Câu chuyện Việt Nam dự định kiện Mỹ ra WTO được đưa ra như một ví dụ điển hình trong buổi tọa đàm về kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hôm qua. Nhiều ý kiến cho rằng cơ hội cho phía Việt Nam là không nhỏ.
>Việt Nam dự định kiện Mỹ ra WTO
Kết quả xem xét cuối cùng thuế chống bán phá giá đối với tôm VN vừa được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố giảm còn gần bằng 0%.
> Vụ kiện phá giá tôm: Phía Mỹ đòi sửa thuế / Tôm VN tìm cách chống đỡ thuế bán phá giá
2 công ty Việt Hải và Grobest được hưởng thuế suất 0%, còn 6 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khác, là bị đơn xem xét hành chính lần 1 vụ kiện tôm Việt Nam tại Mỹ, vẫn giữ nguyên mức thuế phá giá cũ.
> Tôm VN thận trọng với việc xem xét thuế phá giá
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đã không thể liên hệ với nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách 84 bị đơn được xem xét hành chính mà phía Mỹ vừa gửi.
Hôm nay, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra thông báo về việc triển khai xem xét lại mức thuế chống bán phá giá đánh vào một số mặt hàng tôm nước ấm. Theo đó, toàn bộ 84 doanh nghiệp Việt Nam là bị đơn trong vụ kiện bán phá giá tôm năm 2004 được DOC chọn để xét.
Tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, 27 nhà nhập khẩu là thành viên của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) đã đệ đơn kiện hải quan nước này (CBP) về tính pháp lý của quy định đóng tiền ký quỹ (bond) liên tục 100% khi muốn nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ.
Để chuẩn bị kế sách đáp ứng yêu cầu xem xét hành chính mức thuế phá giá tôm đối với các doanh nghiệp VN của Liên minh tôm miền Nam (SSA), hầu hết doanh nghiệp đều xác định vụ kiện lần này sẽ có nhiều khó khăn và thống nhất phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết để trình Bộ Thương mại Mỹ (DOC).
Theo tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), Liên minh tôm miền Nam của Mỹ (SSA) - nguyên đơn vụ kiện bán phá giá tôm năm 2004 - vừa yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại mức thuế đã áp cho các doanh nghiệp bị đơn. Theo SSA, biểu thuế phá giá này quá thấp.
Từ tháng 2 năm nay, các nhà nhập khẩu muốn nhập tôm vào thị trường Mỹ phải đóng một khoản tiền ký quỹ gọi là thuế suất tạm tính. Đó là quy định mới của Hải quan Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá từ các nước trong vụ kiện tôm năm ngoái.
32 công ty tôm của Trung Quốc vừa kháng cáo lên Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) nhằm phản đối phán quyết mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra, buộc sản phẩm của các công ty này nhập vào Mỹ phải chịu mức thuế chống bán phá giá tối đa 113%.
Công báo Mỹ hôm 1/2 đã đăng tải lệnh áp thuế với 6 nước bị kiện chống bán phá giá tôm và yêu cầu lực lượng hải quan bắt đầu thu khoản tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu, trị giá khoảng 2,3 tỷ USD.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 26/1 đã công bố việc sửa đổi quyết định cuối cùng trong vụ kiện chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ 6 nước. Với Việt Nam, thuế suất của cả doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện đều tăng từ 0,17% đến 0,25% so với mức đã công bố ngày 30/11/2004.
Đêm qua, nguyên đơn trong vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Mỹ (Liên minh Tôm miền Nam - SSA) ra thông cáo phản đối kế hoạch xem xét lại các mức thuế với Thái Lan và Ấn Độ, 2 nước chịu ảnh hưởng của thảm họa sóng thần.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản - VASEP tối qua đã ra thông cáo bày tỏ sự bất bình về kết quả bỏ phiếu của USITC, đồng thời khẳng định sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn không gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến tôm Mỹ.
Nếu không có thay đổi trong phán quyết tiếp theo của các cơ quan công quyền Mỹ, kể từ 1/2, tôm của 6 nước bị kiện phá giá phải đối mặt với khoản tiền đặt cọc khổng lồ tính theo biên thuế cao nhất của mỗi nước mà DOC ban hành tháng trước.
Trong cuộc bỏ phiếu bất ngờ diễn ra rạng sáng nay (giờ Hà Nội), cả 6 thành viên của Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) đều cho ý kiến rằng tôm đông lạnh nhập khẩu từ VN và 5 nước khác gây thiệt hại về vật chất cho ngành tôm Mỹ.
Hiệp hội các nhà phân phối hải sản Mỹ (ASDA) vừa đưa ra khoản thương lượng trị giá 100 triệu USD nếu các nhà câu tôm nội địa rút đơn kiện chống bán phá giá với 6 nước. ASDA cũng khuyến cáo các ngư dân đừng quá kỳ vọng vào ưu đãi của Tu chính án Byrd cùng khoản tiền thuế thu được từ vụ kiện.
Phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra rạng sáng nay với tôm của 4 nước còn lại trong vụ kiện tôm đã không làm họ thỏa mãn khi mà các mức thuế trung bình không thay đổi là bao, thậm chí có nước còn cao hơn so với trước.
Ủy ban Đặc nhiệm về Tôm Mỹ (CITAC) hôm qua cho biết, phán quyết cuối cùng về các biên độ thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador và Brazil sẽ được đưa ra vào 20/12, chậm 3 ngày so với dự định.
Dù rất bận rộn với Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 11, cuối tuần qua, đại biểu thuộc các địa phương có ngành nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm đã cùng ký thư gửi giới nghị sĩ Mỹ, kêu gọi sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngành tôm Việt Nam.