Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng thương mại Việt - Mỹ (USVTC), vừa nêu quan điểm này với VnExpress và cho rằng, nếu phán quyết nghiêng về bên nguyên, tác động tới 6 nước bị kiện sẽ là rất lớn.
Tổng giám đốc Công ty công nghệ Việt - Mỹ (ATI) Đinh Đức Hữu hôm nay gửi thư tới Chủ tịch Thượng viện Mỹ Bill Frist khẳng định, ATI cũng như các doanh nghiệp VN không hề bán phá giá tôm. Nếu Bộ Thương mại Mỹ phán quyết bất công, ATI sẽ nộp đơn kiện cơ quan này.
Giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội Adam Sitkoff nhận định với VnExpress, cũng giống như vụ kiện cá basa trước đây, việc Liên minh tôm miền Nam (SSA) kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào Mỹ là phi lý.
Ông Zhang Zhibiao, Phó tổng thư ký Phòng thương mại Trung Quốc hôm qua tuyên bố, việc Liên minh tôm miền Nam - SSA (Mỹ) khởi kiện 6 nước bán phá giá tôm là phi lý, gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng Mỹ.
Về nước sau phiên điều trần vụ kiện bán phá giá tôm tại Mỹ diễn ra đúng mùng 1 Tết, Chủ tịch Ủy ban tôm Việt Nam Nguyễn Văn Kịch chỉ bắt đầu hưởng niềm vui xuân với gia đình từ mùng 3. Sáng nay, trả lời VnExpress, ông tỏ ra khá vui vẻ về kết quả đạt được của phiên điều trần.
Đúng 9h30 tối 21/1, vào lúc mà người dân trên khắp đất nước đang hân hoan chờ đón phút giây giao thừa, có 4 doanh nhân Việt Nam đang hầu toà nơi đất khách. Họ phải dẹp đi nỗi niềm riêng, dồn sức bảo vệ cho lẽ phải của con tôm đất Việt trên thị trường Mỹ.
Vào khoảng 11h đêm nay, đoàn doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm sẽ bay sang Washington dự phiên điều trần đầu tiên trước Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ, diễn ra vào 21/1. Hiện các đơn vị đã hoàn tất trả lời câu hỏi điều tra, đồng thời chuẩn bị đầy đủ tài liệu chứng minh mình không bán phá giá.
Theo nguồn tin riêng của VnExpress, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa yêu cầu Liên minh Tôm miền Nam (SSA) trả lời thêm một số câu hỏi liên quan tới việc khởi kiện bán phá giá tôm nhập khẩu. Như vậy, quá trình điều tra của phía Mỹ có thể kéo dài thêm 20 ngày, thay vì 45 ngày như thông lệ.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm vừa quyết định chọn công ty luật Mỹ Willkie Farr & Gallagher LLP làm đại diện pháp lý cho mình trong vụ kiện bán phá giá. Đặt trụ sở chính tại New York, hãng này từng tham gia tư vấn cho Bộ Thương mại Việt Nam trong vụ cá basa trước đây.
Các nhà xuất khẩu tôm châu Á, trong đó có Việt Nam đang phản ứng gay gắt động thái của Washington và cho rằng đây là một ví dụ điển hình nữa về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch núp dưới chiêu bài tự do thương mại. Họ tuyên bố sẽ quyết tranh đấu đến cùng để con tôm nhập khẩu mãi mãi là lựa chọn của các bà nội trợ Mỹ.
0h sáng 1/1/2004, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của nước này để kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ.
Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hữu Dũng vừa cho VnExpress biết, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) đã không nộp đơn vào sáng sớm nay như dự kiến mà đang có kế hoạch họp báo công bố khởi kiện vào 10h đêm 31/12 (giờ Hà Nội). Hai tiếng sau đó, đơn kiện sẽ đến tay các cơ quan công quyền của Mỹ.
Theo nguồn tin riêng của VnExpress, 4h sáng mai (tức 4h chiều 30/12, giờ Washington), ngư dân Mỹ sẽ nộp đơn kiện tới Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế (USITC) và Bộ Thương mại nước này (DOC), chính thức châm ngòi cuộc chiến thương mại với hơn 10 nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng, kinh phí để theo đuổi vụ khiếu kiện có thể lên tới 1,2-1,5 triệu USD và đều do các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tự lo là chính. Trưa nay, ông đã trao đổi với VnExpress về sự chuẩn bị cho cuộc chiến này.
Dù phía Mỹ chưa tiết lộ sẽ kiện những nhà nhập khẩu nào, các nước có nguy cơ là mục tiêu của vụ tranh chấp vẫn đang dốc sức để sẵn sàng nhập cuộc. Hiệp hội các nhà xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ chi 1,5 triệu USD thuê hãng luật Garvey Schubert & Barer ở Washington; Brazil dự định chi 1 triệu USD; Thái Lan trông cậy nhiều vào cách lobby.
Với lý do thuế chống bán phá giá mang lại lợi ích cho cả ngành tôm nội địa, Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đang ra sức kêu gọi mọi ngư dân cùng tham gia nộp đơn kiện lên Bộ Thương mại (DOC) vào 30/12 tới. Mức thuế mà SSA đề nghị có thể lên tới 1 USD đánh vào mỗi pound tôm nhập khẩu.
Trao đổi với VnExpress sáng nay, luật sư White & Case Lê Công Định cho biết hiện chưa có thông tin chính thức về việc 2 liên minh tôm của Mỹ khởi kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, theo ông Định, nhiều khả năng họ sẽ đợi đến đầu năm sau mới nộp đơn do vẫn chưa quyên góp đủ tiền theo kiện.
Ủy ban Tôm (thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN) tối qua đã mở cuộc vận động đóng góp tài chính chuẩn bị chống lại vụ kiện bán phá giá tại Mỹ. Ngay tại lễ phát động, khoảng 40 đơn vị đã tự nguyện đóng góp 54.000 USD và 250 triệu đồng.
Theo luật sư Lê Công Định, Công ty luật White & Cases, khả năng tôm VN bị kiện bán phá giá ở Mỹ đã gần như chắc chắn. Liên minh Tôm Louisiana (LSA) vừa đồng ý hợp tác với Liên minh Tôm miền Nam (SSA) trong vụ kiện này, nhiều khả năng bắt đầu từ 15/12.
Sau quyết tâm tham gia vào cùng một chiến tuyến, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Liên minh Tôm bang Lousiana (LSA) vừa ký hợp đồng với hãng luật danh tiếng Dewey Ballantine để tiến hành vụ kiện. Giới phân tích dự đoán, đơn kiện có thể được nộp lên Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Hiệp thương quốc tế Mỹ vào giữa tháng 12, thay vì vào 15/10 như kế hoạch trước đây.