng tỷ lệ thành công có thể áp dụng phương pháp sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGS) để phát hiện và loại bỏ những phôi bất thường. Tại IVFTA-HCM đã có những trường hợp tương tự chị và làm IVF thành công. Để được tư vấn cụ thể hơn, mời chị đến thăm khám trực tiếp.


Em năm nay 37 tuổi, có thai tự nhiên được 4 lần nhưng lần nào cũng hư, hai lần thai ngoài tử cung, một lần lưu, một lần sảy, vài năm em không dám để lại, đi khám thì kết quả chồng hơi yếu, năm 2021 em làm IVF, chỉ số dự trữ buồng trứng thấp nên được 1 trứng tạo 1 phôi chuyển tươi, ...

Bùi Thị Ngành, 37 tuổi, Bình Chánh
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Trường hợp của chị đã có 4 lần có thai (2 lần thai ngoài tử cung và 2 lần sẩy thai), và 1 lần thực hiện IVF thất bại. Anh chị có thể được chẩn đoán: Hiếm muộn thứ phát - Sảy thai liên tiếp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẩy thai liên tiếp, tuy nhiên có thể tóm gọn một số nguyên nhân sau:
- Di truyền: Bất thường di truyền phôi thai, hay có thể gặp ở người vợ hoặc chồng. Khi người phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ sảy thai do bất thường di truyền này càng tăng cao hơn. Để phát hiện bất thường di truyền, anh chị nên thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, nếu nhiễm sắc thể đồ hai vợ chồng bình thường thì anh chị nên cân nhắc thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ của phôi thai.
- Bất thường cơ quan sinh dục (tử cung và tai vòi): Các dị dạng bẩm sinh của tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng…U xơ cơ tử cung dưới niêm mạc và polyp là các khối choáng chỗ trong lòng tử cung cũng có thể gây nên sẩy thai liên tiếp. Dính buồng tử cung hoặc nội mạc tử cung mỏng cũng khá thường gặp. Một dạng khác hiếm gặp hơn tuy nhiên trong thụ tinh ống nghiệm chúng tôi gặp khá nhiều đó là tình trạng ứ dịch tai vòi, dịch trong tai vòi sẽ đổ về lại buồng tử cung gây ra tình trạng không làm tổ hay bám của phôi vào nội mạc tử cung.
- Hội chứng kháng phospholipid một rối loạn miễn dịch gây huyết khối động - tĩnh mạch. Hoặc có thể gặp bệnh lý huyết khối và rối loạn các yếu tố đông máu.
- Các bệnh lý nhiễm trùng bao gồm: Chlamydia, Listeria monocytogenes, Toxoplasma gondii, Rubella, Cytomegalovirus, Herpes virus…thường được phát hiện trong môi trường âm đạo, cổ tử cung và trong máu của người phụ nữ bị sảy thai liên tiếp. Nhiễm trùng gây sảy thai có thể do nhiễm trùng trực tiếp tử cung, thai nhi, nhau thai; suy giảm chức năng nhau thai; nhiễm trùng mạn tính nội mạc tử cung hay cổ trong CTC; nhiễm trùng ối….
- Chưa rõ nguyên nhân: Khoảng 60-75% các trường hợp sẩy thai liên tiếp cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân, việc điều trị chủ yếu là bao vây các nguyên nhân ở trên.

Trường hợp của chị nên khẩn trương thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, bằng chứng là 37 tuổi nhưng số lượng trứng chọc hút được ít do đó số lượng phôi tạo thành cũng ít. Anh chị nên sắp xếp để đến thăm khám và điều trị, khi đến chị nhớ mang theo tất cả các xét nghiệm, kết quả thăm khám cũ, phác đồ điều trị lần trước, chúng tôi sẽ xem xét và có thể tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của anh chị. Mong gặp lại anh chị tại trung tâm.


Tôi đã có 1 con gái 10 tuổi. Sau khi có con gái, tôi làm thụ tinh 4 lần, chuyển phôi không phát triển. Tôi xin trứng tạo phôi và chuyển 2 lần cũng không đạt. Trứng vợ tôi có bất thường. Giờ tôi muốn có thêm con. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Ngô thanh long, 40 tuổi, Nghệ An
ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào anh!

Theo như những thông tin mà anh cung cấp thì chúng tôi nhận định gia đình mình đang gặp phải tình trạng thất bại làm tổ nhiều lần, được xác định khi có từ 2 lần trở lên chuyển phôi không thành công. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyển phôi thất bại có thể kể đến như: phôi thai có bất thường về di truyền (do bản thân phôi phát sinh bất thường trong quá trình hình thành hợp tử và phân chia tế bào, hoặc do bất thường di truyền từ bố mẹ - mà phôi không thể tự sửa chữa được); bất thường buồng tử cung (tử cung dị dạng, dính buồng tử cung, polyp buồng tử cung, vết mổ đẻ cũ,...); yếu tố niêm mạc tử cung liên quan tới việc tiếp nhận phôi làm tổ; tình trạng sức khỏe (tuổi, bệnh lý nền,...) của người mẹ; chất lượng noãn/tinh trùng kém;...

Việc xác định nguyên nhân là cần thiết nhằm áp dụng các phương pháp phù hợp làm tăng tỉ lệ làm tổ của phôi. Do đó, rất mong anh chị sắp xếp thời gian đến thăm khám để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình. Xin cảm ơn!

Vợ chồng tôi làm thụ tinh ống nghiệm 3 lần được 12 phôi, chuyển 6 lần thất bại. Lần thứ nhất vợ chồng tôi làm ở bệnh viện sản ở TP Hồ Chí Minh vào năm 2015, 2 lần chuyển phôi không thành công. Lần thứ 2 làm ở một bệnh viện chuyên hiếm muộn khác ở Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, chuyển 1 ...

Nguyễn Kim Công, 47 tuổi, Quảng Nam

Em và chồng cùng 44 tuổi, kết hôn được 6 tháng, vừa rồi có đi khám hiếm muộn tại TP HCM, nguyên nhân do em lớn tuổi AFC =7, chồng kết quả bình thường. Bác sĩ tư vấn nên làm IVF sớm. Em chưa đủ tài chính nên chưa làm và để chờ mang thai tự nhiên rồi năm sau tính thì có bị muộn ...

Nguyễn Thị Bạch Yến, 44 tuổi, Ninh Thuận
ThS.BS Phạm Thị Bảo Yến

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị Bạch Yến,

Khi người phụ nữ bước qua độ tuổi 35 và đặc biệt là sau 40 tuổi, quá trình suy giảm của của số lượng trứng cũng như chất lượng trứng sẽ càng nhanh và rõ rệt, do vậy thời gian cố gắng để có em bé tự nhiên không nên quá 6 tháng. Anh chị có thể tiêm vaccine mũi 4 bất kỳ thời điểm nào trước hoặc trong quá trình điều trị mà không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Nếu có thắc mắc gì thêm, chị có thể gọi điện qua số tổng đài IVFTA-HCM: 02871026789-02873006858 để được đặt lịch hẹn khám trực tiếp hoặc khám online, tư vấn, và hướng dẫn thêm.

Chúc gia đình chị luôn khỏe mạnh và sớm có tin vui!

Tôi đã làm thụ tinh ống nghiệm IVF, chọc trứng 2 lần, chuyển phôi 4 lần không thành công.
Tôi có u xơ tử cung kích thước 48*58 ( vị trí L6). Tôi dự định tiếp tục chọc trứng khoảng 3-4 tháng sau. Tôi có 1 câu hỏi là tôi có nên uống thuốc để giảm kích thước u xơ trong thời gian 3-4 ...

Nguyễn Thị Thu Hường, 40 tuổi, Vinhomes
BS.CKI Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Nếu đúng như chị mô tả u xơ tử cung của chị ở vị trí L6 theo phân loại của Figo, thì L6 này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của chị sau này nếu u xơ tử cung không gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Chị hoàn toàn có thể đến khám và tiếp tục điều trị IVF mà không cần điều trị vì càng để lâu, dự trữ buồng trứng của chị có thể sẽ càng giảm hơn nữa.

Sản phẩm chị nhắc đến không hẳn là thuốc điều trị, nó chỉ là thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị triệu chứng, không phải là thuốc điều trị u xơ tử cung.


Em bị tác dụng phụ của thuốc lúc canh niêm mạc. Em bị ói, nôn, ho, đau đầu, người chuyển qua cảm mệt mỏi. Lúc canh niêm mạc em uống thuốc ngày 4 viên thì không bị sao, lúc gần chuyển phôi tăng lên 8 viên là bị. Em bị hủy chu kỳ liên tục. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em có cách nào ...

Chế Thị Thanh Hường, 34 tuổi, Bình Định
Em kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh dài và thất thường, có khi nửa năm mới thấy kinh. Em đã kết hôn 4 năm nhưng chưa có con. Em mới làm xét nghiệm AMH cao 9.07, hiện tại đang uống thuốc Bắc để điều hoà kinh nguyệt nhưng chưa thấy hiệu quả ạ. Rất mong được bác sĩ tư vấn cho em ạ. Em ...
Nguyễn Thị Nhung, 30 tuổi, Hà Nội
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị, với những thông tin chị cung cấp, có thể chị đang gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang, đặc trưng bởi tình trạng rối loạn phóng noãn, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Do tình trạng rối loạn phóng noãn, cụ thể hơn là số lượng nang trứng nhiều nhưng không có noãn trưởng thành và rụng, khiến cho xác suất gặp nhau của trứng và tinh trùng giảm xuống, dẫn dến tỉ lệ có thai thấp có thể dẫn tới vô sinh.

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được áp dụng đối với các trường hợp buồng trứng đa nang, giúp làm tăng tỷ lệ có thai. Chị nên sắp xếp đi khám để được đánh giá toàn diện thể trạng. Xin cảm ơn!

TTV
 
 

Em đã từng phá thai 2 lần, lần 2 thai được 15 tuần vì mang thai em không biết đến khi biết thì thai đã được 15 tuần, gia đình em ngăn cấm bắt em phải bỏ. Thời điểm phá thai cách 1 năm hiện tại đã được đã được 4 năm bây giờ lượng kinh nguyệt của em ra ít (2ngày) vậy bác sĩ ...

Đặng Thị Tuyết, 33 tuổi, Hà Nội
BS.CKII Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị!

Sau khi bỏ thai, vì niêm mạc tử cung bị tổn thương, có thể dẫn đến tình trạng dính niêm mạc buồng tử cung, khiến cho niêm mạc tử cung mỏng, chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh (bản chất là lớp niêm mạc tử cung bong tróc) sẽ ít hơn so với bình thương. Có những trường hợp vô kinh thứ phát do tình trạng dính buồng tử cung quá nặng. Để chẩn đoán xác định, chị nên đi chụp phim tử cung vòi trứng nhằm đánh giá hình thái buồng tử cung, phát hiện có dính buồng tử cung hay không. Bên cạnh đó, các xét nghiệm như dự trữ buồng trứng, nội tiết tố cũng nên được thực hiện nhằm khảo sát các vấn đề khác liên quan đến rối loạn nội tiết.

Anh chị nên sắp xếp thời gian đến vào thời điểm sau sạch kinh 2-3 ngày (kiêng quan hệ vợ chồng từ đầu chu kỳ kinh) để thăm khám và được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình. Xin cám ơn!

TTV