VnExpress

HIẾM MUỘN - IVF VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Chồng em nhiễm Covid-19 ảnh hưởng gì đến làm IVF không ạ? Sau bao lâu khi hết Covid-19 thì thực hiện được IVF ạ?

Nguyễn Thị Thoan, 43 tuổi, Lộc Hà, Hà Tĩnh
BS.CKI Phan Ngọc Quý

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Câu hỏi của chị cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua. Với những báo cáo gần nhất của các nhà khoa học trên thế giới, chúng ta chưa có quá nhiều thông tin về việc Covid-19 ảnh hưởng tới mức nào tới con cái khi bố mẹ bị mắc virus này trong quá trình thụ tinh. Họ chỉ có nhận định rằng, nam giới khi bị mắc Covid-19 nếu có triệu chứng sốt, hoặc mắc bệnh mức độ nặng sẽ bị ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.

Vậy nên tại IVFTA, sau khi tham khảo các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia trên thế giới, chúng tôi thống nhất khuyến cáo người bệnh nam nếu mắc Covid-19 không triệu chứng có thể tới làm hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi ít nhất 15 ngày, nếu có triệu chứng sốt hoặc bị mức độ nặng thì chỉ nên thực hiện hỗ trợ sinh sản sau khi khỏi Covid-19 ít nhất 3 tháng.

BS Phan Ngọc Quý
 
 

Em hỏi em đã cắt cổ tử cung rồi, vẫn còn hai phân phụ buồng trứng thì có mang thai được không ạ?

Nguyen Thi Mai Anh, 38 tuổi, Nam Từ Liêm
ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị,

Đầu tiên tôi xin chia sẻ với trường hợp của chị. Cắt cổ tử cung là một trong những điều trị với trường hợp bệnh lý ác tính hoặc nghi ngờ ác tính ở cổ tử cung. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt cổ tử cung có nhiều mức độ như cắt một phần hoặc hoàn toàn. Trong trường hợp chị chỉ cắt leep đơn thuần, tử cung vẫn toàn vẹn, chị vẫn có cơ hội mang thai. Trong trường hợp cắt hoàn toàn thì cần phải có các can thiệp như phẫu thuật khâu eo tử cung trước khi chuyển phôi hoặc khi mới có thai để giảm nguy cơ sảy thai và đẻ non.

Cụ thể thế nào thì chị cần đến để chúng tôi thăm khám cụ thể, làm các xét nghiệm để đánh giá cổ tử cung và các yếu tố liên quan để có thể tư vấn cho chị các phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc chị thành công!

BS Lê Quang Đô
 
 

Tôi xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng trong tinh dịch và mổ micro-TESE ở Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức cách đây 2 năm, cụ thể năm 2020 nhưng vẫn không có tinh trùng. Bác sĩ ở bệnh viện khuyên nên xin tinh trùng. Xin hỏi tôi còn hy vọng không ạ?

Nguyễn Minh Đức, 36 tuổi, Hà Tĩnh
BS.CKI Cao Tuấn Anh

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Vi phẫu thuật micro-TESE đang là phương pháp mổ hiện đại nhất trên thế giới để tìm tinh trùng. Trong trường hợp anh đã mổ lần đầu nhưng chưa tìm thấy tinh trùng thì có thể mổ lại lần 2 sau ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng trong lần phẫu thuật micro-TESE thứ 2 chỉ dao động khoảng 18%. Để quyết định có nên phẫu thuật micro-TESE lần thứ 2 hay không, anh nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp. Chúc anh thành công!

BS Cao Tuấn Anh
 
 

Vợ chồng tôi mong muốn có con vì vợ 43 tuổi rồi, đi khám bệnh viện ở TP.HCM thì bác sĩ bảo từ từ sẽ có thai tự nhiên, nếu có điều kiện thì cấy thai mà vì điều kiện còn khó khăn nên chưa thụ thai được. Sau đó vợ có thai được 7 tuần thì thai bị hỏng, đến nay đã được 8 ...

Hữu Đông, 53 tuổi, Lâm Đồng
Bác sĩ Lê Xuân Nguyên

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Chào bạn,

Tôi rất chia sẻ với hành trình mong con của vợ chồng bạn. Điều kiện cần để thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm (TTON) là người vợ phải có trứng và người chồng phải có tinh trùng. Đối với người vợ, khi qua 35 tuổi số lượng và chất lượng trứng đã giảm đi rất nhiều, tỷ lệ có thai giảm, tỷ lệ phôi bất thường tăng, đó là một trong những nguyên nhân của việc có thai nhưng bị sảy ở 3 tháng đầu. Theo khuyến cáo, đối với những cặp vợ chồng trên 35 tuổi có quan hệ đều đặn trên 6 tháng nhưng chưa có tin vui, các cặp đôi nên cân nhắc TTON để tăng tỷ lệ có thai cho 2 vợ chồng.

Chi phí thực hiện TTON phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bệnh cảnh. Tại IVFTA-HCM, mỗi trường hợp chúng tôi đều có phác đồ cá thể hóa điều trị, việc lựa chọn phác đồ hay thuốc điều trị trong giai đoạn hiện tại có nhiều sự lựa chọn khác nhau để giúp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Do đó, để có thể đưa ra nhiều thông tin cũng như kế hoạch điều trị cụ thể, tôi mong đợi sẽ gặp vợ chồng tại IVFTA-HCM vào thời gian sớm nhất.

Tư vấn Hiếm muộn
 
 

Chị gái bị vô sinh, muốn xin trứng của em để thụ tinh nhân tạo vào cơ thể em gái (em gái sinh sản bình thường) thì có được không ạ?
Minh Thúy, 35 tuổi, Đắk Lắk
BS.CKI Châu Hoàng Phương Thảo

PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHCM


Chào chị Thúy!

Tôi rất chia sẻ với tình trạng của chị gái của chị. Trường hợp của chị Thúy vẫn có thể cho trứng cho chị gái của mình, tuy nhiên nếu chị Thúy đã cho trứng cho chị gái của mình thì chị gái của chị Thúy phải là người mang thai, chứ chị Thúy không mang thai được. Thành ra, chị Thúy nên thu xếp để đi đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được khám và tư vấn kỹ hơn.

Tư vấn Hiếm muộn
 
 

Em chào bác sĩ ạ. Em lấy chồng được 4 năm, từng mang thai 2 lần nhưng không được. 2 vợ chồng em đi khám thì chồng em bị tinh trùng yếu, còn em về đường sinh sản thì bình thường. Bên cạnh đó em có bệnh nền là bị lupus ban đỏ nhưng tình hình bệnh của em đã và đang ổn định bình ...

Nguyễn Thị Hiền, 28 tuổi, Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hỏng, sảy thai 2 lần liên tiếp, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử của chị để chỉ định thêm một số xét nghiệm nhằm tầm soát nguyên nhân, giảm thiểu nguy cơ chị lại bị thai lưu ở lần mang thai tiếp theo.

Nếu anh/chị đã từng mang thai tự nhiên được thì vấn đề về tinh trùng của anh có thể không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc anh/chị khó có thai trở lại. Về vấn đề bệnh nền lupus ban đỏ, chị cần đi thăm khám với bs điều trị để đảm bảo tình trạng hiện tại ổn định và đủ điều kiện mang thai, bệnh lý này có thể bùng phát đợt cấp trong thai kỳ, do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe và lên các phương án dự phòng là rất quan trọng.

Trân trọng!

Chào bác sĩ! Ngày 2/3 chồng em có đi kiểm tra tinh dịch đồ tại bệnh viện Tâm Anh. Kết quả kiểm tra không có tinh trùng. Bác sĩ cho em hỏi có phương pháp điều trị với trường hợp của chồng em không ạ?

Tạ Thị Huyền, 34 tuổi, Yên dũng- Bắc Giang
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Sau khi khẳng định trong tinh dịch của chồng chị không có tinh trùng, bác sĩ sẽ dựa và các thông số trên tinh dịch đồ để quyết định có đi tìm tinh trùng trong nước tiểu không. Nếu không có tinh trùng trong nước tiểu, chồng chị sẽ được thăm khám làm một số xét nghiệm để xác định có cơ hội tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn hoặc mào tinh không. Dựa vào các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tư vấn phương án tìm tinh trùng phù hợp cho anh/chị.

Anh chị cần hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên.
Hotline: 1800 6858
TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình.
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Website: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/

Em chào bác sĩ,
Em có sinh hoạt với người yêu, sau ngày sinh hoạt em có thấy bụng dưới, đặc biệt bên trái (vị trí từ rốn chếch sang bên trái, có khi lại lan ra bụng dưới phía trái) thì có phải là một trong những hiện tượng mang thai không ạ? Thi thoảng em cũng thấy nhói ở bụng dưới, vị ...

Quỳnh Trang, 31 tuổi, Hn
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị!

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khi quan hệ tình dục, bên cạnh các nguyên nhân sinh lý thì một số tình trạng bệnh lý ít gặp như viêm vùng chậu, ứ dịch vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Nếu hiện tượng đó vẫn còn kéo dài hoặc lặp lại, chị nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và làm thêm các thăm dò cần thiết.

Cảm ơn chị!

Em có mổ nội soi dính buồng tử cung ngày 21/1/2022. Bác sĩ có kê thuốc valiera và dusphaton cho em. Cho em hỏi, sau mổ kỳ kinh của em có trùng với ngày tháng trước đó không? Em đã chậm kinh 7 ngày thử que không lên. Uống hết thuốc bác sĩ kê vẫn chưa thấy kinh.

Đỗ Thị Vân, 32 tuổi, Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
ThS.BSNT Lê Quang Đô

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào chị.
Sau mổ tách dính buồng tử cung, người bệnh thường sẽ được bác sĩ kê thuốc vòng kinh nhân tạo để tái tạo lại niêm mạc tử cung, đề phòng tái dính. Do đó chu kỳ kinh đó sẽ khác ngày so với chu kỳ tự nhiên của chị, thường sau khi uống hết thuốc nội tiết, trong vòng 10 ngày người bệnh sẽ có kinh nguyệt. Trong trường hợp sau 10 ngày chị chưa ra kinh lại thì nên tới bệnh viên thăm khám để các bác sĩ kiểm tra. Trân trọng!

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Em năm nay 25 tuổi, mới lập gia đình một năm. Em muốn hỏi bác sĩ, hiện tại tình trạng kinh nguyệt của em không đều, có khi bốn tháng có một lần, có khi cả năm mới có một lần. Như vậy có ảnh hưởng đến khả năng mang thai của em không? Nếu có thì em phải khắc phục như thế nào? Mong ...

Nguyễn Thu Trang, 32 tuổi, TP HCM
BS.CKI Lê Đức Thắng

Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn.
Kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến sự rối loạn phóng noãn, từ đó làm giảm tỷ lệ có thai của người phụ nữ. Bình thường, hàng tháng, buồng trứng người phụ nữ có một nang trứng phát triển đến một kích thước nhất định thì xảy ra hiện tượng rụng trứng (phóng noãn). Khi buồng trứng đều đặn phóng noãn, nội tiết do buồng trứng tiết ra sẽ làm cho hiện tượng xuất huyết tử cung diễn ra theo chu kỳ hàng tháng (kinh nguyệt). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: rối loạn chức năng buồng trứng, rối loạn nội tiết, hội chứng buồng trứng đa nang, dùng thuốc...

Để có thể chẩn đoán và điều trị phù hợp, chúng tôi cần đánh giá về nội tiết, buồng trứng và các yếu tố liên quan. Ngoài ra trường hợp 2 vợ chồng lấy nhau 1 năm nếu sinh hoạt vợ chồng đều đặn không dùng biện pháp tránh thai mà chưa có thai thì nên thăm khám đánh giá sức khỏe toàn diện của cả 2 vợ chồng.

Do đó, 2 vợ chồng bạn nên đến trực tiếp thăm khám tại bệnh viện để được khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn sớm may mắn trên con đường tìm kiếm con yêu. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!