Trà hoa cúc: Theo nghiên cứu công bố năm 2018 của Trường Đại học Complutense (Tân Ban Nha), trên 64 bệnh nhân tiểu đường type 2, người uống trà hoa cúc ba lần một ngày (sau mỗi bữa ăn) trong 8 tuần, giảm tình trạng kháng insulin và viêm. Các tác giả kết luận trà hoa cúc giúp tăng độ nhạy insulin và quản lý glucose (đường), giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
Trà này còn hỗ trợ giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết.
Trà hoa cúc: Theo nghiên cứu công bố năm 2018 của Trường Đại học Complutense (Tân Ban Nha), trên 64 bệnh nhân tiểu đường type 2, người uống trà hoa cúc ba lần một ngày (sau mỗi bữa ăn) trong 8 tuần, giảm tình trạng kháng insulin và viêm. Các tác giả kết luận trà hoa cúc giúp tăng độ nhạy insulin và quản lý glucose (đường), giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
Trà này còn hỗ trợ giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết.
Trà gừng: Đánh giá năm 2015 của Trường Đại học Hoseo (Hàn Quốc), dựa trên 5 nghiên cứu, chỉ ra người bệnh tiểu đường type 2 uống trà gừng mỗi ngày, trong 8 tuần, giảm mức đường huyết lúc đói và A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng).
Người bệnh tiểu đường (không dùng insulin) bổ sung gừng trong ba tháng cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Do gừng ức chế các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và tăng độ nhạy insulin, khiến glucose được hấp thu nhiều hơn vào các mô và tế bào.
Trà gừng: Đánh giá năm 2015 của Trường Đại học Hoseo (Hàn Quốc), dựa trên 5 nghiên cứu, chỉ ra người bệnh tiểu đường type 2 uống trà gừng mỗi ngày, trong 8 tuần, giảm mức đường huyết lúc đói và A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng).
Người bệnh tiểu đường (không dùng insulin) bổ sung gừng trong ba tháng cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Do gừng ức chế các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và tăng độ nhạy insulin, khiến glucose được hấp thu nhiều hơn vào các mô và tế bào.
Trà bạc hà: Theo Trường Đại học California (Mỹ), uống trà bạc có thể bớt lo lắng và căng thẳng, bình tĩnh hơn. Với người bệnh tiểu đường, mức độ căng thẳng cao làm tăng lượng đường trong máu và khó kiểm soát hơn. Tác dụng hữu ích của bạc hà là có thể ổn định đường huyết.
Trà bạc hà: Theo Trường Đại học California (Mỹ), uống trà bạc có thể bớt lo lắng và căng thẳng, bình tĩnh hơn. Với người bệnh tiểu đường, mức độ căng thẳng cao làm tăng lượng đường trong máu và khó kiểm soát hơn. Tác dụng hữu ích của bạc hà là có thể ổn định đường huyết.
Trà hoa dâm bụt: Loại trà có vị chua và thơm, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và các vấn đề khác liên quan đến bệnh này.
Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn, nguy cơ đau tim và đột quỵ cũng cao hơn. Uống 240 ml trà hoa dâm bụt, hai lần mỗi ngày, trong một tháng, làm giảm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ở người bệnh tiểu đường, từ đó giảm khả năng mắc bệnh tim mạch.
Trà hoa dâm bụt: Loại trà có vị chua và thơm, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường và các vấn đề khác liên quan đến bệnh này.
Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn, nguy cơ đau tim và đột quỵ cũng cao hơn. Uống 240 ml trà hoa dâm bụt, hai lần mỗi ngày, trong một tháng, làm giảm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ở người bệnh tiểu đường, từ đó giảm khả năng mắc bệnh tim mạch.
Trà rooibos (hồng trà Nam Phi): Theo Hội đồng Nghiên cứu y học Nam Phi, rooibos có tác dụng ngăn hình thành tế bào mỡ, nhờ đó ngăn ngừa béo phì, hỗ trợ giảm cân. Giảm cân giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn và làm chậm tiến triển bệnh.
Nghiên cứu công bố năm 2019 của Trường Đại học Stellenbosch (Nam Phi) và một số đơn vị, cho thấy trà rooibos chứa hợp chất thực vật aspalathin, có đặc tính làm giảm lượng đường trong máu. Hợp chất này có khả năng đảo ngược các biến chứng liên quan đến bệnh chuyển hóa. Uống 6 cốc hồng trà Nam Phi mỗi ngày giảm cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính.
Trà rooibos (hồng trà Nam Phi): Theo Hội đồng Nghiên cứu y học Nam Phi, rooibos có tác dụng ngăn hình thành tế bào mỡ, nhờ đó ngăn ngừa béo phì, hỗ trợ giảm cân. Giảm cân giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn và làm chậm tiến triển bệnh.
Nghiên cứu công bố năm 2019 của Trường Đại học Stellenbosch (Nam Phi) và một số đơn vị, cho thấy trà rooibos chứa hợp chất thực vật aspalathin, có đặc tính làm giảm lượng đường trong máu. Hợp chất này có khả năng đảo ngược các biến chứng liên quan đến bệnh chuyển hóa. Uống 6 cốc hồng trà Nam Phi mỗi ngày giảm cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Ảnh: Freepik
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |