Thứ sáu, 25/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Em năm nay 33 tuổi, tháng 10/2021 em có mổ u lạc nội mạc buồng trứng cả 2 bên buồng trứng (phương pháp mổ nội soi) tại BV Phụ Sản Thanh Hóa. Tháng 7 vừa qua em có ra BV Phụ sản Trung Ương và BV Bưu Điện Hà Nội làm lại các xét nghiệm để kiểm tra thì chỉ số AMH còn 0.02, hai ...

Lê Thị Hồng, 37 tuổi, Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Em vừa chuyển phôi nhưng bị thất bại, em còn 1 phôi ngày 5 hay ngày 6 gì đó nhưng là phôi bất thường -7. Liệu em có chuyển được phôi đó không hay em phải làm lại từ đầu ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.

Vũ Thị Nguyệt, 37 tuổi, HN

Mong bác sĩ tư vấn giúp về trường hợp bị biến chứng teo tinh hoàn sau quai bị, kết luận vô sinh ạ.

Nguyễn Thành Công, 27 tuổi, Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

BS.CKI Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào anh! Khi mắc bệnh quai bị, virus có thể lây lan sang những cơ quan khác trong đó có tinh hoàn, gây tổn thương cho các tế bào sinh tinh, dẫn đến phù nề và xơ hóa, cuối cùng là viêm teo tinh hoàn. Khi tình trạng tổn thương và xơ hóa ống sinh tinh kéo dài có thể dẫn đến hậu quả vô sinh ở nam giới do giảm sản xuất tinh trùng. Việc mang thai tự nhiên trở nên rất khó khăn do lượng tinh trùng trong tinh dịch xuất ra ngày càng giảm kể từ sau khi mắc biến chứng viêm tinh hoàn, và cuối cùng có thể dẫn đến vô tinh.

Tuy nhiên, tùy trường hợp bệnh lý, sau khi thăm khám các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng can thiệp bằng phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh hoặc từ tinh hoàn để lấy ra số lượng tinh trùng nhỏ còn lại, đủ để làm IVF.

Anh chị nên sắp xếp thời gian đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, để bác sĩ có thể thăm khám, đánh giá chức năng sinh sản còn lại và tư vấn cụ thể hơn, cũng như thảo luận về phương pháp điều trị tối ưu cho trường hợp của anh.

TTV
 
 

Em bị ứ dịch vòi trứng phải, nếu em làm IVF thì có phải mổ kẹp hay cắt vòi trứng không ạ? Ngoài ra em bị polyp tử cung thì làm IVF có cần phải cắt đi không ạ?

Phạm Thị Tuyết Mai, 24 tuổi, Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Trường hợp bị đái tháo đường type 1 có thể làm IVF không ạ?

Nguyễn Thị Dung, 37 tuổi, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị, với những trường hợp có bệnh lý nền nói chung và tiểu đường nói riêng thì hiện tại chưa có chống chỉ định làm IVF. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho chị cũng như đạt hiệu quả trong quá trình điều trị chúng tôi sẽ cần xin ý kiến của các sĩ chuyên khoa nội tiết để phối hợp điều trị cho hợp lý. Nếu như bác sĩ chuyên khoa kết luận tình trạng bệnh lý của chị ổn định, có thể tiến hành làm IVF được thì chị sẽ thăm khám và làm IVF bình thường theo quy trình.

TTV
 
 

Em 36 tuổi, chồng em 37 tuổi, em bị sảy thai liên tục 3 lần trong 1 năm. Em đã làm các xét nghiệm căn bản cho vợ chồng kết quả bình thường. Sau đó em đi sâu vào xét nghiệm NST thì kết quả là:
Chồng: Kết quả karyotype bình thường.
Vợ:
Đột biến dị hợp F5 A4070 G.
Đột biến ...

Nguyễn Hoàng Thúy, 36 tuổi, Bình Định

Bác sĩ Lê Xuân Nguyên

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị Hoàng Thuý.

Tôi xin chia sẻ cùng lo lắng của vợ chồng anh chị. Với sự phát triển của y khoa thời điểm hiện tại, các xét nghiệm chuyên sâu về di truyền đã mở ra cho chúng ta những nguyên nhân dẫn đến thai kỳ bất thường. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại đột biến chúng ta có thể tiên lượng và có hướng xử trí khác nhau để hỗ trợ người bệnh đến gần hơn với 1 thai kỳ an toàn.

Trong sinh lý tự nhiên, quá trình thụ tinh diễn ra sẽ dẫn tới hiện tượng bắt cặp thông tin di truyền từ phía người mẹ và người cha, quá trình này sẽ có sự sai lệch và tăng theo độ tuổi do phụ thuộc vào chất lượng noãn.

Ở thời điểm hiện tại, Chị Thuý đã bước qua ngưỡng 35 do vậy nguy cơ thai bất thường sẽ tăng so với thời điểm khi chị còn trẻ. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề làm tổ và phát triển của thai nhi. Vì vậy để được đưa ra nguyên nhân và phác đồ điều trị chính xác, chị Hoàng Thuý nên đến thăm khám sớm cùng các chuyên gia Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Cám ơn chị và rất mong được đồng hành cùng vợ chồng anh chị trên chặn đường mong con sắp tới.


Em bơm IUI lần 01 thất bại vì thai sinh hóa. Lần 02 có làm tiếp được không ạ?

Nguyễn Thị Dung, 36 tuổi, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội

BSĐH Đặng Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn! Với trường hợp của hai vợ chồng bạn nếu chỉ mới bơm IUI 1 lần chưa thành công nhưng chức năng sinh sản của hai vợ chồng hoàn toàn bình thường, 2 bạn không mắc các bệnh lý gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì các bạn hoàn toàn có thể tiếp tục bơm IUI từ 1-2 chu kỳ tiếp nếu sau 3-6 chu kỳ thất bại thì lúc đó hai vợ chồng bạn có thể cân nhắc chuyển sang làm IVF!

TTV
 
 

AMH của em =1.58. Em cần tư vấn để chuẩn bị làm IVF ạ.

Trần Hồng Tiến, 36 tuổi, Huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

BSĐH Đặng Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Vâng chào bạn! Rất mong bạn có thể đi khám để bác sĩ có thể đánh giá chính xác hơn chắc năng sinh sản của bạn và chồng, vì các thông tin của bạn cung cấp chưa được đầy đủ.

Dựa trên kết quả xét nghiệm bạn cũng cấp là AMH = 1.58 và tuổi của bạn còn trẻ, tôi thấy dự trữ buồng trứng của bạn đã giảm hơn so với bình thường. Tình trạng của bạn nếu để lâu và kéo dài dự trữ buồng trứng sẽ tiếp tục giảm!

Nếu xác định làm IVF, bạn cần thăm khám để đánh giá lại toàn diện chức năng sinh sản của cả hai vợ chồng. Cụ thể hai vợ chồng nên có một tâm lý thoải mái đứng quá căng thẳng và áp lực trước khi tham gia hỗ trợ sinh sản. Thời điểm đi khám hợp lý là khi phụ nữ sạch kinh 2-3 ngày kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ để siêu âm phụ khoa, chụp phim tử cung vòi trứng để đánh giá chính xác tử cung - vòi trứng - buồng trứng xem có vấn đề gì bất thường không. Ngoài ra sẽ khám phụ khoa làm các xét nghiệm để đánh giá khả năng mang thai và loại trừ các bệnh lý di truyền và truyền nghiễm cho em bé cảu hai vợ chồng sau này. Đối với người chồng, trước 3-5 đi khám nên kiêng xuất tinh để làm tinh dịch đồ đánh giá chính xác mật độ, số lượng, độ di động và hình dạng tinh trùng cũng như sàng lọc các bệnh lý truyền nhiễm và di truyền cho em bé.

TTV
 
 



Em có sàng lọc phôi trong đó có 1 phôi bị mất NST -21, liệu nếu khi đậu thai thì thai đó có nguy cơ bị dị tật không ạ?

Hải Hoa, 37 tuổi, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

BSĐH Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Đối với phôi lệch bội nhiễm sẵc thể sau khi sàng lọc hiện chưa có khuyến cáo nào khuyến khích có thể chuyển phôi. Với phôi lệch bội thiếu 1 nhiễm sắc thể số 21 sau khi chuyển phôi phần lớn sẽ dừng phát triển trong quá trình mang thai gây lưu thai, sảy thai hoặc không đậu thai. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ trẻ dược sinh ra do nhiều nguyên nhân nhưng sẽ mang nhiều bất thường như chậm phát triển trong tử cung, dị tật tai, vẹo ngón tay, co giật, sốt phát ban... và tỷ lệ tử vong chu sinh rất lớn.

Mặc dù kết quả sàng lọc phôi sẽ có khoảng 5% tỷ lệ sai lệch kết quả do bất tương thích tế bào giữa vị trí sinh thiết ( TE - sau sẽ phát triển thành phần phụ của thai) và ICM - sau này sẽ phát triển thành thai, tuy nhiên độ đặc hiệu của xét nghiệm sàng lọc phôi vẫn rất cao, lên đến 95%, do đó lời tư vấn cuối cùng cho 2 vợ chồng vẫn là không chuyển phôi lệch bội này.

Vợ tôi cách đây 4 năm trước làm IVF đã có một cháu gái gần 4 tuổi, đến nay sau 4 năm vợ tôi làm tiếp IVF bằng phôi lưu trữ ở bệnh viện nhưng không đậu thai. Vợ chồng tôi không biết nguyên nhân vì sao không mang thai mắc dù phôi đã nuôi ngày 5 rồi và các chỉ số đều bình thường. ...

Phạm Văn Quỳnh, 34 tuổi, Huyện Thanh Hà, Hải Dương

Em bị u nang, đi khám bác sĩ bảo u nang nước rồi bị rong kinh gần 1 tháng. Đi khám bác sĩ bảo uống thuốc khỏi. Cho em hỏi em có cơ hội có thai tự nhiên được không, hay phải làm IVF ạ?

Ngô Thị Hương, 28 tuổi, huyện Sông Mã, Sơn La

ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Chị có nhắc đến chị bị u nang nhưng không nói rõ về vị trí, tôi xin đoán là u nang buồng trứng. Đối với u nang ở buồng trứng, người ta phân loại thành 2 nhóm chính: u thực thể và nang cơ năng.

Tùy phân loại, tính chất u mà sẽ có phương án điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nang cơ năng có thể tự mất sau vài chu kỳ kinh mà không cần can thiệp. Trường hợp u thực thể sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật tùy từng trường hợp. Tuy nhiên u nang buồng trứng không là chỉ định làm IVF, người bệnh hoàn toàn vẫn có thể có thai tự nhiên nếu không có các rối loạn khác. Do đó, trường hợp của chị nên thăm khám đánh giá toàn diện về khả năng sinh sản cũng như theo dõi u nang buồng trứng trước khi quyết định điều trị.

Trân trọng!

TTV
 
 

Em năm nay 32 tuổi, vợ chồng em lấy nhau gần 3 năm và chưa có con. Chồng em sức khỏe bình thường, chỉ có em có AMH 2.2 và FSH cao trên 20. Em đã từng đi khám theo dõi 3 chu kỳ. Bác sĩ cho em uống maverlon để điều chỉnh thì tháng đầu tăng vọt gấp đôi, tháng sau giảm được 2 ...

Cao Thuỳ Chi, 32 tuổi, Hưng yên

TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Trường hợp của chị chia sẻ có thể liên quan đến hội chứng Savage syndrome ( hội chứng buồng trứng kháng gonadotropin ) đây là một hội chứng hiếm gặp nhưng vẫn có cơ hội có thai bằng noãn tự thân, tuy nhiên khi điều trị hỗ trợ sinh sản cần có phác đồ riêng biệt. Tuỳ vào các kết quả thăm khám như xét nghiệm, siêu âm… của mỗi người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Ngoài thăm khám về khả năng tạo phôi, các bác sĩ cũng cần các thông tin về buồng tử cung để đánh giá khả năng mang thai. Do vậy hai vợ chồng chị nên đến thăm khám trực tiếp và mang theo tất cả các kết quả thăm khám đã có để được tư vấn đầy đủ nhất. Chúc chị sớm thành công!

TV
 
 

Em đang làm IVF hiện đến giai đoan canh niêm mạc để chuyển phôi. Hôm nay là ngày 10 ckk. Kiểm tra niêm mạc 11mm và dịch vết mổ cũ là 2,9 mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nên chuyển phôi chu kỳ này không (nếu điều trị hết dịch trước khi chuyển) Và nếu chuyển thành công thì tháng ...

Bùi Thị Thắm, 34 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ

BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!
Có rất nhiều yêu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả chuyển phôi, trong đó chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung rất quan trọng, và tình trang tự dịch vết mổ cũ ở các người bệnh từng mổ đẻ cũng là một vấn đề đau đầu với các bác sĩ.

Dịch tại vết mổ cũ nếu tràn vào buồng tử cung sẽ cản trở việc làm tổ của phôi, thậm chí gây tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng tụ dịch này thay đổi mỗi chu kỳ, tùy theo tình trạng nội tiết và phác đồ thuốc chuẩn bị niêm mạc.

Như chị mô tả, tới ngày 10 chu kỳ, chị còn tụ dịch một ít tại vết mổ, nếu không có dịch tràn vào buồng tử cung thì vẫn có thể theo dõi và chuyển phôi nếu đủ điều kiện. Khi đã chuyển phôi thành công, tức là phôi đã có thể làm tổ và phát triển tại niêm mạc một cách thuận lợi thì ta không còn quá lo ngại về dịch vết mổ nữa.

Chúc chị chuẩn bị niêm mạc thuận lợi và chuyển phôi thành công, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

tv
 
 


Em bị ứ dịch tai vòi trứng phải, bác sĩ chỉ định kì sau mổ nội soi hút dịch tai vòi. Vậy mổ nội soi hút dịch xong khoảng bao lâu em chuyển phôi được ạ? Rất mong bác sĩ trả lời em? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Hà, 44 tuổi, Ba Vì, Hà Nội

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Cảm ơn câu hỏi của chị. Với tình trạng ứ dịch vòi tử cung, chúng ta có thể có hai biện pháp xử lý: một là tạm thời chọc hút dịch để tránh vòi ứ tắc cản trở các thủ thuật chọc hút trứng, chuyển phôi; tuy nhiên biện pháp này có tính tạm thời. Biện pháp thử hai là mổ nội soi xử lý cắt vòi tử cung bị ứ dịch mất chức năng, mang tính triệt để, sau chu kỳ mổ nội soi thì người bệnh có thể chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi ngay chu kỳ sau.

Lựa chọn phương pháp nào thì bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của từng người bệnh để đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất. Chị nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị của mình để rõ hơn về biện pháp mà chị đã được tư vấn. Chúc chị thành công và sớm đón con yêu.

TTV
 
 

[Caption]

Chồng em nhiễm Covid-19 ảnh hưởng gì đến làm IVF không ạ? Sau bao lâu khi hết Covid-19 thì thực hiện được IVF ạ?

Nguyễn Thị Thoan, 43 tuổi, Lộc Hà, Hà Tĩnh

BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Câu hỏi của chị cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua. Với những báo cáo gần nhất của các nhà khoa học trên thế giới, chúng ta chưa có quá nhiều thông tin về việc Covid-19 ảnh hưởng tới mức nào tới con cái khi bố mẹ bị mắc virus này trong quá trình thụ tinh. Họ chỉ có nhận định rằng, nam giới khi bị mắc Covid-19 nếu có triệu chứng sốt, hoặc mắc bệnh mức độ nặng sẽ bị ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.

Vậy nên tại IVFTA, sau khi tham khảo các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia trên thế giới, chúng tôi thống nhất khuyến cáo người bệnh nam nếu mắc Covid-19 không triệu chứng có thể tới làm hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi ít nhất 15 ngày, nếu có triệu chứng sốt hoặc bị mức độ nặng thì chỉ nên thực hiện hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng.

BS Phan Ngọc Quý
 
 

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn