Theo ông Mandelson, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thoả thuận về tất cả các vấn đề đa phương còn tồn đọng liên quan tới WTO, trong đó chứa đựng lợi ích đối với EU và cả Việt Nam.
"Việt Nam đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc gia nhập WTO trong năm vừa qua. EU luôn kiên định ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, và tôi vui mừng được chứng kiến cột mốc cuối cùng này. Tôi mong muốn sớm tham gia các cuộc họp trong tương lai tại Geneva giữa hai bên chúng ta với tư cách là các đối tác bình đẳng”, ông Peter Mandelson nói.
Trong cuộc hội kiến, Cao uỷ Thương mại Mandelson và Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng đã thảo luận các kế hoạch tăng cường quan hệ đối tác (giữa EU) với các nước Đông Nam Á, tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong hàng loạt các vấn đề kinh tế và hướng tới việc khởi động một Hiệp định Tự do Mậu dịch.
Ngày 4/1/1995, Việt Nam nộp đơn tham gia Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam và EU đã đạt được thoả thuận về các cam hết song phương ngày 9/10/2004. Những cam kết này sẽ được đưa vào bản Dự thảo Thoả thuận về việc Gia nhập WTO của Việt Nam.
Sau khi hoàn tất các thoả thuận song phương với tất cả các thành viên có yêu cầu, việc Việt Nam gia nhập WTO giờ đây là chủ đề của phiên đàm phán của Ban Công tác Đa phương tại WTO ở Geneva.
Một số cam kết chủ chốt của Việt Nam Việt Nam sẽ dành tất cả các quyền thương mại đầy đủ tính từ ngày 1/1/2007 (ngoại trừ một số lượng hạn chế các sản phẩm mà quyền thương mại đầy đủ sẽ được cấp trong năm 2009, và các sản phẩm mà quyền kinh doanh thuộc các doanh nghiệp thương mại Nhà nước như thuốc lá sợi và thuốc lá thành phẩm). Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các hạn chế nhập khẩu đối với xe gắn máy loại nhỏ có công suất động cơ vượt quá 175 phân khối (cm3); Việt Nam sẽ thay thế những hạn chế này bằng một hệ thống cấp giấy phép. Để đảm bảo rằng các khoản trợ cấp cho các khu chế xuất không trở thành sự bóp méo thương mại, Việt Nam sẽ loại bỏ cam kết dành cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu vốn được xem là một tiêu chí cho việc thành lập doanh nghiệp trong các khu chế xuất. Việt Nam sẽ sửa lại hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng bia, rượu mạnh nhằm loại bỏ việc đánh thuế mang tính phân biệt đối xử đối với một số mặt hàng rượu bia. (Nguồn: Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam) |
K.D.