Cuộc sống ngắn ngủi lắm, hỷ nộ ái ố em muốn hưởng mỗi thứ một ít trước khi đến đoạn cuối cuộc đời. Được yêu, được vui, là hay quá rồi, nhưng cũng có nghĩa sẽ kèm theo được khổ, được kêu ca về tình yêu của mình, có lẽ cũng là một phần tất yếu muôn đời mà phụ nữ phải nếm trải.
Ai cũng hiểu, tác dụng của việc đề cao điều gì đó là thường khiến cho mọi người phấn đấu theo. Trong trường hợp này, khi nhìn sâu vào bản chất của vấn đề hơn một chút, người ta sẽ thấy được mặt trái của vấn đề, là sự thụt lùi của phụ nữ (khi họ đã hy sinh cho một điều gì đó) mà kết quả, nhìn chung, là không mấy tốt đẹp!
Từ khi tôi tỏ ra đấu tranh vì bình đẳng cho phụ nữ, tự nhiên tôi trở nên đơn độc, bởi đàn ông thì tất nhiên là ghét tôi rồi (thậm chí họ còn nghĩ vì tôi mà vợ hoặc bạn gái họ trở nên "bất trị"), phụ nữ thì không phải ai cũng hiểu như tôi, và thậm chí có hiểu họ cũng không dám làm như tôi.
Thực sự tôi cũng không quan tâm lắm đến việc thực ra trong cuộc "đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới", chị em phụ nữ muốn gì. Cá nhân tôi, tôi chỉ ước mình sẽ lấy được một người chồng có khả năng tạo điều kiện cho mình sống đúng như một người phụ nữ.
Một món ăn được nêm nếm chua, cay, mặn, ngọt vừa đủ thì sẽ ngon. Người phụ nữ cũng vậy, các thiên tính tự nhiên tốt đẹp vừa phải thì sẽ hài hoà. Nhiều không có nghĩa là tối ưu. Mà thông thường cái gì khác với tự nhiên quá mức thì thường gây ra hậu quả, những hậu quả đó nhiều khi thật khó nhìn thấy.
Lên diễn đàn tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến cuộc tranh luận của các bạn về "sự hy sinh" của phụ nữ. Thực lòng, tôi nghĩ nó không đơn thuần là tranh luận mà là cuộc chiến đòi quyền bình đẳng thì phải. Nhân đây tôi chỉ có vài ý kiến, nhỏ thôi để mọi người chia sẻ và thông cảm với nhau.
Tôi thấy người phụ nữ trong gia đình đã phải hy sinh rất nhiều. Mẹ tôi cũng là một người như vậy, hiện nay bà đang ốm rất nặng. Cuộc sống của bà đã dành cả cho chị em tôi, đến khi con cái trưởng thành, đến lúc được nghỉ ngơi, vui vẻ tuổi già thì lại lâm bệnh.
Tôi phải dùng từ "bỏ ngỏ" vì chưa thấy nhà trường dạy học sinh quyền bình đẳng nam nữ, mặc dù sách giáo khoa liên tục thay đổi. Việt Nam chưa phát triển kinh tế, một phần là chúng ta chưa đánh giá đúng vai trò của phụ nữ. Họ chiếm 50% dân số, là mẹ của những đứa con. Không có họ, sẽ chẳng có thế giới.
Nếu người mà phụ nữ hy sinh cho là đàn ông, nhất là là người chồng, thường được người chồng đáp lại bằng sự thay đổi (theo chiều hướng xấu) sau một chuỗi thành công của chính họ! Tiếp nữa, không ít trong những phụ nữ biết hy sinh ấy, nhiều người đã đánh mất mình.
Còn bây giờ khi mà cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, tại sao các anh lại cho rằng cái đức tính ấy nên tồn tại. Thực ra các anh và kể cả phụ nữ chúng tôi phải cố hết sức và tìm mọi cách để giảm thiểu bất cứ sự hy sinh nào chứ.
Khi con cái đau ốm thì người phụ nữ dường như là người đương nhiên phải xin nghỉ phép để đưa con đi bác sĩ và ở nhà chăm sóc con nếu cần thiết. Thời gian ở nhà thì thường xuyên bận rộn với việc bếp núc, dọn dẹp, chơi với con. Đến lúc con ngủ rồi có muốn xem thêm tài liệu người cũng đã mệt nhoài.
Nên có chế độ ưu đãi rộng mở hơn cho chị em, như khi còn trẻ thì cho học nhiều hơn. Sau khi tốt nghiệp cho học tiếp lên mà không phải thi tuyển. Vì nếu để chậm vài năm chị em đã phải sinh con, làm mẹ, làm dâu, thì tụt hậu so với nam giới là cầm chắc.
Các nước phương Tây có phong trào nữ quyền phát triển tốt nhất, cũng là nơi có dân số già nhất, đến nỗi nhà nước phải khuyến khích việc sinh con bằng biện pháp tài chính. Chúng ta cổ súy theo hướng này thì kết quả chúng ta có khác họ không? Lúc đó sẽ thiếu hụt lực lượng lao động trong xã hội.
Việt Nam giờ này vẫn còn cảnh chồng ngồi nhậu, còn vợ thì tối mặt tối mũi với công việc nội trợ. Tôi vẫn thường chứng kiến cảnh này ở ngay nhà con gái tôi mỗi lần về thăm quê hương. Có lẽ đúng như lời bà giáo sư nói vì quan niệm đàn bà là nội tướng đã bắt rễ trong ý thức người Việt Nam từ ngàn năm rồi.
Chừng nào có luật chống bạo lực gia đình, chừng nào những ông chồng cư xử thô bạo bị pháp luật trừng trị thì chừng ấy người ta mới e dè hai chữ bình đẳng. Chừng nào người đàn ông biết đau cái đau thân xác hay cái đau tinh thần như khi người phụ nữ bị hành hạ, chừng ấy anh ta mới hiểu hai chữ công bằng.
Đối với con trai, cũng phải phân công việc nhà, giúp đỡ mẹ giặt quần áo, thổi cơm, lau nhà, tự biết chăm lo cho bản thân mình. Ở trường học, các cháu cũng phải được dạy và được hiểu về sự tự lập, biết tự lo cho bản thân, không phải nhờ mẹ giúp đỡ. Có như thế, may ra, thế hệ con cháu chúng ta mới có thể có sự thay đổi.
Tôi có đọc một số nghiên cứu của tiến sĩ Lê Thị Quý về vấn đề bình đẳng giới và những việc còn phải làm ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn đồng tình với những kết quả và quan điểm tiến sĩ Quý nêu ra. Tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội soạn thảo Luật chống bạo lực trong gia đình.
Ông Giáo sư người Do Thái trong bài viết (link trên) nhận xét không sai. Các chị em "hiện đại" chỉ nhăm nho đòi quyền lợi thỏa thích sao cho giống như đàn ông, và dĩ nhiên không hề từ bỏ những quyền lợi sẵn có của giới nữ hoặc có thái độ ủng hộ nam giới "bình quyền".
Quyền con người là định chế pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của một công dân sống, học tập, làm việc, hưởng thụ trong khuôn khổ cai trị của nhà nước. Còn quyền bình đẳng giới được xây dựng ngoài những định chế pháp lý, còn xem xét yếu tố về tâm sinh lý giới tính, thuần phong mỹ tục, văn hóa của dân tộc...
Nên có quy định cụ thể nếu bất kỳ cơ quan, tổ chức nào vi phạm quyền bình đẳng của phụ nữ thì phải có chế tài xử phạt. Làm như vậy không những đem lại quyền lợi chính đáng của chị em mà còn bảo vệ chính hiến pháp của chúng ta nữa.