Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn, robot là một phương tiện kết hợp giữa hệ thống quang học và hệ thống định vị hiện đại kết hợp với giả lập mô phỏng trước phẫu thuật. Phần lớn các tổn thương đều có thể giải quyết được bằng phẫu thuật robot. Phẫu thuật robot trong điều trị khối u thần kinh đệm được chứng minh có hiệu quả tích cực. Vì khối u thần kinh đệm là khối u nằm trong trục, do đó, để bảo tồn các bó sợi thần kinh trong lúc mổ rất cần thiết.
Đối với phẫu thuật robot, các phẫu thuật viên có thể nhìn thấy được bó sợi thần kinh và bảo tồn các cấu trúc trong quá trình phẫu thuật lấy u. Từ đó, bác sĩ có thể hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!
Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Hiện tại thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi vẫn còn thiếu một số thông tin như kích thước, vị trí của khối u, tương quan của khối u so với mô lành của thân não, tình trạng liệt như thế nào... Cần có thêm các thông tin này chúng tôi mới đưa ra được phương pháp điều trị cụ thể cho bạn. Đối với một số loại u chèn ép vào thân não, sau phẫu thuật tỷ lệ hồi phục sẽ cao hơn.
Hiện nay, phẫu thuật robot được xem như là một phương tiện hiện đại và an toàn trong phẫu thuật thần kinh. Phẫu thuật robot cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy được bó dẫn truyền thần kinh trong lúc mổ và tránh cắt phạm vào, từ đó, các bác sĩ có thể bảo tồn được chức năng của người bệnh sau phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật robot luôn có ưu thế so với phẫu thuật truyền thống trước đây. Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các trung tâm chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Chào bạn,
Nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên nghe thấy âm thanh lạ trong tai có thể đến từ tuổi tác (tuổi già), tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở tai… Tình trạng này cũng có thể do suy giảm tuần hoàn máu khiến tế bào thần kinh tai không nhận đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động, làm quá trình truyền tải âm thanh từ tai lên não bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề về thính lực.
Để cải thiện ù tai, có tiếng kêu trong tai, cùng với các biện pháp thay đổi thói quen, lối sống, người bệnh cần đến chăm khoa Nội thần kinh để các bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết nhất về tình trạng của bản thân.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chào bạn,
Bệnh trầm cảm có thể điều trị được thông qua việc sử dụng thuốc, điều trị nguyên nhân và sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè xung quanh. Hiện nay, y học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thuốc chống trầm cảm, sử dụng đúng liều lượng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tỷ lệ chữa khỏi bệnh trầm cảm là rất cao.
Đây là căn bệnh tâm lý, ngoài việc sử dụng đúng loại thuốc điều trị phù hợp thì hiệu quả điều trị bệnh trầm cảm còn phụ thuộc phần lớn vào thời điểm phát hiện bệnh, khả năng chuyên môn của bác sĩ, ý chí của người bệnh và sự hỗ trợ từ người thân của người bệnh.
Ngoài ra, để có thể điều trị trầm cảm hiệu quả, tránh nguy cơ tái phát người bệnh cần duy trì cơ thể khỏe mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao, cố gắng giữ vững tinh thần lạc quan, thoải mái, ngủ đủ giấc,....
Với trường hợp cháu trai 17 tuổi bị trầm cảm như bạn chia sẻ, để bệnh được điều trị hiệu quả, bạn cần sớm đưa cháu đến chuyên khoa Nội thần kinh để các bác sĩ trực tiếp thăm khám, tư vấn phù hợp nhất.
Trân trọng.
Bác sĩ khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Bệnh động kinh không khó chữa, đây là bệnh cần chữa và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần phải được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao, có thể lên tới 70%.
Bệnh động kinh có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp như: nội khoa (sử dụng thuốc kháng động kinh), phẫu thuật. Theo những chia sẻ của bạn, trường hợp cháu trai 24 tuổi bị động kinh có thể được chữa khỏi, bạn cần cho cháu đến thăm khám tại chuyên khoa Nội thần kinh để các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Cám ơn câu hỏi của bạn. Bạn có thể đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua hotline 028 7102 6789 - 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội) hoặc inbox cho fanpage của bệnh viện. Trân trọng.
Phó trưởng khoa Nội thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra do các nguyên nhân như: thường xuyên lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, thức khuya, cơ thể thiếu hụt thiếu magiê, ít vận động dẫn đến suy giảm tuần hoàn máu...
Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời, bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, cố gắng luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Nếu như đã được điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng rối loạn giấc ngủ vẫn chưa được cải thiện bạn cần đến chuyên khoa Nội thần kinh để các bác sĩ thăm khám và tư vấn những liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Nếu cần đặt lịch thăm khám tại Khoa Nội thần kinh - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể gọi đến hotline 028 7102 6789 - 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 7106 6858 - 024 3872 3872 (Hà Nội) hoặc inbox cho fanpage của bệnh viện.
Trân trọng.
Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Chào bạn,
Khi bị đột quỵ, nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời trong giờ "vàng" người bệnh có thể bị di chứng thần kinh không hồi phục tùy vào vị trí, thể tích não bị tổn thương. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường giới hạn trong 3-4,5 giờ đầu, một số trường hợp có thể mở rộng lên 6 đến 24 giờ) kể từ khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên.
Trong trường hợp này, cô bạn đã bị đột quỵ một năm, hiện có sẹo trong não thì có khả năng đây là di chứng không hồi phục. Giải pháp là cần điều trị dự phòng tái phát và tập vật lý trị liệu chờ hồi phục thêm. Người bệnh cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Cảm ơn bạn. Chúc bạn và gia đình luôn có nhiều sức khỏe.
Khoa Ngoại thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp thì em trai bạn đã được mổ u não từ 2014, các di chứng đang gặp có thể do hậu phẫu. Bạn nên đưa em đến bệnh viện thăm khám lại, nếu cần thì bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI, CT sọ não để đánh giá lại khối u có tái phát không. Trường hợp u không tái phát thì có thể thực hiện tập phục hồi chức năng. Bạn đưa em trai đến khám nhé.
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn.
Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn, theo như bạn mô tả, con trai bạn đã được chẩn đoán u tuyến tùng gây giãn não thất và cháu đã được đặt dẫn lưu não thất màng bụng. U tuyến tùng có nhiều loại bản chất, tùy theo từng bản chất mà có hướng điều trị khác nhau. Ví dụ, u tuyến tùng có nguồn gốc xuất phát từ tế bào mầm (Germinoma) là loại u có khả năng đáp ứng tốt với tia xạ.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Một số loại u tuyến tùng lành tính nên được phẫu thuật để bớt chèn ép vào não thất 3 và từ đó cải thiện triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể đến các trung tâm chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn