VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Dạ em năm nay 37 tuổi, em mang gen Beta Thalassemia liệu sinh thêm có ảnh hưởng nhiều không ạ?

Hoàng Thị Hằng, 36 tuổi, Gia Lâm
BSĐH Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị, hiện tại nếu như chị vẫn có ý định sinh thêm bé thứ 4 thì cả hai vợ chồng cần phải đi khám đánh giá chức năng sinh sản, đồng thời theo thông tin chị cung cấp chị có mang gen Beta Thalassemia, đây là một bệnh lý di truyền, nên cần phải kiểm tra cả xét nghiệm của chồng để tư vẫn về nguy cơ mắc bệnh hay mang gen của con. Do đó, chị nên đi khám trực tiếp đồng thời hai vợ chồng nên đi khám chuyên khoa huyết học để khám và tư vấn thêm về bệnh lý thalassemia.

TV
 
 

Vợ em chuyển phôi 2 lần đều thất bại. Vợ em không bị gì, em bị tinh trùng yếu nhưng tạo được 4 phôi ngày 3 loại 2 và 1 phôi ngày 3 loại 3. Vợ em chuyển 2 lần 3 phôi ngày 3 loại 2 đều thất bại trong khi niêm mạc tốt, vợ chồng em hoang mang quá. Mong bác sĩ tư vấn ...
Tường Nguyễn, 36 tuổi, Bình Dương
Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn,

Đầu tiên tôi xin chia sẻ về hành trình gian nan của bạn. Tình trạng của bạn đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm 2 lần tạo được phôi nhưng chưa thành công với 2 lần chuyển phôi. Chúng ta phải hiểu rằng để có sự thành công của thụ tinh ống nghiệm cần có 60% đến từ chất lượng phôi, 30% đến từ chất lượng nội mạc tử cung và 10% là những nguyên nhân khác ví dụ như nội tiết của người nữ giới. Bạn đã tạo được phôi ngày 3 loại 2, thì đây là nhóm phôi trung bình.

Với phương pháp nuôi phôi đến ngày 5. Mục đích nuôi phôi ngày 5 để đánh giá sự phát triển của phôi. Từ phôi ngày 3 lên ngày 5 thì phôi có 8 tế bào phát triển lên khoảng 200 tế bào. Đây là 1 trong những bước đánh giá rất quan trọng đến chất lượng phôi.

Sau 2 lần chuyển phôi thất bại thì cần xem xét thêm về nội mạc tử cung từ phía người vợ. Thứ nhất đánh giá 2 vòi tử cung có bị tắc ứ dịch. Có thể cân nhắc nội soi buồng tử cung xem có những tổn thương gì khác như polyp, viêm nội mạc tử cung.

Thứ ba là khảo sát trong quá trình điều trị có những dấu hiệu thiếu hụt nội tiết trong thai kỳ. Đây là những nguyên nhân cần xem xét lại. Rất mong có thể gặp bạn sớm nhất để thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho 2 vợ chồng. Thân mến!

TV
 
 

Tôi cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ tinh trùng tại Bệnh viện Tâm Anh ạ.

Hưng Phạm, 27 tuổi, TP.HCM
Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn,

Hiện nay dịch vụ lưu trữ tinh trùng ngày càng phổ biến, tại IVFTA-HCM có triển khai dịch vụ này. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp có chỉ định của bác sĩ do vấn đề từ bác sĩ như vô tinh, tinh trùng ít, dị dạng,.. cho các bệnh nhân teo tinh hoàn hay viêm tinh hoàn, bệnh viện vẫn tiếp nhận những bệnh nhân đến trữ tinh trùng với mục đích xã hội, muốn lưu trữ trước vì các mục đích khác không liên quan đến bệnh lý.

TTV
 
 

Em đã đi khám hiếm muộn cơ sở khác có kết quả không tìm thấy tinh trùng, giãn dây thừng tinh 2 bên, vôi hóa tuyến tiền liệt. Rất mong được bác sĩ tư vấn ạ.
Nguyễn Tuấn, 28 tuổi, Bình Dương
ThS.BS Lê Đăng Khoa

Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Mến chào bạn Tuấn, đối với trường hợp của bạn thì tôi cũng không biết câu hỏi của bạn là bạn đang muốn giải quyết vấn đề có con hay là vấn đề của nam giới. Tuy nhiên, tôi đoán rằng là với các thông tin của bạn thì bạn đang muốn được giải đáp thông tin và khả năng có con của mình.

Đối với những trường hợp mà không tìm thấy tinh trùng trong mẫu tinh dịch, để xác định chắc chắn mình không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch thì ít nhất chúng ta phải thực hiện 2 xét nghiệm tinh dịch đồ mới khẳng định mình không có tinh trùng. Vì một số trường hợp là thử lần 1 không có tinh trùng nhưng thử lần 2 thì có tinh trùng, đối với những trường hợp này thì cũng không quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thực sự bạn không có tinh trùng thì bạn cần đến các cơ sở y tế có khoa nam học hoặc trung tâm hỗ trợ sinh sản để được thăm khám, làm một số xét nghiệm chuyên sâu cũng như là khai thác tiểu sử bệnh, để từ đó bác sĩ mới có định hướng được rằng bạn thuộc nhóm bệnh nào và có định hướng điều trị cụ thể. Thông thường thì đối với trường hợp không có tinh trùng, thì đa số các trường hợp tại trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ thực hiện các thủ thuật lấy tinh trùng ra và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Riêng với căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh của bạn thì đến nay trên thế giới người ta vẫn chưa hiểu rõ được cơ chế bệnh sinh cũng như hiệu quả điều trị cũng chưa có tỷ lệ thành công ở một mức nhất định, đâu đó khoảng 60-70% mà thôi và nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố ví dụ như là mức độ bệnh, cũng như là cách giao động mạch của bạn.

TT
 
 

Hai vợ chồng tôi đều bị thalassemia. Chúng tôi đã có một cháu gái 13 tuổi, hiện nay 2 vợ chồng muốn sinh thêm em bé. Bác sĩ cho tôi hỏi với tình trạng của 2 vợ chồng tôi thì bệnh viện có phương án nào để giúp vợ chồng tôi có bé khỏe mạnh không ạ? Tôi xin cảm ơn.

Giang Nguyen, 45 tuổi, TP.HCM
ThS.BS Phạm Thị Bảo Yến

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn,

Trong trường hợp cả vợ chồng bạn đều mang gen Thalassemia (gen dị hợp tử không biểu hiện bệnh), khi sinh con sẽ rơi vào 3 trường hợp sau:
- 50% em bé sinh ra sẽ có gen giống vợ chồng bạn, không có biểu hiện bệnh.
- 25% em bé hoàn toàn bình thường.
- 25% em bé sẽ bị Thalassemia và có những biểu hiện của bệnh (thiếu máu tán huyết).
Để loại bỏ hoàn toàn vốn gen này trong các thế hệ sau, tức là để đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, vợ chồng bạn có thể cân nhắc làm thụ tinh trong ống nghiệm và sinh thiết phôi. Với kỹ thuật sinh thiết phôi hiện đại có thể sàng lọc và loại trừ gen này.

TTV
 
 

Trường hợp bị đái tháo đường type 1 có thể làm IVF không ạ?

Nguyễn Thị Dung, 37 tuổi, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị, với những trường hợp có bệnh lý nền nói chung và tiểu đường nói riêng thì hiện tại chưa có chống chỉ định làm IVF. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho chị cũng như đạt hiệu quả trong quá trình điều trị chúng tôi sẽ cần xin ý kiến của các sĩ chuyên khoa nội tiết để phối hợp điều trị cho hợp lý. Nếu như bác sĩ chuyên khoa kết luận tình trạng bệnh lý của chị ổn định, có thể tiến hành làm IVF được thì chị sẽ thăm khám và làm IVF bình thường theo quy trình.

TTV
 
 

Mong bác sĩ tư vấn giúp về trường hợp bị biến chứng teo tinh hoàn sau quai bị, kết luận vô sinh ạ.

Nguyễn Thành Công, 27 tuổi, Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
BS.CKI Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào anh! Khi mắc bệnh quai bị, virus có thể lây lan sang những cơ quan khác trong đó có tinh hoàn, gây tổn thương cho các tế bào sinh tinh, dẫn đến phù nề và xơ hóa, cuối cùng là viêm teo tinh hoàn. Khi tình trạng tổn thương và xơ hóa ống sinh tinh kéo dài có thể dẫn đến hậu quả vô sinh ở nam giới do giảm sản xuất tinh trùng. Việc mang thai tự nhiên trở nên rất khó khăn do lượng tinh trùng trong tinh dịch xuất ra ngày càng giảm kể từ sau khi mắc biến chứng viêm tinh hoàn, và cuối cùng có thể dẫn đến vô tinh.

Tuy nhiên, tùy trường hợp bệnh lý, sau khi thăm khám các bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng can thiệp bằng phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh hoặc từ tinh hoàn để lấy ra số lượng tinh trùng nhỏ còn lại, đủ để làm IVF.

Anh chị nên sắp xếp thời gian đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, để bác sĩ có thể thăm khám, đánh giá chức năng sinh sản còn lại và tư vấn cụ thể hơn, cũng như thảo luận về phương pháp điều trị tối ưu cho trường hợp của anh.

TTV
 
 

Em đã từng phá thai 2 lần, lần 2 thai được 15 tuần vì mang thai em không biết đến khi biết thì thai đã được 15 tuần, gia đình em ngăn cấm bắt em phải bỏ. Thời điểm phá thai cách 1 năm hiện tại đã được đã được 4 năm bây giờ lượng kinh nguyệt của em ra ít (2ngày) vậy bác sĩ ...

Đặng Thị Tuyết, 33 tuổi, Hà Nội
BS.CKII Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị!

Sau khi bỏ thai, vì niêm mạc tử cung bị tổn thương, có thể dẫn đến tình trạng dính niêm mạc buồng tử cung, khiến cho niêm mạc tử cung mỏng, chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh (bản chất là lớp niêm mạc tử cung bong tróc) sẽ ít hơn so với bình thương. Có những trường hợp vô kinh thứ phát do tình trạng dính buồng tử cung quá nặng. Để chẩn đoán xác định, chị nên đi chụp phim tử cung vòi trứng nhằm đánh giá hình thái buồng tử cung, phát hiện có dính buồng tử cung hay không. Bên cạnh đó, các xét nghiệm như dự trữ buồng trứng, nội tiết tố cũng nên được thực hiện nhằm khảo sát các vấn đề khác liên quan đến rối loạn nội tiết.

Anh chị nên sắp xếp thời gian đến vào thời điểm sau sạch kinh 2-3 ngày (kiêng quan hệ vợ chồng từ đầu chu kỳ kinh) để thăm khám và được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình. Xin cám ơn!

TTV
 
 

Em bơm IUI lần 01 thất bại vì thai sinh hóa. Lần 02 có làm tiếp được không ạ?

Nguyễn Thị Dung, 36 tuổi, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
BSĐH Đặng Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn! Với trường hợp của hai vợ chồng bạn nếu chỉ mới bơm IUI 1 lần chưa thành công nhưng chức năng sinh sản của hai vợ chồng hoàn toàn bình thường, 2 bạn không mắc các bệnh lý gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì các bạn hoàn toàn có thể tiếp tục bơm IUI từ 1-2 chu kỳ tiếp nếu sau 3-6 chu kỳ thất bại thì lúc đó hai vợ chồng bạn có thể cân nhắc chuyển sang làm IVF!

TTV
 
 

Mình mất kinh 2 năm rồi, nay muốn sinh con có được không ạ? Cách đây 2 năm đi khám bác sĩ có chẩn đoán là mình bị suy buồng trứng, mong bác sĩ tư vấn giúp mình ạ.

Minh Tam, 46 tuổi, TP.HCM
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Bệnh viện chúng tôi đã gặp khá nhiều trường hợp như chị, 46 tuổi và mất kinh 2 năm, được chẩn đoán suy buồng trứng, chị nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được đánh giá lại số lượng trứng còn lại trên buồng trứng của chị. Nếu chị vẫn còn trứng, dù số lượng rất ít, chúng tôi vẫn cố gắng để tạo cho chị cơ hội làm mẹ bằng chính trứng của mình, bằng các phương pháp như kích thích buồng trứng nhẹ và gom trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng nếu chị thực sự đã rơi vào tình trạng mãn kinh, chị có thể cân nhắc xin noãn của 1 người phụ nữ khác thì khả năng thành công rất cao nếu thụ tinh trong ống nghiệm.

TTv