Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn
* Vui lòng điền chính xác và đầy đủ để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
Xét nghiệm máu cho kết quả NST 15 và 20 của vợ bị đứt đoạn, ngày 2 chu kỳ kinh chỉ có khoảng 3 trứng. Cho em hỏi, em có thể kích trứng nhiều lần và gom đểm tạo phôi không ạ (còn chồng thì hoàn toàn bình thường)? Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ khoa Nam học BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị, trường hợp của chị có bất thường nhiễm sắc thể và số lượng nang trứng giảm, để tăng tỷ lệ có phôi chuyển, chị nên gom phôi nhiều chu kì. Chúc chị sớm thành công.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Em đã kết hôn được 2 năm, vừa rồi em có đi khám sức khỏe nam giới và có kết quả sau:
1. Kết quả siêu âm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái và vi vôi hóa rải rác dọc mào tinh bên phải.
2. Tinh dịch đồ: Có độ nhớt cao và có tinh trùng dạng PR, NP, IM trong tinh ...
Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Mến chào bạn Quân, bạn nên làm gấp những vấn đề sau:
1-Bạn nên đến ngay cơ sở Hỗ trợ sinh sản gần nhất để trữ tinh trùng (khoảng 2-3 mẫu). KHẨN bạn nhé. Kết quả nội tiết cho thấy khả năng sinh tinh đang bị suy giảm và trong tương lai có thể trở về 0 (không tìm thấy tinh trùng trong mẫu xuất tinh).
2-Bạn làm giúp tôi thêm 2 xét nghiệm: nhiễm sắc thể đồ và AZF. Sau đó bạn đến để tôi thăm khám lại tình trạng của bạn (ví dụ: thể tích tinh hoàn, mật độ tinh hoàn) và thăm hỏi thêm bệnh sử để có quyết định điều trị hợp lý.
Mong sớm được gặp lại bạn.
Vợ chồng em trai em cưới nhau hơn 1 năm chưa có con, đi khám thì được chẩn đoán là vợ bị tắc vòi trứng và được tư vấn chữa bằng 2 cách mổ hoặc IVF. Bác sĩ cho em hỏi, ngoài 2 phương pháp trên thì có phương án nào khác như thông vòi trứng,... hay không? Nếu làm 2 phương pháp trên thì ...
Vợ chồng em sinh 1 bé đã 10 năm rồi, không kế hoạch nhưng vẫn chưa có bầu lại. Rất mong có thêm con. Em muốn hỏi là một ca thụ tinh ống nghiệm thì chi phí khoảng bao nhiêu ạ?
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Vô sinh thứ phát khi một cặp vợ chồng đã có em bé khoẻ mạnh và sau 1 năm quan hệ bình thường (2-3 lần một tuần) mà không có thai, đối với người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên là 6 tháng.
Chị nên khuyên anh để hai vợ chồng đi khám, nghe tư vấn từ bác sĩ. Các xét nghiệm cần thiết anh chị cần làm bao gồm:
- Xét nghiệm dành cho vợ: Ngày 2 chu kì kinh: xét nghiệm nội tiết sinh sản, AMH, hormon tuyến giáp, miễn dịch (HIV, HBsAg, giang mai, lao); Sạch kinh 3 - 5 ngày (kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ): khám phụ khoa, siêu âm, làm xét nghiệm sàng lọc K cổ tử cung, K vú (nếu chị trên 35 tuổi), chụp phim tử cung - vòi trứng (nếu đủ điều kiện khi khám phụ khoa).
- Xét nghiệm dành cho chồng: Kiêng quan hệ 3 - 5 ngày để xét nghiệm tinh dịch đồ, miễn dịch (HIV, HBsAg, giang mai).
Tùy thuộc vào kết quả sau thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chính xác cho anh chị.
Chúc anh chị khỏe mạnh và sớm có tin vui!
Xin bác sĩ tư vấn về hiếm muộn.
Hai vợ chồng em cùng tuổi, có bé trai sinh năm 2014. Sau khi sinh con cho đến nay, em vẫn thả mà chưa có thêm em bé. Hai vợ chồng đi khám thì đều bình thường, không biết nguyên nhân do đâu. Vợ chồng em phải làm gì để có con? Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị Thu Thảo,
Ứ dịch sẹo mổ cũ là một trong các nguyên nhân làm giảm tỷ lệ thành công khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Dịch từ sẹo mổ chảy ngược vào buồng tử cung sẽ làm cho phôi khó làm tổ hơn. Hiện tại chị cần được thăm khám, đánh giá mức độ tụ dịch vết mổ thì bác sĩ mới đưa ra được hướng điều trị tiếp theo.
Nếu mức độ tụ dịch nhiều kèm theo có dịch vào buồng tử cung thì có thể chị sẽ phải phẫu thuật tạo hình lại sẹo mổ cũ trước khi chuyển phôi. Tuy nhiên tỷ lệ thành công của phẫu thuật này cũng chỉ khoảng 50 - 60%, có những trường hợp cần phẫu thuật nhiều lần.
Chúc gia đình chị sức khỏe và hạnh phúc!
Tôi 45 tuổi, chưa có con, đã một lần chuyển phôi ở tuổi 42 nhưng không thành công. Tôi nghe và tìm hiểu rất nhiều về những phương pháp hỗ trợ ở bệnh viện mình. Hiện tại 2 vợ chồng không có điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho biết với tình trạng hiện tại của tôi có điều trị để có con ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị Tâm,
Vấn đề nổi trội trong trường hợp này là độ tuổi của chị. Những người phụ nữ trên 40 tuổi thường phải đối diện với tình trạng suy giảm một cách đáng kể về số lượng cũng như chất lượng trứng. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị được lựa chọn với phác đồ gom trứng hoặc gom phôi. Nếu gom trứng, người bệnh sẽ được kích thích buồng trứng nhiều lần, sẽ tạo phôi khi có đủ số lượng trứng tối ưu, khoảng 8-10 trứng. Phương pháp này thường được nhiều người lựa chọn vì tăng cơ hội có thai bằng chính trứng của mình và tiết kiệm chi phí điều trị. Tôi cần biết dự trữ buồng trứng của chị, đồng thời siêu âm đánh giá số nang trên hai buồng trứng.
Chị nên khuyên anh để hai vợ chồng đi khám, nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Các xét nghiệm cần thiết anh chị cần làm bao gồm:
- Xét nghiệm dành cho vợ: Ngày 2 chu kì kinh: xét nghiệm nội tiết sinh sản, AMH, hormon tuyến giáp, miễn dịch (HIV, HBsAg, giang mai, lao)
Sạch kinh 3 - 5 ngày (kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ): khám phụ khoa, siêu âm, làm xét nghiệm sàng lọc K cổ tử cung, K vú (nếu chị trên 35 tuổi), chụp phim tử cung - vòi trứng (nếu đủ điều kiện khi khám phụ khoa).
- Xét nghiệm dành cho chồng: Kiêng quan hệ 3 - 5 ngày: xét nghiệm tinh dịch đồ, miễn dịch (HIV, HBsAg, HCVAb, giang mai).
Tùy thuộc vào kết quả sau thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chính xác cho anh chị.
Chi phí thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCM dao động từ 70-130 triệu, tùy vào việc lựa chọn tủ nuôi cấy phôi và các bệnh lý kèm theo.
Tôi khuyên chị nên mang theo hết các xét nghiệm đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có lời khuyên chính xác. Nếu có thắc mắc gì thêm, chị có thể gọi điện qua số tổng đài 02871026789-02873006858 để được đặt lịch hẹn khám, tư vấn, và hướng dẫn thêm.
Nay tôi 46 tuổi, chồng 48 tuổi chưa có con, tôi từng bị thai lưu 2 lần ở tuần thứ 7,8 ở tuổi 44, 45. Hiện tại 2 vợ chồng không có điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho biết tình trạng hiện tại mình có điều trị để có con không vậy bác, quá trình điều trị thì chi phí khoảng bao nhiêu. ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thai lưu, đa số các trường hợp là do bất thường di truyền (ADN/gen) của thai. Một số nguyên nhân khác có thể do bất thường ở tử cung (dính buồng tử cung, tử cung dị dạng) hoặc có thể do bệnh lý toàn thân của người mẹ như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hội chứng anti phospholipid...
Người ta thấy rằng, hầu hết người phụ nữ có thể mang thai bình thường sau 1 hoặc 2 lần thai lưu. Với IVF, các bác sĩ có thể kiểm tra ADN của thai bằng phương pháp sàng lọc tiền làm tổ (PGS) trước khi chuyển phôi trở lại vào tử cung cho các trường hợp nguy cơ cao (mẹ lớn tuổi, tiền sử thai lưu nhiều lần). Thực hiện các thăm khám sàng lọc về tử cung, vòi trứng, bệnh lây truyền, bệnh tuyến giáp, nội tiết...nhằm loại bỏ nguy cơ tới quá trình mang thai. Một lưu ý nữa là tỷ lệ sảy thai, thai lưu trong song thai cao hơn so với trường hợp đơn thai.
Chị đã 46 tuổi, tuổi càng lớn, số lượng phôi ít và tỷ lệ phôi bất thường sẽ cao. Hiện nay, với những phụ nữ lớn tuổi, để tăng tỷ lệ thành công có thể áp dụng phương pháp sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGS) để phát hiện và loại bỏ những phôi bất thường. Tại IVFTA-HCM đã có những trường hợp tương tự chị và làm IVF thành công. Để được tư vấn cụ thể hơn, mời chị đến thăm khám trực tiếp.
Em năm nay 37 tuổi, có thai tự nhiên được 4 lần nhưng lần nào cũng hư, hai lần thai ngoài tử cung, một lần lưu, một lần sảy, vài năm em không dám để lại, đi khám thì kết quả chồng hơi yếu, năm 2021 em làm IVF, chỉ số dự trữ buồng trứng thấp nên được 1 trứng tạo 1 phôi chuyển tươi, ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị,
Trường hợp của chị đã có 4 lần có thai (2 lần thai ngoài tử cung và 2 lần sẩy thai), và 1 lần thực hiện IVF thất bại. Anh chị có thể được chẩn đoán: Hiếm muộn thứ phát - Sảy thai liên tiếp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẩy thai liên tiếp, tuy nhiên có thể tóm gọn một số nguyên nhân sau:
- Di truyền: Bất thường di truyền phôi thai, hay có thể gặp ở người vợ hoặc chồng. Khi người phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ sảy thai do bất thường di truyền này càng tăng cao hơn. Để phát hiện bất thường di truyền, anh chị nên thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, nếu nhiễm sắc thể đồ hai vợ chồng bình thường thì anh chị nên cân nhắc thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ của phôi thai.
- Bất thường cơ quan sinh dục (tử cung và tai vòi): Các dị dạng bẩm sinh của tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng…U xơ cơ tử cung dưới niêm mạc và polyp là các khối choáng chỗ trong lòng tử cung cũng có thể gây nên sẩy thai liên tiếp. Dính buồng tử cung hoặc nội mạc tử cung mỏng cũng khá thường gặp. Một dạng khác hiếm gặp hơn tuy nhiên trong thụ tinh ống nghiệm chúng tôi gặp khá nhiều đó là tình trạng ứ dịch tai vòi, dịch trong tai vòi sẽ đổ về lại buồng tử cung gây ra tình trạng không làm tổ hay bám của phôi vào nội mạc tử cung.
- Hội chứng kháng phospholipid một rối loạn miễn dịch gây huyết khối động - tĩnh mạch. Hoặc có thể gặp bệnh lý huyết khối và rối loạn các yếu tố đông máu.
- Các bệnh lý nhiễm trùng bao gồm: Chlamydia, Listeria monocytogenes, Toxoplasma gondii, Rubella, Cytomegalovirus, Herpes virus…thường được phát hiện trong môi trường âm đạo, cổ tử cung và trong máu của người phụ nữ bị sảy thai liên tiếp. Nhiễm trùng gây sảy thai có thể do nhiễm trùng trực tiếp tử cung, thai nhi, nhau thai; suy giảm chức năng nhau thai; nhiễm trùng mạn tính nội mạc tử cung hay cổ trong CTC; nhiễm trùng ối….
- Chưa rõ nguyên nhân: Khoảng 60-75% các trường hợp sẩy thai liên tiếp cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân, việc điều trị chủ yếu là bao vây các nguyên nhân ở trên.
Trường hợp của chị nên khẩn trương thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, bằng chứng là 37 tuổi nhưng số lượng trứng chọc hút được ít do đó số lượng phôi tạo thành cũng ít. Anh chị nên sắp xếp để đến thăm khám và điều trị, khi đến chị nhớ mang theo tất cả các xét nghiệm, kết quả thăm khám cũ, phác đồ điều trị lần trước, chúng tôi sẽ xem xét và có thể tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của anh chị. Mong gặp lại anh chị tại trung tâm.