8 nghị sĩ vừa gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu phán quyết công bằng trong vụ kiện bán phá giá tôm nhập khẩu nhằm tránh những thiệt hại không đáng có tới ngành sản xuất đậu nành. Hơn nữa, theo họ, nếu tiếp tục giữ quan điểm bất công như hiện nay, DOC sẽ vi phạm các quy định của WTO.
Trang tin thủy sản Seafood.com cho hay vào thời điểm chỉ còn hơn 1 tuần nữa Washington sẽ công bố quyết định cuối cùng, nghị trường Mỹ bắt đầu nóng lên với những chiến lược vận động hành lang của các nước bị kiện chống bán phá giá.
Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Đình Hoè đưa ra nhận định này sau khi trở về từ chuyến xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ. Hôm qua, ông đã trao đổi với VnExpress xung quanh vụ kiện tôm.
Liên minh Tôm miền Nam nước (SSA) vừa gửi thư phản bác quan điểm của ngành sản xuất đậu nành liên quan tới tác động của vụ kiện. Đáp lại, Uỷ ban Đặc nhiệm về Tôm (CITAC) chỉ ra rằng cho dù SSA có dùng lối nói khoa trương thiếu thận trọng cũng không thể chối bỏ sự thật.
Hiệp hội Các nhà Đậu nành Mỹ (ASA) vừa gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại nước này, ông Donald Evans nhằm một lần nữa cảnh báo về nguy cơ tác động của vụ kiện tôm tới người nông dân và hoạt động xuất khẩu đậu nành của chính nước Mỹ.
Chưa đầy một tháng nữa, phiên điều trần cuối cùng trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC) sẽ diễn ra. Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Uỷ ban Tôm (thuộc VASEP) cho rằng nếu tính toán công bằng, biên độ phá giá với một số doanh nghiệp VN có thể giảm xuống 0%.
Sau đợt sụt mạnh hồi tháng 8 do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá tôm, tình hình chế biến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại. Bộ Thuỷ sản ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tháng này sẽ tăng 35 triệu USD lên mức 215 triệu USD.
Đợt khảo sát của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tại các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc kết thúc tốt đẹp vào 10/9 và thời gian làm việc với mỗi đơn vị rút ngắn 1-2 ngày so với dự kiến. Tuy nhiên, Kim Anh, đơn vị có doanh số xuất khẩu tôm lớn nhất đã từ chối đón đoàn điều tra.
Nguồn tin từ hãng AP cho hay, phán quyết mới đây của WTO liên quan tới việc trừng phạt Mỹ về luật chống bán phá giá đang khiến Liên minh Tôm miền Nam nước này (SSA) lo ngại sẽ chẳng được lợi lộc gì từ vụ kiện 6 nước.
Bỏ dở công việc đang bận rộn giữa kỳ họp chuyên trách, các đại biểu Quốc hội chiều qua đã ngồi lại với đại diện ngư dân, các nhà chế biến để bàn về tác động của vụ kiện chống bán phá giá, đồng thời cùng ký tên vào lá thư bày tỏ quan điểm gửi tới giới nghị sĩ Mỹ.
Không một hợp đồng đặt hàng, thậm chí không một lời chào mua từ các đối tác thân tín kể từ cuối tháng 7 đến nay, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Phú Lê Văn Quang đang cảm thấy áp lực của vụ kiện tôm ngày một nặng nề hơn.
Sáng nay, đại diện luật sư tư vấn của Việt Nam trong vụ kiện tôm cho VnExpress biết, kể từ 25/8 đến 10/9, nhóm công tác Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ kiểm tra thực tế tại 4 doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc.
Biên độ thuế chống bán phá giá tôm cao tới 67,8% đang khiến các quan chức thuỷ sản Brazil đứng ngồi không yên. Họ cho biết, sẽ bằng mọi cách đảo ngược kết quả này, nếu phán quyết cuối cùng của Mỹ vẫn không thay đổi, sẽ mang tới tranh luận trước trước WTO để tìm lại công lý.
Theo lịch trình dự kiến, đêm nay (theo giờ Hà Nội), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ ra phán quyết sơ bộ với Brazil, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng có khả năng cơ quan này sẽ lùi ngày ra phán quyết tới đêm mai hoặc 30/7.
Dưới nhan đề "Con tôm và Mối bất hoà", bài xã luận đăng trên New York Times hôm 21/7 một lần nữa phản đối phán quyết sơ bộ về vụ kiện tôm, đồng thời chỉ ra những nghịch lý trong chính sách thương mại của Mỹ. VnExpress xin giới thiệu nguyên văn bài viết.
Phó tổng thư ký VASEP Trương Đình Hoè cho biết, dự kiến cuối tháng 8, đoàn công tác của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ sang VN thẩm tra lại hồ sơ mà các doanh nghiệp đã gửi trước đây. Trong trường hợp việc điều tra tại Trung Quốc tiến hành sau, họ sẽ tới VN ngay cuối tháng 7.
Nên hay không nên cấm nhập khẩu, hay áp thuế 40%? Câu hỏi này đang thổi bùng lên những tranh luận gay gắt trong lòng đảo quốc, giữa ngư dân với các nhà chế biến. Những người nuôi tôm Indonesia thì yêu cầu chính phủ cấm tiệt hàng nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm từ 6 quốc gia bị Mỹ kiện phá giá.
Bộ trưởng Nghề cá và các vấn đề hàng hải Indonesia Rokhmin Dahuri vừa đề xuất mức thuế trên với lý do bảo vệ ngành đánh bắt trong nước trước cơn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ. Song theo giới quan sát, động thái này cho thấy Jakarta không muốn dính líu tới tôm của 6 quốc gia bị kiện phá giá.
Hôm nay, Ủy ban Đặc nhiệm về Tôm của Mỹ (CITAC) tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh chống lại mức thuế vô lý đối với tôm Trung Quốc và Việt Nam. Theo CITAC, đây là một chính sách thương mại sai lầm của chính quyền Washington.
Hiệp hội Đậu nành Mỹ (ASA) hôm qua chính thức gia nhập Uỷ ban Đặc nhiệm về tôm (CITAC) với lo ngại vụ kiện bán phá giá sẽ gây tổn thất nặng nề cho xuất khẩu sản phẩm của mình. Đậu nành và sữa đậu nành là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thức ăn nuôi tôm.