Các Phật tử ở chùa Thanh Đức, bang Michigan tụ hội đón xuân Quý Tỵ. (Thịnh Vũ, Mỹ)
> Hẹn ba má những mùa Tết sau
Bây giờ châu Âu đang ở giữa mùa đông. Bầu trời màu chì và sương vẫn giăng trên những mái nhà của thành phố lúc chiều sớm hay sáng muộn. Đã qua 22 mùa xuân, lần đầu tiên trong đời, tôi không có Tết. (Trúc Vy, Anh)
> Tết không buồn của sinh viên Việt ở Anh
Ở Việt Nam mình mùa xuân đã đến, nhưng bên này mùa đông vẫn còn chưa muốn đi. Tuyết vẫn rơi hoài. Cảm giác như mùa đông dài hơn và lạnh hơn năm trước. Cái giá lạnh làm con cần hơi ấm của gia đình mình hơn. (Thúy Vân, Ukraina)
> Từ Cali đến Cao Bằng thân thương
Đêm nằm tỉnh giấc chiêm bao
Mơ về phố núi, mộng vào đất tiên.
Xa xôi những bấy năm liền
Bao nhiêu ngày tháng, triền miên đêm dài. (Quang Phong, Mỹ)
Sau chiến tranh, Tết đối với trẻ em là một điều kỳ diệu và ngắn ngủi, phải đợi rất lâu, lâu lắm. (Nguyễn Lê Hoa, Thụy Sĩ).
> Tết đoàn viên
Dù em có màu da khác nhau, dù em tóc nâu, vàng hay đen, dù em chỉ biết bập bẹ vài từ tiếng Việt, em vẫn mang dòng máu Việt Nam. Và Tết Việt Nam vẫn đến với em, mang niềm vui, nụ cười cho em. (Phương Khanh, Australia)
Nhà tôi gần chợ Việt Nam, nên mọi thứ không cần mua vội. Con gái tôi chỉ thích ăn bánh tét chuối. Ở ngoài, người ta bán nhiều lắm nhưng nó vẫn thích bánh mẹ gói hơn. (Lưu Ly, Mỹ)
Những chùm pháo hoa, pháo tét, pháo đùng nổ vang một góc trời Berlin và bất chấp giá lạnh, đông đảo quý Phật tử và nhiều gia đình người Việt ở Đức vẫn đến chùa Phổ Đà để chào đón năm mới, xuân về. (Quang Chí, Berlin, Đức)
Con nhớ dáng mẹ trong mỗi phiên chợ Tết, nhớ nồi bánh chưng nghi ngút khói, và sẽ chẳng bao giờ quên mùi hương trầm thoang thoảng lẫn vào cái không khí se se lạnh của Tết trên phố núi. (Hoài Thuận, đảo Đài Loan)
Ba ơi, vậy là Tết này không còn ba nữa rồi. Ba đã đi thật xa, đến một nơi mà người ta gọi là "cõi vĩnh hằng", không bao giờ về với mẹ và tụi con nữa. (Viet Tran, Mỹ).
Nhà mình có sáu người, nhưng bây giờ mỗi người một nơi nên đã lâu rồi gia đình không có một cái Tết trọn vẹn. Bố mẹ vui vì chúng con được đi học và trưởng thành, nhưng mỗi năm nhà mình lại thêm vắng vào dịp Tết. (Phan Thị Trang, Pháp).
Xuân xa xứ, nơi con ở thật vắng vẻ đìu hiu, xung quanh bốn bề là núi, tuyết phủ trắng xóa. Con không biết phải làm sao đây để có một cái Tết cho riêng mình, để đỡ nhớ nhà, nhớ ba mẹ. (Quế Nguyệt, Nhật Bản).
Dù xa nhà nhưng sinh viên Việt Nam ở xứ sở sương mù vẫn có một cái Tết đầm ấm và đầy đủ hương vị, bởi với họ, Tết nằm ở trong tâm hồn.
> Tết của sinh viên Việt tại Chonnam
> Sinh viên Việt ở Nga đón Tết con rắn
Geneve khoe nắng đầu xuân
Tràng An thanh nữ rộn ràng tất niên. (Lê Hoa, Thụy Sĩ)
Chỉ còn hai tiếng nữa thôi là đã sang năm mới rồi, chỉ hai tiếng nữa thôi con sẽ thêm một tuổi mới, và chỉ hai tiếng nữa thôi con sẽ trải qua thêm một cái Tết mà không có ba má, không có chị Hai.
> Nhớ những cái Tết xa nhà
Dresden cổ kính xưa nay
Giờ đây nhộn nhịp đắm say lòng người
Bên dòng sông Elber tuyệt vời
Hiền hòa thơ mộng dưới trời xanh non. (Sỹ Thìn, Đức)
Cùng với không khí xuân về trên mọi miền Tổ Quốc, tập thể các anh chị em Việt Nam đang học tập, công tác tại đại học Quốc gia Chonnam cùng nhau tổ chức bữa cơm đón giao thừa ở nơi xa quê hương. (Ngọc Thanh, Hàn Quốc)
Lẹ quá mẹ ha! Mới đây mà Tết này cũng đã hai Tết con xa nhà rồi! Vào thời gian thường thì gia đình mình đang rất bận rộn và vui vẻ cùng nhau nhưng để tìm được đúng hương vị của nó ở đây thì dường như là câu chuyện đùa..(Đỗ Quân, Sydney, Australia)
Đầu xuân, thương xá Phước Lộc Thọ ở Little Saigon, bang California tổ chức lễ múa lân, đốt pháo trước cổng, thu hút hàng trăm bà con người Việt ở các thành phố lân cận và cả những bang xa xôi.
> Người Việt ở Mỹ sum vầy đón xuân
Đúng là cả hội trường đã vui như ngày Tết trên xứ người. Khi ra về, mọi người cứ tóm lấy chúng tôi mà cám ơn rối rít làm mình cũng vui lây trong không khí văn nghệ dân tộc mà tạm quên nhớ nhung đôi chút một cái Tết xa nhà. (Trần Tuyết Hoa, Florida, Mỹ)
Xuân đã đến rồi em
Phút giao thừa xa cách
Hương vàng đừng vội đốt
Khói ùa mắt anh, cay... (Lê Mạnh Duy, Đức)
Năm nay Tết cổ truyền của người Việt trùng với ngày lễ Carnaval nổi tiếng của vùng miền Nam Hà Lan, nên người Việt ở đây được đón hai Tết cùng một lúc. (Lan Phương, Helmond, Hà Lan)
Gần 300 người Việt ở bang Arkansas, Mỹ, cùng sum vầy đón xuân đơn giản theo phong cách "cây nhà lá vườn" nhưng không thiếu đi phần quan trọng nhất đó là múa lân và lì xì cho các em nhỏ. (Nguyễn Hải, Mỹ)
> Tết trong em là...
> Con nhớ nhà lắm!
Dù không được đón Tết cùng gia đình, nhưng những sinh viên Việt Nam đang học tập tại Lappeenranta, Phần Lan vẫn cùng nhau chuẩn bị các món ăn cổ truyền của dân tộc để hòa chung không khí đón mừng xuân mới ở quê nhà. (Đồng Linh, Phần Lan)
Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi !
Bốn ngàn năm qua còn nợ người
Từ thuở hồng hoang sinh trăm trứng
Nghĩa tình mẹ nặng mãi khôn vơi. (Lê Hùng Phong, Đức)
Hôm nay cũng là vừa tròn 7 năm ở trên đất khách xứ người, nhớ cái Tết quê nhà nhiều lắm. Mong đếm ngược dòng thời gian còn lại của một năm cũ để chờ những ngọn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời chào đón một thềm năm mới bắt đầu. (Quốc Huy, Pennsylvania, Mỹ)
Tiếng chuông báo thức lôi ta ra khỏi giấc mơ. Ngày đầu của năm mới quê mẹ sắp qua mà ta chỉ vừa thức giấc. Chưa biết những gì sẽ đến ngày hôm nay. (Phi Cường, Pháp)
Xứ xa Bắc Mỹ giá băng. Xuân về cũng có hoa giăng pháo rền. Cúng chùa lạy Phật về đêm. Khác nền văn hóa mượn thêm của người. (Trần Hoàng An, Mỹ).
Vợ chồng tôi sống tại Austin, bang Texas, Mỹ. Mỗi năm, chúng tôi đều tổ chức đón Tết cổ truyền cho gia đình và những nhân viên trong cửa hàng với cành mai, bánh mứt kẹo và màn múa lân đặc sắc. (Mỹ Hương, Mỹ)