Cải xoăn: Chứa chất chống oxy hóa như vitamin A và C có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi hư hại bởi các gốc tự do gây bệnh. Cải xoăn cũng ít calo và carbohydrate thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
Theo đánh giá năm 2010 của Trường Đại học Leicester (Mỹ), dựa trên 6 nghiên cứu với hơn 223.000 người tham gia, ăn một chén rau lá xanh đậm như cải xoăn, bina mỗi ngày giảm 14% nguy cơ tiểu đường type 2.
Cải xoăn: Chứa chất chống oxy hóa như vitamin A và C có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi hư hại bởi các gốc tự do gây bệnh. Cải xoăn cũng ít calo và carbohydrate thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
Theo đánh giá năm 2010 của Trường Đại học Leicester (Mỹ), dựa trên 6 nghiên cứu với hơn 223.000 người tham gia, ăn một chén rau lá xanh đậm như cải xoăn, bina mỗi ngày giảm 14% nguy cơ tiểu đường type 2.
Bắp: Người bệnh tiểu đường thường gặp các biến chứng về mắt. Bắp chứa hai carotenoid là lutein và zeaxanthin. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cơ thể có thể chuyển đổi các carotenoid thành vitamin A hỗ trợ thị lực.
Bắp giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại các gốc tự do, các hợp chất liên quan đến lão hóa và bệnh mạn tính. Đánh giá trên 21 nghiên cứu công bố năm 2016 của Trường Đại học Khoa học Y tế Quốc gia Mỹ, cho thấy ăn bắp giúp giảm khả năng mắc tiểu đường type 2, bệnh tim và một số loại ung thư.
Bắp: Người bệnh tiểu đường thường gặp các biến chứng về mắt. Bắp chứa hai carotenoid là lutein và zeaxanthin. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cơ thể có thể chuyển đổi các carotenoid thành vitamin A hỗ trợ thị lực.
Bắp giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại các gốc tự do, các hợp chất liên quan đến lão hóa và bệnh mạn tính. Đánh giá trên 21 nghiên cứu công bố năm 2016 của Trường Đại học Khoa học Y tế Quốc gia Mỹ, cho thấy ăn bắp giúp giảm khả năng mắc tiểu đường type 2, bệnh tim và một số loại ung thư.
Khoai lang: Theo nghiên cứu năm 2019 của Đại học Putra Malaysia, beta-carotene (tiền chất của vitamin A) trong khoai lang góp phần giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể do tuổi tác, tiểu đường.
Loại củ này cũng giàu chất xơ, được tiêu hóa lâu hơn nên làm chậm quá trình hấp thu glucose (đường) vào máu, nhờ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai lang luộc giữ được nhiều beta-carotene (tiền chất của vitamin A) hơn và có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nướng hoặc chiên.
Khoai lang: Theo nghiên cứu năm 2019 của Đại học Putra Malaysia, beta-carotene (tiền chất của vitamin A) trong khoai lang góp phần giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể do tuổi tác, tiểu đường.
Loại củ này cũng giàu chất xơ, được tiêu hóa lâu hơn nên làm chậm quá trình hấp thu glucose (đường) vào máu, nhờ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai lang luộc giữ được nhiều beta-carotene (tiền chất của vitamin A) hơn và có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nướng hoặc chiên.
Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều giàu vitamin E giúp tăng cường sức khỏe. Hạt nhiều chất xơ và protein, chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao có lợi cho tim mạch.
Phân tích tổng hợp năm 2014 của Trường Đại học Toronto (Canada) và một số đơn vị, dựa trên 12 nghiên cứu, với hơn 2.200 người, cho thấy ăn hai phần hạt mỗi ngày làm giảm và ổn định đường huyết, mức cholesterol ở người bệnh tiểu đường type 2.
Hạt có lượng calo cao, người bệnh nên hạn chế mỗi ngày một khẩu phần 28 g hoặc 35 hạt đậu phộng, 24 hạt hạnh nhân, 14 nửa quả óc chó hoặc 18 hạt điều.
Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều giàu vitamin E giúp tăng cường sức khỏe. Hạt nhiều chất xơ và protein, chứa hàm lượng chất béo không bão hòa cao có lợi cho tim mạch.
Phân tích tổng hợp năm 2014 của Trường Đại học Toronto (Canada) và một số đơn vị, dựa trên 12 nghiên cứu, với hơn 2.200 người, cho thấy ăn hai phần hạt mỗi ngày làm giảm và ổn định đường huyết, mức cholesterol ở người bệnh tiểu đường type 2.
Hạt có lượng calo cao, người bệnh nên hạn chế mỗi ngày một khẩu phần 28 g hoặc 35 hạt đậu phộng, 24 hạt hạnh nhân, 14 nửa quả óc chó hoặc 18 hạt điều.
Yến mạch: Vitamin B1, axit folic (B9), kẽm, magie, sắt có trong yến mạch hỗ trợ bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do và môi trường.
Năm 2015, các nhà khoa học Trường Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đánh giá 16 nghiên cứu, cho thấy người bệnh tiểu đường type 2 ăn bột yến mạch trong bữa sáng có chỉ số glucose (đường) và lipid sau ăn tốt hơn người không ăn món này.
Nhờ nguồn chất xơ dồi dào, yến mạch giúp no lâu, làm chậm hấp thu đường vào máu. Ăn yến mạch nguyên hạt giúp giữ chỉ số A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng) ổn định và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Yến mạch: Vitamin B1, axit folic (B9), kẽm, magie, sắt có trong yến mạch hỗ trợ bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do và môi trường.
Năm 2015, các nhà khoa học Trường Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) đánh giá 16 nghiên cứu, cho thấy người bệnh tiểu đường type 2 ăn bột yến mạch trong bữa sáng có chỉ số glucose (đường) và lipid sau ăn tốt hơn người không ăn món này.
Nhờ nguồn chất xơ dồi dào, yến mạch giúp no lâu, làm chậm hấp thu đường vào máu. Ăn yến mạch nguyên hạt giúp giữ chỉ số A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng) ổn định và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Mai Cat (Theo Everyday Health)
Ảnh: Freepik
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |