VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Em bị tắc 2 vòi trứng thì trường hợp của em có mổ nội soi thông để mang thai tự nhiên được không ạ? Hay là em phải thực hiện làm IVF ạ? Mong bác cho em lời khuyên ạ!

Phương Thanh, 32 tuổi, Đắk Lắk
ThS.BS Giang Huỳnh Như

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Việc tắc 2 vòi trứng mà mình không giải quyết thì việc có thai tự nhiên gần như là không được. Tuy nhiên, khi mình tắc 2 vòi trứng và quyết định mổ nội soi hay là làm thụ tinh ống ngiệm luôn thì phải xem thêm nhiều yếu tố khác.

Thứ nhất, tắc vòi đơn thuần hay có kèm theo ứ dịch vòi trứng, vì nếu có ứ dịch thì dù mình làm thụ tinh ống nghiệm đi chăng nữa mình cũng phải giải quyết khối dịch này, bởi vì khối dịch này sẽ làm giảm đi một nửa tỉ lệ có thai của bạn.

Vấn đề thứ 2 là số lượng trứng trên buồng trứng của bạn như thế nào. Nếu như số lượng trứng trên buồng trứng ít có nghĩa là thời gian còn lại cho việc có con sẽ ngắn. Thì thay vì đi mổ 2 vòi trứng (mỗi lần mổ sẽ có khả năng số lượng trứng trên buồng trứng giảm đi rất nhiều), bạn nên đi làm thụ tinh ống nghiệm luôn, tại vì sau mổ chưa chắc đã thông được 2 vòi trứng. Nếu như 2 vòi trứng không thông sau mổ là lại phải đi làm thụ tinh ống nghiệm, còn trong trường hợp 2 vòi trứng thông, bạn lại phải chờ đợi, nhưng số lượng trứng hằng tháng cứ giảm dần và không gì có thể ngăn cản được.

Có lẽ trong trường hợp số lượng trứng ít, tắc 2 vòi trứng và không ứ dịch vòi trứng cũng nên đi làm thụ tinh ống nghiệm. Một yếu tố khác là mình sẽ phải kiểm tra về chất lượng tinh trùng của chồng, vì việc có con không phải là câu chuyện của người vợ, của 2 vòi trứng, mà là của cả 2 vợ chồng.

tv
 
 

Vợ chồng em làm IVF ở Phú Thọ. Sau khi làm sinh thiết bác sĩ báo phôi bị thiếu nst số 1. Em xin hỏi bác sĩ, thiếu nst số 1 có nên chuyển phôi không ạ? Nếu chuyển phôi thành công thì em bé có phát triển bình thường không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ, mong nhận được hồi âm.
Nguyễn Thu Thảo, 34 tuổi, HN
BSĐH Nguyễn Lệ Thủy

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn!

Nhiễm sắc thể số 1 là nhiễm sắc thể lớn nhất trong bộ nhiễm sắc thể của con người, chứa đến 8% toàn bộ vật chất di truyền, có gần 3000 gen nằm trên NST này trong đó có hàng trăm gen liên quan đến sự phát triển tinh thần và các bộ phận trong cơ thể. Do đó việc thiếu hụt hay sao chép dù chỉ là 1 phần NST số 1 cũng có thể gây ra những dị tật về thể chất ( dị tật bẩm sinh) hay chức năng (động kinh, tự kỷ, khiếm thính).

Phôi thai thiếu nhiễm sắc thể số 1 là phôi bất thường, gần như không thể phát triển đến lúc thai đủ tháng. Sau tất cả các thông tin trên tôi tin rằng 2 vợ chồng đã có quyết định của mình, về phía chuyên môn tôi khuyên 2 vợ chồng nên tìm cơ hội với phôi khác. Chúc 2 vợ chồng sớm đón con yêu.

Thân mến!

tv
 
 

Hai người thương yêu nhau thật lòng nhưng vì lý do đặc biệt nên không thể kết hôn hợp pháp, người nữ 37 tuổi, hiện đang sống độc thân, muốn có con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Cả 2 đều thống nhất đăng ký dịch vụ thụ tinh nhân tạo nhưng dùng tinh trùng của chính người nam. Như vậy có được không? ...

Xuân Lâm, 53 tuổi, Bình Phước
BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo

PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHCM


Dạ xin chào anh Lâm, tôi rất chia sẻ với trường hợp của anh chị, theo pháp luật của Việt Nam chỉ có những cặp vợ chồng hợp pháp thì mới được điều trị cho có con, riêng đối với trường hợp của anh chị nếu bạn gái của anh mà muốn có con thì phải tìm người cho tinh trùng và hoán đổi mẫu với hình thức là mẫu tinh trùng vô danh thì chị mới được sử dụng mẫu. Nếu cho tinh trùng trực tiếp thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại thì không được công nhận và rất tiếc là không có được đồng hành cùng anh chị trong quá trình điều trị ạ.

TV
 
 

Em năm nay 32 tuổi, vợ chồng em lấy nhau gần 3 năm và chưa có con. Chồng em sức khỏe bình thường, chỉ có em có AMH 2.2 và FSH cao trên 20. Em đã từng đi khám theo dõi 3 chu kỳ. Bác sĩ cho em uống maverlon để điều chỉnh thì tháng đầu tăng vọt gấp đôi, tháng sau giảm được 2 ...

Cao Thuỳ Chi, 32 tuổi, Hưng yên
TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Trường hợp của chị chia sẻ có thể liên quan đến hội chứng Savage syndrome ( hội chứng buồng trứng kháng gonadotropin ) đây là một hội chứng hiếm gặp nhưng vẫn có cơ hội có thai bằng noãn tự thân, tuy nhiên khi điều trị hỗ trợ sinh sản cần có phác đồ riêng biệt. Tuỳ vào các kết quả thăm khám như xét nghiệm, siêu âm… của mỗi người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Ngoài thăm khám về khả năng tạo phôi, các bác sĩ cũng cần các thông tin về buồng tử cung để đánh giá khả năng mang thai. Do vậy hai vợ chồng chị nên đến thăm khám trực tiếp và mang theo tất cả các kết quả thăm khám đã có để được tư vấn đầy đủ nhất. Chúc chị sớm thành công!

TV
 
 

Tôi năm nay 50 tuổi, tôi đã khám và muốn điều trị vô sinh ở Tâm Anh, TP HCM bằng chính trứng của mình có được không ạ? Chỉ số AMH của tôi chỉ có 0,12 thôi thì có làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng chính trứng của mình không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!

Ngọc Giang, 50 tuổi, TP.HCM
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Trường hợp của chị chúng tôi gặp khá nhiều tại IVFTA. Đối với 1 người phụ nữ 50 tuổi, chúng tôi sẽ đánh giá lại có đủ trứng trong buồng trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm hay không. Chị nên đến với chúng tôi càng sớm càng tốt. Có 1 số trường hợp 50 tuổi đã vào giai đoạn mãn kinh, quyết định có thai cũng là 1 quyết định khó khăn và dũng cảm của người phụ nữ, đi kèm theo 1 số bệnh lý thường gặp và ảnh hưởng tới sức khỏe của chị sau này.

Nếu chị vẫn còn trứng, chúng tôi sẽ cố gắng gom trứng qua nhiều chu kỳ để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu chị đã mãn kinh, không còn trứng, chị cần cân nhắc xin noãn, khi đó, khả năng thành công thụ tinh trong ống nghiệm sẽ cao hơn.

tv
 
 

Em đang làm IVF hiện đến giai đoan canh niêm mạc để chuyển phôi. Hôm nay là ngày 10 ckk. Kiểm tra niêm mạc 11mm và dịch vết mổ cũ là 2,9 mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nên chuyển phôi chu kỳ này không (nếu điều trị hết dịch trước khi chuyển) Và nếu chuyển thành công thì tháng ...

Bùi Thị Thắm, 34 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!
Có rất nhiều yêu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả chuyển phôi, trong đó chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung rất quan trọng, và tình trang tự dịch vết mổ cũ ở các người bệnh từng mổ đẻ cũng là một vấn đề đau đầu với các bác sĩ.

Dịch tại vết mổ cũ nếu tràn vào buồng tử cung sẽ cản trở việc làm tổ của phôi, thậm chí gây tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng tụ dịch này thay đổi mỗi chu kỳ, tùy theo tình trạng nội tiết và phác đồ thuốc chuẩn bị niêm mạc.

Như chị mô tả, tới ngày 10 chu kỳ, chị còn tụ dịch một ít tại vết mổ, nếu không có dịch tràn vào buồng tử cung thì vẫn có thể theo dõi và chuyển phôi nếu đủ điều kiện. Khi đã chuyển phôi thành công, tức là phôi đã có thể làm tổ và phát triển tại niêm mạc một cách thuận lợi thì ta không còn quá lo ngại về dịch vết mổ nữa.

Chúc chị chuẩn bị niêm mạc thuận lợi và chuyển phôi thành công, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

tv
 
 


Em lấy chồng đã 5 năm nhưng vẫn chưa có em bé. Em muốn đi khám hiếm muộn thì bây giờ cần khám những gì và chi phí hết bao nhiêu ạ? Em cám ơn bác sĩ.
Nguyễn Thuận, 32 tuổi, TP.HCM
BS.CKII Vũ Nhật Khang

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Trường hợp của chị có thể gọi là một cặp vợ chồng hiếm muộn. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản quan hệ đều đặn và không áp dụng bất kỳ biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có con thì chúng tôi gọi là vợ chồng hiếm muộn.

Hiếm muộn có rất nhều nguyên nhân, có thể do người vợ, người chồng hoặc là cả hai, một số ít trường hợp không rõ nguyên nhân. Phía người vợ nên đến khám ngày 2, ngày 3 vòng kinh, chúng tôi sẽ siêu âm, kiểm tra tử cung và đánh giá số lượng trứng còn lại trên buồng trứng, thực hiện xét nghiệm AMH và 1 số khảo sát về nội tiết.

Đối với trường hợp đã hiếm muộn 5 năm của chị, chúng tôi sẽ đánh giá thêm vòi trứng vào ngày 7 tới ngày 9 của chu kỳ kinh. Người chồng sẽ kiểm tra tinh dịch đồ và làm xét nghiệm máu.

Chị nên đi thăm khám để có tiên lượng về khả năng thành công của 2 vợ chồng.

tv
 
 

Tôi không lập gia đình nhưng muốn sinh con để làm mẹ đơn thân, và tôi có mẫu tinh trùng sẵn thì tôi có được sử dụng mẫu tinh trùng đó không? Hay bắt buộc phải hoán đổi với mẫu tinh trùng hiến xin từ ngân hàng ạ?
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Duong Loan, 38 tuổi, Đồng Tháp
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào chị,

Với sự chấp thuận của pháp luật Việt Nam thì đã có nhiều phụ nữ đơn thân chào đón đứa con của mình thông qua phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Và phải dùng mẫu tinh trùng hoán đổi từ ngân hàng tinh trùng, không được sử dụng mẫu tinh trùng của người trực tiếp hiến cho mình. Do đó nếu muốn làm mẹ đơn thân chị sắp xếp đưa người hiến tinh trùng đến gặp chúng tôi, để làm các xét nghiêm, tầm soát cơ bản để xem người hiến tinh trùng có đủ điều kiện không. Xin cảm ơn chị!

tv
 
 

Em năm nay 30 tuổi. Em bị trầm cảm hơn 10 năm nay và cũng đã được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cũng được 10 năm. Em vừa lấy vợ, em cũng rất lo lắng về việc mình bị trầm cảm và sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Trước khi cưới em cũng đã đi xét ...

Nguyễn Hữu Nhật Minh, 30 tuổi, Sơn Tây
BS.CKI Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng cương dương, cũng như làm giảm chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, kể cả những trường hợp tinh trùng yếu thì vẫn có thể có thai tự nhiên được. Bạn nên đi khám để được đánh giá toàn diện về chức năng sinh sản. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cụ thể cho bạn về hướng điều trị giúp bạn sớm có em bé.

TV
 
 

Sau khi thăm khám tại bệnh viện Tâm Anh em có nhận được kết quả cần được mổ cắt bỏ polyp.
Bác sĩ cho em hỏi sau khi mổ thì khả năng có thai bình thường là bao nhiêu % ?
Sau mổ thì bao nhiêu lâu mình mới nên có thai ?
Mổ polyp thì 1 lần có khỏi hẳn hoàn ...

Dương Thị Hoa, 28 tuổi, Yên Phong, Bắc Ninh
TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng

GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Việc có thai tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chất lượng tinh trùng của chồng, vòi tử cung của vợ có lưu thông tốt không, tình trạng buồng trứng người vợ và các yếu tố liên quan khác. Việc mổ cắt polyp buồng tử cung giúp giải quyết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Việc xử lý polyp buồng tử cung có nhiều phương pháp và chỉ định phương pháp nào phụ thuộc vào vị trí, kích thước cũng như số lượng polyp.

Sau mổ, bạn có thể điều trị hỗ trợ sinh sản ngay từ chu kỳ kinh tiếp theo nếu đã ổn định sức khỏe. Chúc bạn sớm thành công.

TV