Gừng: Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Khoa học Y tế Tehran, Iran, trên 50 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2, cho thấy ăn gừng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và mức A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng).
Người bệnh có thể thêm bột hoặc gừng tươi vào các món ăn, uống trà gừng, dùng chất bổ sung ở dạng viên nang theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gừng: Nghiên cứu năm 2017 của Trường Đại học Khoa học Y tế Tehran, Iran, trên 50 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2, cho thấy ăn gừng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và mức A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng).
Người bệnh có thể thêm bột hoặc gừng tươi vào các món ăn, uống trà gừng, dùng chất bổ sung ở dạng viên nang theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nghệ: Theo đánh giá năm 2019 của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc), dựa trên 95 nghiên cứu, curcumin trong nghệ giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu của người bệnh tiểu đường.
Chất này có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, ức chế sản xuất tế bào mỡ mới và giảm huyết áp, qua đó giảm kháng insulin, có lợi trong kiểm soát đường huyết.
Nghệ: Theo đánh giá năm 2019 của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Trung Quốc), dựa trên 95 nghiên cứu, curcumin trong nghệ giúp điều chỉnh chuyển hóa lipid giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu của người bệnh tiểu đường.
Chất này có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, ức chế sản xuất tế bào mỡ mới và giảm huyết áp, qua đó giảm kháng insulin, có lợi trong kiểm soát đường huyết.
Tỏi: Theo nghiên cứu năm 2006 của Trường Đại học Kuwait (Kuwait), trên 30 người, ăn tỏi sống có thể giảm lượng đường trong máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao viêm liên quan đến xơ vữa động mạch. Tiêu thụ tỏi cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim - biến chứng mà người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp phải.
Tỏi: Theo nghiên cứu năm 2006 của Trường Đại học Kuwait (Kuwait), trên 30 người, ăn tỏi sống có thể giảm lượng đường trong máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao viêm liên quan đến xơ vữa động mạch. Tiêu thụ tỏi cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim - biến chứng mà người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp phải.
Quế: Nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Baghdad (Iraq) cho thấy 25 bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 tiêu thụ một g quế mỗi ngày, trong 12 tuần, có lượng đường trong máu lúc đói giảm 17%.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài tác dụng hạ đường huyết lúc đói, quế còn cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa, bổ trợ chống tiểu đường và chống oxy hóa.
Quế: Nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Baghdad (Iraq) cho thấy 25 bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 tiêu thụ một g quế mỗi ngày, trong 12 tuần, có lượng đường trong máu lúc đói giảm 17%.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoài tác dụng hạ đường huyết lúc đói, quế còn cải thiện các dấu hiệu căng thẳng oxy hóa, bổ trợ chống tiểu đường và chống oxy hóa.
Dầu ô liu: Phân tích 33 nghiên cứu với hơn 15.000 người tham gia, năm 2017, các nhà khoa học của Trường Đại học xứ Basque (Tây Ban Nha) và một số đơn vị phát hiện ra ăn dầu ô liu thường xuyên làm giảm nguy cơ tiểu đường type 2. Người bệnh tiểu đường bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn uống có thể giảm đường huyết lúc đói và mức A1C rõ rệt.
Dầu ô liu: Phân tích 33 nghiên cứu với hơn 15.000 người tham gia, năm 2017, các nhà khoa học của Trường Đại học xứ Basque (Tây Ban Nha) và một số đơn vị phát hiện ra ăn dầu ô liu thường xuyên làm giảm nguy cơ tiểu đường type 2. Người bệnh tiểu đường bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn uống có thể giảm đường huyết lúc đói và mức A1C rõ rệt.
Mai Cat (Theo Healthline, Very Well Health, Medical News Today)
Ảnh: Freepik
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |