Nhi - Sơ sinh VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Bé trai 2,5 tuổi nhà em ban đêm ngủ không còn mặc tã (đã bỏ tã đêm được 4 tháng). Thường bé sẽ uống sữa trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng, luôn đi tiểu trước khi ngủ và ngủ một giấc đến sáng. Bé ngủ từ khoảng 9 - 10 giờ tối đến 7 giờ sáng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bé ...
Phuong Mai, 33 tuổi, Hồ Chí Minh
PGS.TS.BS Vũ Huy Trụ

Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào mẹ

Bé 2,5 tuổi, thỉnh thoảng tiểu khi đang ngủ là bình thường. Em nên cho bé đi tiểu trước khi ngủ; không cần giữa đêm đánh thức bé dậy để đi tiểu. Nếu bé trên 5 tuổi mà còn tiểu đêm thì em nên cho bé đi khám bác sĩ.

Chúc mẹ, bé cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

Con em 20 tháng tuổi nặng 11 kg, cao 78 cm, là bé gái. Hiện tại, từ lúc sinh gia đình nhận thấy ngực của cháu to hơn trẻ bình thường. Đi khám nhi tại một bệnh viện tỉnh thì các bác sĩ kết luận không có vấn đề gì, chỉ bảo là mô mỡ. Gia đình đang sợ là trẻ dậy thì sớm. Mong ...
xuantram91nd, 33 tuổi, Nam Định
Ths.BSNT Phạm Thị Hồng, khoa Nội tiết - Đái tháo đường

Chào mẹ,

Bé gái được xem là dậy thì sớm khi có dấu hiệu phát triển ngực trước 8 tuổi. Bé nhà mình 20 tháng, cân nặng 11kg là bình thường không có thừa cân. Vậy nên, có thể dấu hiệu mẹ thấy ngực trẻ to hơn bình thường là dấu hiệu phát triển mô vú trong dậy thì sớm mà không phải đơn thuần là mô mỡ. Mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá các dấu hiệu bất thường, gợi ý dậy thì sớm cũng như làm xét nghiệm máu đánh giá quá trình dậy thì, siêu âm vú, bộ phận sinh dục và Xquang đánh giá tuổi xương cho trẻ để được chẩn đoán và tư vấn phù hợp.

Con em hiện tại 10 tháng tuổi. Chế độ ăn dặm của con khá đa dạng. Gần đây em thấy con trông không được hồng hào như trước nên tự ý mua sắt và kẽm sinh học về bổ sung. Bác sĩ cho cháu hỏi một số câu hỏi ạ. Bổ sung sắt kẽm chỉ khi khám vi chất bị thiếu hay bình thường ...
Nguyễn Hồng Nhung, 27 tuổi, Trường Thọ An Lão Hải Phòng
ThS.BSNT. Lê Huyền Nhi - khoa Dinh dưỡng - Tiết chế

Hiện nay chưa có khuyến cáo nào về bổ sung kẽm dự phòng cho trẻ. Mẹ chỉ nên cho trẻ bổ sung kẽm khi khẩu phần ăn dặm thiếu kẽm; con có dấu hiệu bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và/hoặc có kết quả xét nghiệm định lượng kẽm huyết thanh bị thiếu.

Theo tổ chức WHO, trẻ sau 4-6 tháng sẽ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, đặc biệt là trẻ bú mẹ hoàn toàn, khẩu phần ăn dặm thiếu sắt. Châu Phi và Đông Nam Á là hai khu vực có tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt cao nhất trên Thế giới (trên 40%). Vì vậy, WHO khuyến cáo nên bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ ở lứa tuối này để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Thời gian bổ sung là 3 tháng; liều bổ sung tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ví dụ, trẻ 10 tháng cần bổ sung 10-12.5mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Tuy nhiên, để tránh dùng thiếu hay thừa liều khuyến cáo, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa y lệnh phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng của bé.

Trường hợp trẻ được bổ sung kẽm/sắt quá liều sẽ gây nên những ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào liều mẹ đã bổ sung cho trẻ là bao nhiêu/ngày? Thời gian kéo dài bao lâu? Biểu hiện của trẻ như thế nào (thay đổi ăn uống, cân nặng, quấy khóc…)? Kẽm được đào thải qua nước tiểu, phân và qua da, ít tích trữ trong cơ thể. Khi dư thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa và nước tiểu. Thông thường với liều bổ sung sẽ không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ được bổ sung liều lớn hơn 15mg kẽm một ngày sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn về đường tiêu hóa như chán ăn, đặng miệng, nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Sắt khi dư thừa sẽ tích lũy ở gan, tim nên việc bổ sung sắt cần phải thận trọng. Trẻ được bổ sung sắt quá liều hoặc bổ sung sắt ở trẻ bị bệnh gan, thalassemia có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, da sậm màu, suy giảm chức năng gan. Liều bổ sung 10-20mg/kg sắt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, trên 50mg/kg sắt có thể dẫn tới ngộ độc trầm trọng. Như vậy, để an toàn cho trẻ mẹ nên theo dõi các thay đổi của trẻ khi dùng bổ sung và nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và điều chỉnh liều phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.

Ở trường hợp của con, do không biết mẹ dùng kẽm loại nào, liều lượng bổ sung là bao nhiêu/ngày nên để đảm bảo an toàn cho con, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể làm xét nghiệm cho bé để biết tình trạng cụ thể như nào; có thể dùng liều duy trì, tăng/giảm liều hay phải dừng lại mẹ nhé.

Về vấn đề giải độc gan, thận cho trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe gan, thận của trẻ; từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị đúng và phù hợp nhất. Không nên tự ý giải độc gan, thận cho trẻ dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa có thăm khám của bác sĩ và tư vấn về tình trạng bệnh của trẻ.

Chúc mẹ, con cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

Tôi có 2 bé gái sinh năm 2012 và 2016. Bé lớn đã dậy thì từ cuối năm 2021, hiện tại cao 1m48, nặng 41 kg. Bé nhỏ chưa dậy thì, cao 1m35 và nặng 31kg. Cả hai bé sức khỏe, ăn uống, sinh hoạt bình thường không gặp vấn đề gì. Tôi đang băn khoăn, lo lắng về chiều cao của bé lớn đã ...
Đặng Thị Kim Quy, 40 tuổi, Quận 5, TPHCM
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi 3,5 tuổi. Tối hôm trước, sau khi đi tiểu tôi dùng giấy lau cho bé thì thấy có vệt máu ở hậu môn. Hôm sau đi ngoài thì thấy có đoạn phân khoảng 7-8cm có màu đỏ, các đoạn khác thì màu vàng bình thường. Phân mềm thành khuôn. Trong đoạn phân đỏ thấy có các sợi máu nhỏ. ...
Lương Thị Mỹ Định, 33 tuổi, Tân Phú, TPHCM
BS.CKI Lâm Bội Hy

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào mẹ

Theo như mẹ mô tả thì bé nhà mình bị xuất huyết tiêu hoá dưới mức độ nhẹ, nguyên nhân thường gặp nhất có thể do nứt kẽ hậu môn hoặc polyp trực tràng. Mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ đánh giá kĩ hơn về mức độ xuất huyết, chẩn đoán xác định nguyên nhân cụ thể; từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bé.

Chúc mẹ, bé cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!

Con trai của tôi năm nay 10 tuổi hiện cháu có chùm hạch ở cổ 2 bên, tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện nhi đồng thành phố TP HCM, các bác sĩ chuẩn đoán là u và có chụp CT trong ổ bụng cháu cũng có hạch, các cơ quan khác như thận, lách, gan không có. Bác sĩ cho biết có thể ...
Nguyễn Tuấn Long, 51 tuổi, Bình Chánh, TP.HCM
Con trai mình 12 tuổi. Hiện bạn ấy nặng 27kg, cao 145cm. Bạn ấy tham gia các hoạt động thể thao tuần 4 buổi, với các môn: đá banh, cầu lông và bóng rổ. Bữa ăn của bạn ấy gồm một chén cơm, chén canh rau và khoảng 100-150g thịt/cá. Ngày bé uống 500ml sữa tươi. Hàng năm, gia đình mình có 2 lần tẩy ...
Phạm Thị Tú Anh, 44 tuổi, Quận Tân Bình
Mong bác sĩ tư vấn cho con những môn thể thao nào giúp tăng chiều cao?
Nguyễn Lan Phương, 10 tuổi
BS.CKII Dương Anh Dũng

Chào bạn,

Tăng trưởng là một thông số quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu quá trình tăng trưởng diễn ra bình thường, có thể tình trạng sức khỏe tổng quát tốt. Nhưng nếu tăng trưởng chậm hơn bình thường, có thể bạn mắc bệnh bán cấp hoặc mãn tính tiềm ẩn, bao gồm cả nguyên nhân nội tiết gây chậm tăng trưởng.

Có ba giai đoạn tăng trưởng sau sinh tương ứng với mỗi mô hình riêng biệt: Trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ, thời thơ ấu và tuổi dậy thì. Các giai đoạn phát triển ở bé trai và bé gái đều giống nhau, nhưng thời gian và tốc độ tăng trưởng khác nhau, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.

Trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ: Trong hai năm đầu đời, tốc độ tăng trưởng ban đầu rất nhanh và sau đó giảm dần. Tăng trưởng tổng thể trong giai đoạn này là khoảng 30 đến 35 cm.

Thời thơ ấu: Tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Hầu hết trẻ em phát triển với tốc độ sau:

Từ 2 - 4 tuổi: Tăng 5,5 - 9 cm/năm (2.2 - 3.5 inch/năm)

Từ 4 - 6 tuổi: Tăng 5 - 8,5 cm/năm (2 - 3.3 inch/năm)

Từ 6 tuổi đến dậy thì:

Đối với bé trai: Tăng 4 - 6 cm/năm (1.6 - 2.4 inch/năm)

Đối với bé gái: Tăng 4,5 - 6,5 cm/năm (1.8 - 2.6 inch/năm)

Tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì): Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng trưởng đột ngột từ 8-14 cm/năm do tác động hiệp đồng của việc tăng steroid tuyến sinh dục và hormone tăng trưởng. Ở các bé gái, giai đoạn dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 10 tuổi, có thể bắt đầu sớm nhất khi 8 tuổi. Ở các bé trai, giai đoạn dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 12 tuổi, có thể bắt đầu sớm nhất khi 10 tuổi.

Để cải thiện chiều cao, trước hết, chúng ta cần biết chiều cao của trẻ được quyết định bởi 1 số các yếu tố sau đây:

Yếu tố di truyền

Dinh dưỡng

Môi trường sống

Hoạt động vận động

Yếu tố y tế

Thói quen sinh hoạt

Tuổi và giới tính

Trong những yếu tố này, hoạt động thể lực là một yếu tố rất quan trọng trong cải thiện chiều cao. Hoạt động thể lực đều đặn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh được một số bệnh lý; giúp trẻ ăn uống ngon hơn; thay đổi thói quen sinh hoạt theo chiều hướng có lợi hơn, giúp trẻ có được lối sống năng động… Các tác động này đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ sau này.

Một số môn thể thao có thể giúp trẻ có thể cải thiện được chiều cao:

Bóng rổ

Bóng đá

Bơi lội

Quần vợt

Điền kinh

Yoga

Leo trèo

Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ thêm, chị có thể liên hệ các kênh sau:

- Inbox cho page: https://www.facebook.com/benhvientamanh

- Hoặc liên hệ trực tiếp:

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287102 6789 - 093 180 6858

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Hotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872

Chúc chị cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Mến chào chị!

Bé nhà em gần 3 tuổi, đau bụng kéo dài, xét nghiệm nội soi thì bác sĩ chẩn đoán viêm nhẹ dạ dày, nhập viện uống thuốc điều trị cả tháng không hết. Triệu chứng của bé là chỉ đau theo cơn và lâu lâu có ói. Vậy cho cháu hỏi có phải là viêm dạ dày không ạ?
Phạm Nam Hà, 39 tuổi, TP.HCM
Bé nhà em được 3 tháng mà 5,4kg có sao không ạ?
Nguyễn Bảo Thư, 20 tuổi, Nghệ An
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn