Dâu tây có lượng đường trong khẩu phần một cốc (7 g đường trong 100 g quả) thấp hơn táo, cam, là lựa chọn ít calo cho người bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Nevada, Mỹ, trên 85 người, cho thấy ăn dâu tây có thể cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh này.
Dâu tây có lượng đường trong khẩu phần một cốc (7 g đường trong 100 g quả) thấp hơn táo, cam, là lựa chọn ít calo cho người bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Nevada, Mỹ, trên 85 người, cho thấy ăn dâu tây có thể cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh này.
Quả mâm xôi cung cấp chất xơ dồi dào, với mỗi 100 g quả có 8 g chất xơ. Chất dinh dưỡng này được tiêu hóa lâu nên làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Quả mâm xôi có tải lượng đường huyết (GL) thấp là 2, tác động ít đến đường huyết.
Tải lượng đường huyết tính tốc độ tiêu hóa và lượng carbohydrate có trong một khẩu phần thức ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Quả mâm xôi cung cấp chất xơ dồi dào, với mỗi 100 g quả có 8 g chất xơ. Chất dinh dưỡng này được tiêu hóa lâu nên làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Quả mâm xôi có tải lượng đường huyết (GL) thấp là 2, tác động ít đến đường huyết.
Tải lượng đường huyết tính tốc độ tiêu hóa và lượng carbohydrate có trong một khẩu phần thức ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Cà rốt luộc cũng có tải lượng đường huyết là 2, thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Đây là loại rau không chứa tinh bột nên không làm lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn.
Cà rốt luộc cũng có tải lượng đường huyết là 2, thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Đây là loại rau không chứa tinh bột nên không làm lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn.
Khoai lang có nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu lượng đường trong máu. Khoai lang luộc có GL trung bình là 11, tốt cho người bệnh hơn loại nướng hoặc chiên.
Khoai lang có nhiều chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu lượng đường trong máu. Khoai lang luộc có GL trung bình là 11, tốt cho người bệnh hơn loại nướng hoặc chiên.
Đậu phộng chứa rất ít carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ), chỉ có 7 g trong một cốc 100 g. GL là 1 không làm tăng đường huyết.
Lượng protein nhiều, tỷ lệ chất béo cao nên cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa đậu phộng, giúp tăng cảm giác no lâu và làm chậm hấp thu glucose (đường) vào máu. Khẩu phần hợp lý là 1/3 cốc đậu phộng mỗi ngày.
Đậu phộng chứa rất ít carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ), chỉ có 7 g trong một cốc 100 g. GL là 1 không làm tăng đường huyết.
Lượng protein nhiều, tỷ lệ chất béo cao nên cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa đậu phộng, giúp tăng cảm giác no lâu và làm chậm hấp thu glucose (đường) vào máu. Khẩu phần hợp lý là 1/3 cốc đậu phộng mỗi ngày.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Ảnh: Freepik
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |