Bài hát "Mong ước khi xuân về" là tất cả tình yêu của tôi gửi đến quê hương Việt Nam, nơi mà tôi đã phải chia xa từ khi mới ra đời. (Khuất Duy Vinh, Đức)
> Chuyện của người viết nhạc xuân không phải nhạc sĩ
Chiều 30 mình đi làm về sớm, vào bếp nấu nướng ngay để kịp cúng giao thừa. Mâm cỗ có bánh chưng, xôi chè, gà luộc, giò chả, chè kho, nem rán. Sau khi cúng xong, Cún, thành viên nhỏ bé nhất nhà, tay cầm miếng thịt gà ăn ngon lành, tay thì với đòi thử thêm những món khác. (Bạch Dương, Đức)
Tết của tôi bắt đầu từ 22 âm lịch bằng một bữa tất niên rất “Liên Hiệp Quốc”: 7 khách mời với 6 quốc tịch. Âu, Á, Phi, Mỹ, xem như gần đủ đại diện quốc tế cùng thưởng thức Tết Việt Nam rồi. (Hồng Nhung, Phần Lan).
Hôm nay con lại làm một mẻ bánh, lần này là bánh hạnh nhân, mai sẽ gửi về cho mẹ, chỉ ngày kia là mẹ nhận được thôi. Con lại mong mẹ gửi nem cho con, chính nem mẹ làm mới quý! Thỉnh thoảng mẹ con mình cứ "trao đổi văn hóa" như thế nhé. (Dư Thu, Pháp)
Khi Việt Nam thân yêu đang rộn ràng đón mùa xuân mới, thì ở nước Nga, xứ sở của Bạch Dương, nơi mà mùa đông tưởng chừng như kéo dài gần 6 tháng, những du học sinh chúng tôi vẫn đến lớp như bao ngày thường. (Tomsk TV, Nga)
> Tết xa quê ở Pháp đầy mong nhớ
Mùa Xuân đến rồi hả mẹ,
Sao không nghe tiếng chim ca
Sao cây trên cành trụi lá
Ngoài vườn không một bóng hoa. (Thức Trần, Mỹ)
Trong bữa tiệc gặp gỡ đầu xuân tổ chức tại Tokyo vừa qua, khi những người bạn Nhật cùng hát khúc ca xuân, phát âm từ "Tết" và gửi lời chúc mừng năm mới âm lịch đến các bạn Việt Nam, chúng tôi đã vô cùng xúc động. (Thu Hồng, Nhật)
Tôi được ban giám đốc đài truyền hình dành cho người Việt Little Saigon yêu cầu viết một ca khúc mở đầu cho chương trình theo chủ đề Hình bóng Quê hương, làm tôi rất hồi hộp. Nhưng bài hát đã ra đời trong sự đón nhận của những người thân yêu của tôi. (Phương Nguyễn, Mỹ)
“Nắng bên này tuy rằng có ấm, nhưng sao bằng nắng ấm quê hương”, câu hát này rất đúng với tâm trạng của tôi và cũng như bao con tim người Việt tại hải ngoại. Đã lâu lắm rồi, tôi không có một cái Tết theo phong tục người Việt mình. (Huỳnh Thị Kiểu, Pháp)
"Tết tết tết! Vui thật là vui! Ngày đầu năm, bé kính chúc mọi người cuộc đời giàu sang, tâm hồn phơi phới. Xuân về đây rồi, làm ăn phát tài!", nghe con gái Thy Thy của mẹ líu lo hát mà lòng mẹ tràn ngập mùa xuân. (Đồng An, Thụy Sĩ)
> Câu chuyện Tết của má và con
Mới ngày nào đặt chân đến xứ người mà thấm thoát tôi cũng đã đón cái Tết xa nhà thứ ba. Cảm xúc mỗi lần mỗi khác, nhưng trong tôi nỗi nhớ nhà chưa bao giờ nguôi ngoai. Thèm lắm một cái Tết ở nhà, có đầy đủ ba mẹ, ông ngoại và em trai kề bên. (Hoàng Tuấn, Nga)
> Giấc mơ Tết của em
Tết năm nay là cái Tết thứ hai anh không ở bên em. Từ nước Đức xa xôi, nỗi nhớ thương càng vây hãm trái tim khi bên kia Trái đất, em cười tươi tắn trên khung cửa sổ Skype, ríu rít kể anh nghe những kế hoạch Tết. (Uyên Ương, Đức)
> Lời cầu hôn giao thừa
Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui
Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi
Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng
Trông bánh chưng ngồi chờ sáng
Đỏ hây hây những đôi má đào... (Đình Quyết, Anh)
Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Czech tổ chức Đại lễ Thượng nguyên – cầu an Xuân Quý Tỵ cho đông đảo bà con người Việt vào đúng ngày Rằm tháng Giêng vừa qua.
Con gọi điện thoại về nhà, câu đầu tiên bao giờ cũng là: "Vú có khoẻ không em?". Cứ thế, đều đặn mỗi tuần để mừng vì Vú vẫn khỏe nhưng lần này em dâu bảo: "Vú mới té, mặt mày sưng bầm tím chị ơi!". Thế là, không chút đắn đo, vợ chồng con quyết định xin phép nghỉ làm về thăm Vú. (Trân Lan, Mỹ)
Với em đây sẽ là cái Tết ý nghĩa nhất và đáng nhớ nhất trong đời. Đến giờ em vẫn còn lâng lâng hạnh phúc, tim đập rộn ràng khi nhớ lại lúc anh ngỏ lời cầu hôn. Làm sao em có thể từ chối một người yêu quê hương em, yêu gia đình em, yêu em sâu sắc đến thế! (Minh Trang, Pháp)
Lần cuối cùng ăn Tết ở Việt Nam con chỉ mới 5 tuổi. Trong ký ức của con, Tết chỉ phảng phất mùi thơm của nhang trong ngôi chùa cạnh nhà, niềm hãnh diện trẻ thơ khi được mặc áo đẹp và nhận nhiều phong bao lì xì đỏ rực. (Phương Khanh, Australia)
> Năm nay con có Tết
Cũng như mọi năm, người Việt xa xứ tại vùng Grand Rapids thuộc tiểu bang Michigan, Mỹ, lại tưng bừng đón Tết với nhiều hoạt động tại chùa Linh Sơn và nhà Thờ La Vang. (Micheal Trần, Mỹ)
Đón xuân đơn phương cuối chân trời xa thẳm
Ta nhớ Việt Nam gậm nhấm đếm thời gian. (Lê Văn Cộng, Đức)
Đã mấy mùa xuân xa cố hương
Là bấy mùa xuân chở nhớ thương
Phố cũ làng xưa dòng sông nhỏ
Con đò trôi nhẹ nắng chiều vương. (Trung Thuận, Mỹ)
> Tết nắng và gió ở Angola
Không khí ấm cúng, ngập tràn yêu thương trong ngày Tết này đã giúp tôi và biết bao bạn bè, những người con Việt xa quê, khỏa lấp đi nỗi nhớ gia đình và quê hương cháy bỏng, da diết trong lòng mình. (Lan Anh, Nhật Bản)
Ừ thì Tết ở xứ California này chẳng khác ở nhà là mấy bởi hàng hóa ngàyTết từ bánh trái đến cây cảnh không thiếu thứ gì, nhưng sao tôi không thấy vui bằng lúc tụ tập cùng đám bạn thời phổ thông, ăn không thấy ngon bằng món ăn mẹ nấu. (Hân Liên, Mỹ)
Mới ngày nào đó mà giờ đã là cái Tết thứ ba trên xứ sở kim chi. Năm nay, có lẽ như con đã rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm để không phải buồn, không phải cô đơn như hai năm trước. Nỗi nhớ Quê hương, Gia đình, bạn bè đã nguôi đi. Năm nay con có Tết! (Lâm Thái Hưng, Hàn Quốc)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm. Tôi ngửi ngập tràn mùi Tết qua những chuyến xe ngược xuôi trên đường chất đầy cây trái hoa quả, trên những hàng bông vạn thọ, những nhành mai đơm đầy nụ, mà người bán bày tràn ra cả lề đường... (Bùi Tuyết Mai, Mỹ)
Vẫn hay gọi trìu mến mảnh đất Montpellier mà mình đang sống là "bản Montp", nên khi những nốt nhạc của điệu múa "Mùa xuân trên bản H’Mông" vang lên, chúng tôi thầm nghĩ vậy là xuân đã về trên bản Montp. (Văn Giang, Pháp).
> Gửi bài dự thi
Mẹ nhìn lịch trên tường: “Hôm nay đã là 15 tháng Chạp rồi, chỉ còn 14 ngày nữa là đến Tết thôi”. Chao ôi! Thời gian trôi nhanh quá, lại một Tết nữa con không được về quê hương. (Việt Hồng, Angola)
> Chàng rể Brazil yêu Tết Việt
> Con gái Hải Phòng xa nhà nhớ mẹ
Đêm qua, trong một giấc mơ xuân, mình có dịp về quê hương thương yêu để đón Tết cùng gia đình. Vui và hạnh phúc là thế nhưng khi giật mình tỉnh giấc thì chỉ là không gian yên tĩnh đến lạnh người bao quanh. (Bích Thùy,Canada)
> Mùa xuân và tuổi trẻ
Giây phút giao thừa bên Hàn, con lại điện về, nghe giọng mẹ, con cảm nhận mẹ đã trải qua một ngày cuối năm vất vả như thế nào. Chỉ biết chúc mẹ năm mới sức khỏe, tóc đừng vội bạc đi nhiều. (Ngọc Ánh, Hàn Quốc)
Chồng tôi người Brazil nhưng lại yêu văn hóa Việt Nam và luôn cố dành thời gian để học cách nấu các món ăn Việt trên mạng. (Sao Chi, Brazil)