Việt Nam không bán phá giá tôm. |
Thông báo của DOC nêu rõ, quá trình tính toán biên thuế với một số bị đơn đã có sự nhầm lẫn vì vậy cần chỉnh sửa. Không chỉ thay đổi về các mức thuế, DOC còn xem xét lại việc hưởng thuế suất riêng biệt đối với từng bị đơn.
Các công ty |
Mức cũ |
Mức mới |
Thay đổi |
Seaprodex Minh Hải |
4,13 % |
4,30% |
0,17% |
Minh Phú |
4,21 % |
4,38% |
0,17% |
Camimex |
4,99 % |
5,24% |
0,25% |
Kim Anh |
25,76 % |
25,76% |
- |
Mức thuế riêng biệt cho các bị đơn tự nguyện |
4,38 % |
4,57% |
0,19% |
Mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác |
25,76 % |
25,76% |
- |
Theo DOC, một số doanh nghiệp bị đơn tự nguyện (các đơn vị tự nguyện trả lời câu hỏi mục A thuộc bảng điều tra chống bán phá giá) của Trung Quốc và Việt Nam đã không chứng minh được sự độc lập về tài chính với chính phủ. Vì vậy, những doanh nghiệp này sẽ không được hưởng thuế suất riêng biệt như các bị đơn tự nguyện khác. Việt Nam có 3 doanh nghiệp “bị đơn tự nguyện” (Trúc An, Hải Thuận và Nha Trang Fisheries Co.) nằm trong diện này, bị buộc phải chịu mức thuế cao (25,76%) giống như công ty Kim Anh và các doanh nghiệp Việt Nam khác.
DOC công nhận thêm công ty Ngọc Sinh và Phương Nam được hưởng mức thuế suất riêng biệt 4,57%.
Ccác mức thuế với tôm của các quốc gia vừa trải qua thảm hoạ sóng thần là Ấn Độ và Thái Lan không giảm nhiều như mong đợi. Thậm chí, biên độ chống bán phá giá dành cho một số doanh nghiệp còn cao hơn trước. Với Ấn Độ, mức thuế chung toàn quốc được nâng từ 9,45% lên 10,17%. Mức thuế chung của Thái Lan giảm từ 6,03% xuống 5,95%, nhưng phần lớn các doanh nghiệp của nước này bị tăng thuế thêm 0,12%.
Trong thông cáo phát đi chiều nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tiếp tục bày tỏ sự thất vọng về phán quyết của các cơ quan công quyền Mỹ. "VASEP đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá sản phẩm tôm sang thị trường Mỹ cũng như bất kỳ thị trường nào khác, và do vậy việc áp đặt bất cứ mức thuế chống bán phá giá nào cũng đều là bất công".
Theo VASEP, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng dựa trên những lợi thế về thiên nhiên, về chi phí nhân công cũng như dựa trên sự nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. "Quyết định của DOC cho thấy cơ quan này đã không xem xét toàn diện những yếu tố kể trên, gây nên sự bất công đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, việc không cho 4 doanh nghiệp Việt Nam hưởng mức thuế riêng biệt là vô lý vì tất cả đều là công ty tư nhân, hoạt động hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc nhà nước", bản thông cáo nhấn mạnh.VASEP và các doanh nghiệp thành viên cho rằng, việc DOC áp đặt các mức thuế “chống bán phá giá” vô lý đánh vào tôm nhập khẩu của Việt Nam và 5 nước khác không thể giải quyết được khó khăn nội tại của ngành sản xuất tôm Mỹ. Thị trường tiêu thụ Mỹ vẫn cần ngày càng nhiều tôm nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất tôm hiệu quả hơn.
Song Linh