Trong cuộc họp đa phương diễn ra tại Thuỵ Sĩ hôm qua, Chủ tịch Ban công tác về vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam Eirik Glenne hy vọng các thành viên trong ban sớm chốt lại nội dung dự thảo báo cáo gia nhập, mở đường cho việc hoàn tất thủ tục ngay cuối năm nay.
"EU thấy rằng không còn tồn tại bất kỳ trở ngại nào đối với việc Việt Nam gia nhập WTO", Cao uỷ thương mại EU Peter Mandelson phát biểu như vậy, trong cuộc hội kiến với Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển tại Brussels (Bỉ) hôm 8/9.
Hãng tin kinh tế - tài chính Bloomberg (Mỹ) nhận định, 2 năm nữa, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một nửa số doanh nghiệp dệt may có thể phá sản.
Đó là khuyến nghị của hơn 80 doanh nghiệp Mỹ tham gia Tọa đàm về những cơ hội và thách thức hậu WTO của VN, do Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tổ chức hôm qua. Theo các doanh nghiệp Mỹ, đầu tư hạ tầng, cảng biển gần như là chìa khóa để VN phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập.
> Xây cảng để... di dời / Đổ vốn đầu tư cảng biển phía Nam
Khi biển lớn WTO sắp ào đến, không đăng ký nhãn hiệu theo thông lệ quốc tế, doanh nghiệp cầm chắc chịu nhiều thua thiệt như mất thương hiệu, kiện vi phạm sở hữu trí tuệ... 75% doanh nghiệp VN hiện chưa đăng ký sở hữu nhãn hiệu. Các chuyên gia hy vọng, WTO sẽ giúp tốc độ đăng ký tăng nhanh hơn.
Chưa khi nào các hãng hàng không nước ngoài lại tăng chuyến, mở đường bay đến VN rầm rộ như hiện nay. Hai sự kiện được coi là tâm điểm thu hút các hãng hàng không nước ngoài chính là VN chuẩn bị gia nhập WTO và Hiệp định miễn visa trong toàn ASEAN có hiệu lực.
Trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ra thông cáo báo chí chung, trong đó Trung Quốc ủng hộ VN sớm gia nhập WTO và VN khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc.
Một cơn lốc hàng ngoại nhập sẽ tràn vào thị trường khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong khi sức cạnh tranh của nông sản VN quá thấp, nông dân thì yếu thế.
Ngày 21/8, trong khuôn khổ hội nghị “VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO” do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức, ông Nguyễn Sơn, Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế - đã thông báo sơ bộ về các cam kết đa phương của VN khi gia nhập WTO.
Theo Phó chủ tịch Công ty tài chính quốc tế (IFC) Lars H.Thunell, với việc gia nhập WTO tới đây, VN sẽ có nhiều cơ hội thu hút các luồng vốn khác nhau. Ông nhận định, tốc độ tăng GDP càng cao thì luồng vốn đổ vào sẽ càng lớn.
Cam kết trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) hẹp hơn nhiều so với quy định của WTO. Vì vậy, theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) Hoàng Phước Hiệp, đàm phán được xử lý trên cơ sở những vấn đề của WTO, thậm chí là vòng Doha đặt ra.
Đại diện Thương mại Mỹ Rob Portman cho biết thoả thuận song phương về gia nhập WTO và tiếp cận thị trường mà hai bên đạt được về nguyên tắc cuối tuần qua sẽ giảm đáng kể thuế đánh vào các sản phẩm công, nông nghiệp của Mỹ.
Sau vòng đàm phán WTO Việt - Mỹ, giới đầu tư ở thị trường chứng khoán New York (NYSE) trên phố Wall rất quan tâm làm sao để đầu tư được vào các công ty của Việt Nam. Họ cũng hy vọng một ngày không xa, những doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ niêm yết tại NYSE.
Theo Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Nguyễn Thành Hưng, trong đàm phán WTO với Mỹ mới đây, VN đã có một số nhượng bộ lớn hơn trong lĩnh vực viễn thông so với Hiệp định Thương mại song phương (BTA). Dù vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có đủ điều kiện để hội nhập và phát triển bền vững.
Khi cả nước đang hân hoan với việc kết thúc đàm phán WTO với Mỹ thì lại có tin doanh nghiệp thuỷ sản VN vấp ngã vì không hiểu luật chơi chung. Với nhà xuất khẩu, sự việc đã xảy ra trong quá khứ đơn giản chỉ là đặt tên khác cho cá tra, basa. Còn với Mỹ, nếu chứng minh đó là cố ý, sẽ khép vào tội gian lận.
> Một giám đốc thuỷ sản bị câu lưu tại Bỉ theo yêu cầu của Mỹ
Trao đổi với báo giới, Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng VN còn ba việc lớn phải làm để gia nhập WTO, trong đó quan trọng nhất là tiếp tục vận động để Mỹ sớm trao cho VN Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).
Trả lời phỏng vấn VnExpress bên lề Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho biết trước khi ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, có ý kiến lo ngại doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn, nhưng thực tế trong 5 năm qua ngược lại. Ông tin sân chơi WTO sẽ đem lại cho VN nhiều thành công.
Không rượu, không hoa, không người chứng kiến ở thời khắc quá sớm của một ngày mới, sau gần 4 ngày 3 đêm căng thẳng, ai cũng cảm nhận được tính lịch sử của khoảnh khắc mà những người làm công tác đàm phán vừa trải qua. Cả hai phía Việt Nam và Mỹ đã có một "bước nhảy của niềm tin".
Dệt may hồ hởi với tin kết thúc đàm phán song phương Việt-Mỹ. Viễn thông cũng chẳng ngại ngần gì. Tuy nhiên, sức ép hội nhập là điều khiến khối doanh nghiệp tài chính ngân hàng băn khoăn, công nghiệp ôtô lo lắng. Lo nhất là các doanh nghiệp bán lẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, kết thúc với Mỹ có nghĩa là VN đã hoàn thành đàm phán song phương với tất cả các đối tác, điều này cho thấy niềm tin tương đối vững chắc về khả năng gia nhập WTO ngay cuối năm nay.