Hà NộiThành phố đồng ý với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về việc lắp tấm chống ồn tại hai đầu cầu Chương Dương.
Sở Giao thông công chính Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh giao thông với ôtô tải qua cầu Chương Dương. Theo đó từ 23-5h hàng ngày, các phương tiện giao thông có tổng trọng tải đến 30 tấn được đi trên cây cầu phía đông bắc thành phố theo sự hướng dẫn của lực lượng điều hành.
Chiều nay, Bộ Giao thông vận tải có văn bản khuyến nghị UBND Hà Nội cho xe 4 chỗ đi sang hai bên làn đường vốn dành cho xe máy và miễn phí cầu đường với những ôtô tải phải vòng qua cầu Thăng Long. Đây là giải pháp nhằm hạn chế hơn nữa tình trạng ùn tắc trên cây cầu phía đông bắc thành phố.
Sau hơn 20 ngày cầu phao Khuyến Lương (Hà Nội) đi vào hoạt động, lượng xe qua cầu Chương Dương không giảm, vẫn ở mức 25.000 ôtô và trên 200.000 xe máy mỗi ngày. Số ôtô qua cầu phao trên 3.000, bằng một nửa dự kiến, còn cầu Thăng Long chỉ tăng thêm 200 xe mỗi ngày.
Chiều nay, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình cho biết đang chỉ đạo Cục Đường bộ nghiên cứu, xem xét cho ôtô tải trên 18 tấn qua cầu Chương Dương trong thời gian 23h đêm đến 5h sáng hôm sau. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định sẽ kỷ luật những ai đã cho xe tải phá luật những ngày qua.
Đêm qua, sau khi VnExpress đưa thông tin về tình trạng nhiều ôtô tải nặng "lọt" qua cầu Chương Dương, Sở Giao thông công chính Hà Nội đã thắt chặt kiểm soát giao thông trên cầu. Ngay sau đó đã có xe vi phạm bị bắt giữ.
Cứ 22h đêm, hàng trăm ôtô tải kéo container chở đầy thép, xi măng thoải mái vượt cầu Chương Dương vào Hà Nội. Rất nhiều trong số này trọng tải trên 18 tấn, lẽ ra phải đi vòng lối cầu Thăng Long, song vẫn "lọt qua" các trạm kiểm soát của công an, thanh tra giao thông tại cây cầu phía đông bắc thành phố.
Sáng qua, cầu phao được mở cho xe tải vượt sông mà không có lễ thông xe tưng bừng như thường lệ. Song ngay sau đó, một số xe đã phải quay trở lại về hướng Chương Dương (Hà Nội) vì cầu phải kiểm tra kỹ thuật.
Cục Đường bộ Việt Nam chiều qua đã thống nhất phương án phân luồng giao thông ở hai bờ bắc - nam. Theo đó, bắt đầu từ hôm nay, cầu phao hoạt động từ 5h đến 23h hằng ngày. Thời gian còn lại, cầu được cắt nhịp cho phương tiện vận tải thủy lưu thông.
Phương án giảm tải cho cầu Chương Dương đang là đề tài được bàn luận sôi nổi bên lề kỳ họp Quốc hội. Trao đổi với VnExpress sáng nay, đa số các ý kiến đều cho rằng, cách giải quyết của Bộ Giao thông vận tải, dù chỉ mang tính tình thế cũng thể hiện một tầm nhìn hạn chế trong quy hoạch xây dựng.
Sáng nay, theo quan sát của VnExpress, các nhịp, thanh dàn trên cầu Chương Dương (Hà Nội) đã bị gỉ sâu và cong vênh. Dầm ngang, các bản liên kết với dàn chủ có nhiều thanh đã thủng. Từ mặt cầu trở lên, hiện tượng "lão hóa" của lớp sơn phủ ước tính chiếm 30% diện tích các thanh dàn, bản nút.
Bến Khuyến Lương và Văn Đức như muốn vỡ tung bởi tiếng canô, hiệu lệnh của chỉ huy, bước chân dồn dập, thành phao va đập vào nhau chát chúa. Hàng trăm người dân địa phương chầu trực từ sáng đến chiều chờ giây phút nối 2 cánh cầu. Pháo sáng phát động hiệu lệnh, những khẩu cầu lần lượt được kết nối.
Tại đầu cầu phao Khuyến Lương tối nay, VnExpress đã đặt một số câu hỏi với Giám đốc Sở Giao thông công chính Hà Nội Phạm Quốc Trường về việc phân luồng giao thông qua sông Hồng trong thời gian tới.
17h chiều qua, chiếc cầu phao quân dụng do lực lượng công binh lắp ráp đã hoàn tất, nối hai bờ sông Hồng - đầu phía nam là bến Khuyến Lương (huyện Thanh Trì, Hà Nội), đầu phía bắc là bến Văn Đức (Gia Lâm). Ngay sau đó Sở Giao thông công chính cùng Bộ Tư lệnh công binh đã cho thông xe kỹ thuật.
Chiều qua, UBND Hà Nội đã quyết định chọn bến phà Khuyến Lương làm điểm lắp đặt cầu phao. Các đơn vị thi công bắt đầu làm rọ đá, xây mố phía nam để ngày 26/10, lực lượng công binh lắp đặt phao quân dụng. Cầu sẽ dài hơn 500m, tải trọng 60 tấn, giúp giảm tải cho cầu Chương Dương.
Việc Hà Nội buộc phải lắp đặt cầu phao qua sông Hồng để giảm ùn tắc giao thông trên cầu Chương Dương đang dẫn tới dư luận cho rằng ngành giao thông đã bị động trước yêu cầu phát triển giao thông của thủ đô. Để giải đáp vấn đề này, sáng nay, VnExpress đã có buổi trao đổi với Bộ trưởng Giao thông vận tải Đào Đình Bình.
Đây là giải pháp cấp bách mà Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo UBND thành phố xem xét triển khai để chấm dứt nạn ùn tắc giao thông trên cầu Chương Dương. Có thể cầu phao sẽ được sử dụng trong vài năm tới, chờ cầu Thanh Trì nối nhịp.
Hàng nghìn xe ôtô suốt buổi sáng nay nối thành hàng dài, nhích từng centimet dọc cầu Chương Dương (Hà Nội). Phía bắc đoàn xe kéo dài quá cầu Chui còn phía nam đến dốc Bác Cổ. Hành khách, lái xe nhẫn nại ngồi chờ trong nắng nóng, tiếng ồn và khói bụi.
Lẽ ra việc duy tu cây cầu huyết mạch của Hà Nội phải triển khai trong tháng 8, nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa bắt đầu. Ông Nguyễn Đỗ Hiệp, Giám đốc Ban quản lý đường bộ II, chủ đầu tư dự án, cho biết, lý do là chưa chọn được phương án phân luồng để giảm tải cho cầu Chương Dương trong thời gian sửa chữa.
Sở GTCC và Công an thành phố Hà Nội đã gửi công văn tới Bộ GTVT, Cục đường bộ, UBND thành phố, kiến nghị cho phép xe máy được đi trên cầu Long Biên nhằm giảm tải cho cầu Chương Dương.