Xin bác sĩ cho biết chiều cao như thế nào được xem là đạt chuẩn với các bé từ 0-2 tuổi, 2-5 tuổi?... Bé trai nhà tôi 1,5 tuổi, cao 89 cm, bé gái 4 tuổi, cao 1,24 m là có đạt chuẩn không? Nên ăn uống như thế nào để bé phát triển toàn diện hơn?
Chào bạn,
Mốc phát triển chiều cao của trẻ thay đổi theo ngày, tháng, năm. Do đó, khó có thể đưa ra cho bạn một con số cụ thể. Tuy nhiên đối với con của bạn: bé trai 1,5 tuổi thì chiều cao trung vị là 82,3cm. Bé gái 4 tuổi thì chiều cao trung bình khoảng 105cm. Con bạn đang cao hơn so với chuẩn, song đối với trẻ, chỉ nhìn con số về chiều cao thôi chưa đủ. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con như: cân nặng, các vi chất, chế độ vận động, chế độ ngủ nghỉ.
Vì thế, bạn nên đưa bé đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được các chuyên gia thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, từ đó thiết lập cho bé chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển thể chất toàn diện.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động tại Nutrihome, bạn có thể gọi đến hotline 1900 633 599 hoặc inbox cho Fanpage, để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn và chúc hai bé nhà bạn phát triển tối ưu.
Bác sĩ ơi, con trai tôi 5 tuổi, rất lười ăn dù bé thích uống sữa công thức, bé hơi nhỏ con. Tôi nghe nói Nutrihome có khám tư vấn dinh dưỡng, liệu con tôi mới 5 tuổi thì đến Nutrihome có khám được không, có phương pháp gì cho bé không?
Chào bạn,
Nutrihome là Hệ thống khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho tất cả các độ tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tuổi học đường, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người muốn nâng cao sức khỏe, giữ gìn nhan sắc, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đến người mắc các bệnh lý cần hỗ trợ dinh dưỡng... Do đó, bé nhà bạn đã 5 tuổi thì hoàn toàn có thể đến khám ở Nutrihome. Tại đây bé sẽ được đánh giá tình trạng dinh dưỡng xem có đủ cân, đủ chiều cao không. Bé uống được sữa công thức là rất tốt, nhưng nếu uống quá nhiều sữa thì sẽ ảnh hưởng đến việc ăn các loại thức ăn khác, và phải cho trẻ ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi. Do đó bé sẽ được phỏng vấn khẩu phần ăn thông thường và thói quen ăn uống. Đồng thời bé có thể được thực hiện các xét nghiệm.
Cảm ơn bạn và chúc bé hay ăn chóng lớn.
Em nghe rất nhiều về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhưng em không rành về các số liệu liên quan hàm lượng dinh dưỡng cho từng giai đoạn của 1.000 ngày này, xin bác sĩ tư vấn giúp các món ăn cụ thể được không ạ?
Chào bạn,
Đầu tiên, rất hoan nghênh bạn quan tâm đến 1.000 ngày vàng. 1000 ngày vàng quan trọng là vì đây là thời điểm phát triển não bộ rất nhanh. Trong 1000 ngày này các tế bào thần kinh phát triển rất nhanh, nó tăng lên về mặt số lượng, tăng về mặt các cấu trúc, những sợi thần kinh, tăng lên không những các tế bào noron thần kinh mà còn tăng lên những cấu trúc liên lạc của các tế bào thần kinh.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ mới 1 tuổi thì khối lượng não bộ đã tăng lên gấp đôi lúc sinh. Khi trẻ 2 tuổi thì kích thước của bộ não đã là 80% so với người trưởng thành.
1000 ngày đầu đời chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là em bé ở trong bụng mẹ khoảng 270-280 ngày; giai đoạn thứ 2 là lúc sinh ra cho tới 2 tuổi. bên cạnh đó thì 6 tháng đầu tiên bé được bú mẹ hoàn toàn, trừ một số ít trường hợp người mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung những loại sữa bên ngoài và điều lưu ý là chúng ta không nên ăn dặm trước 6 tháng tuổi.
Dần dần số tháng tuổi tăng thì mật độ thức ăn tăng lên. Ví dụ lúc đầu thì dạng lỏng, sau cháo xay rồi tới cơm nát và các loại thực phẩm trẻ cũng sẽ được tiếp thu dần dần và tiếp thu những loại thực phẩm mới.
Với 1.000 ngày đầu đời tùy vào giai đoạn cụ thể, thậm chí phụ thuộc vào gia đình, vào cá thể thì chúng ta chọn những thực phẩm phù hợp. Và điều quan trọng trong 2 năm đầu đời một số bà mẹ mang con đầu lòng dễ mắc phải sai lầm trong vấn đề cho con ăn dặm. Vì đây là thời điểm rất quan trọng dễ bị có những kiến thức sai về dinh dưỡng, chính vì vậy mà giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì chúng ta cần đi đến những trung tâm dinh dưỡng chuyên sâu để chúng ta được thăm khám và đặc biệt sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Một thống kê rất là thú vị đó là nếu trẻ em được chăm sóc tốt vào 1000 ngày đầu đời thì: Tỷ lệ tử vong mà do những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ giảm tới 10 lần.
Thống kê thứ 2 là cái thời gian đi học kéo dài thêm 4,6 năm có nghĩa là trẻ có sức khỏe và trí tuệ để có thời gian học nhiều hơn so với bạn cùng trang lứa.
Thu nhập khi trưởng thành tăng hơn 21%.
Các thống kê cho thấy rằng những trẻ được chăm sóc tốt ở 1000 ngày đầu đời thì trẻ sẽ có một gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc trong tương lai.
Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khoẻ.
Chào bạn
Theo chuẩn tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ 7 tuổi cân nặng trung bình của bé trai là từ 22.9 đến 25.2kg, bé gái từ 22.4 đến 24.8kg. Với mô tả của mẹ, bé 7 tuổi nặng 25kg, hơi gầy và cơ nhão, nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động chưa hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cần có tỷ lệ cân đối giữa 3 chất sinh năng lượng, cung cấp đầy đủ vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước. Ngoài ra, cần có chế độ sinh hoạt, vui chơi, học tập khoa học.
Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ tới khám tại những phòng khám dinh dưỡng uy tín như Nutrihome để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ khám tư vấn và điều trị cho bé.
Khi đưa bé đến với Nutrihome, căn cứ vào đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mà bác sĩ sẽ có những hướng xử trí phù hợp. Mục tiêu ngắn hạn của chúng tôi là điều chỉnh cân nặng phù hợp với tuổi, còn mục tiêu dài hạn sẽ là đẩy chiều cao lên mức tối ưu, cải thiện tầm vóc của trẻ. Ngoài ra, hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm... sẽ giúp các chuyên gia Nutrihome chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bé, từ đó xây dựng các phác đồ chăm sóc dinh dưỡng cho bé một cách khoa học, thân thiện và hiệu quả nhất.
Bé nhà mình được 19 tháng tuổi, hiện tại nặng 8,5 kg, chiều cao 72 cm. Lúc sinh nặng 3,2 kg. Bé có ăn nhưng ăn ít, sữa uống một ngày khoảng 500 ml, nước uống rất ít không chịu uống nước, có lúc biếng ăn. Bé không bị bệnh tật và ít ốm vặt.
Xin hỏi bác sĩ làm sao để bé tăng cân ...
Chào bạn,
Cân nặng và chiều cao chuẩn của bé 19 tháng tuổi nếu là bé trai là 11,1kg và 83,2cm (bé thiếu 2,6kg so với tuổi và đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng, thiếu 11,2 cm so với tuổi và đang ở ngưỡng thấp còi nặng), nếu là bé gái là 10,4kg và 81,7cm (bé thiếu 1,9kg so với tuổi và đang ở ngưỡng thiếu cân, thiếu 9,7 cm so với tuổi và đang ở ngưỡng thấp còi).
Tuổi này ngày bé cần ăn 3 bữa cháo hoặc cơm, sữa cần từ 600 – 800 ml. Để tăng cân, bé cần được cung cấp đủ khẩu phần và cách chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, cần giáo dục về tâm lý cho trẻ và cả người nuôi dưỡng để tập cho bé thói quen ăn uống tốt hơn. Ngoài ra còn cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm. Bên cạnh đó phải phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.
Điều trị trẻ thiếu cân là một quá trình lâu dài và tổng hợp nhiều yếu tố, cần có sự kiên trì và hợp tác giữa người nuôi dưỡng và bác sĩ điều trị, trong đó vai trò người nuôi dưỡng là quan trọng nhất. Bạn nên cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở dinh dưỡng uy tín, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu về dinh dưỡng, gặp gỡ các bác sĩ dinh dưỡng để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Trân trọng.
Chào bạn,
Yếu tố di truyền (từ bố, mẹ) quyết định khoảng 30% - 40% chiều cao của con, còn lại là các yếu tố dinh dưỡng, lối sống, vận động, môi trường. Như vậy, bố mẹ không cao thì con vẫn có thể cao hơn nếu được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Giai đoạn phát triển vượt trội về thể chất và trí tuệ của trẻ là 1.000 ngày đầu đời (1.000 ngày vàng) tính từ khi mẹ bắt đầu mang thai đến khi bé được 2 tuổi. Bạn đang mang thai 2 tháng và quan tâm đến chiều cao của con là rất tuyệt vời. Chính bạn là người có khả năng giúp con phát triển chiều cao tối ưu.
Để được tư vấn hiệu quả về chế độ dinh dưỡng giúp thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện, bạn có thể đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu. Bạn sẽ được khám, tư vấn để thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển tối ưu về thể chất, trí tuệ cho thai nhi, tạo nền tảng tốt nhất cho sự tăng trưởng chiều cao của bé sau này. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, bạn có thể gọi đến hotline 1900 633 599 để được hướng dẫn.
Cảm ơn bạn và chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trước khi mang thai ngoài việc tiêm vaccine ra em cần thăm khám dinh dưỡng những gì ạ. Vì cơ thể em khá gầy, không ăn được nhiều nên em sợ mang thai em bé sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, mong bác sĩ tư vấn giúp em việc bồi bổ sức khỏe để có một quá trình mang thai tốt nhất ạ.
Chào bạn,
Sức khỏe của mẹ trước khi mang thai rất quan trọng. Việc tiêm vaccine phòng bệnh như bạn đã làm là rất đúng. Tuy nhiên bên cạnh tiêm phòng, bạn nên chú trọng đến dinh dưỡng toàn diện để có thể trạng tốt nhất, sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Trước khi mang thai, mẹ cần thăm khám sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu có, đặc biệt đánh giá tình trạng dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao, phát hiện sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển hoàn chỉnh của bé về sau.
Cân nặng của mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai. Những phụ nữ quá gầy có nồng độ hormone estrogen thấp, sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng nên việc thụ thai không hề dễ dàng.
Các em bé sinh ra bởi những người mẹ quá gầy có thể gia tăng nguy cơ bị thiếu cân nặng khi sinh hoặc sinh non, đồng thời gặp nhiều vấn đề trong phát triển thể chất và trí não. Canxi và axit folic là hai dưỡng chất dễ bị thiếu hụt nếu người mẹ gầy yếu. Khi không nhận đủ canxi, thai nhi sẽ sử dụng lượng dự trữ của cơ thể mẹ và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương của bạn. Những bé không nhận đủ axit folic có thể mắc dị tật bẩm sinh.
Để đánh giá thể trạng của mẹ có thuộc nhóm gầy hay không, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định đánh giá dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số BMI được tính như sau:
BMI = Cân nặng (m)/ (chiều cao)2 (kg)
Thể trạng bình thường khi BMI từ 18,5 đến 23
Thể trạng gầy khi BMI <18,5
Để cải thiện cân nặng, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn không có lợi cho cơ thể như thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối… Bên cạnh đó, axit folic liều lượng 400mcg/ngày được khuyến cáo sử dụng cho tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp ngừa dị tật ống thần kinh. Sắt và canxi cũng cần được tăng cường để chuẩn bị cho quá trình mang thai sắp tới. Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này trước khi mang thai từ các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau chân vịt, bông cải xanh, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm bằng cách uống sắt, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến Hệ thống để được khám, tư vấn, điều trị và chăm sóc dinh dưỡng một cách khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán, kê toa dinh dưỡng nhằm giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Chị gái tôi bị viêm tụy từ năm 20 tuổi, kéo dài đến năm 45 tuổi thì tiến triển thành ung thư tụy và mất sau 1 tháng điều trị. Nay con trai chị (18 tuổi) cũng được phát hiện viêm tụy như mẹ. Chúng tôi rất lo về nguy cơ cháu mắc ung thư tụy sau này. Bác sĩ có thể tư vấn cho ...
Chào bạn,
Viêm tụy cấp hay là viêm tụy bán cấp, viêm tụy mãn thông thường thì yếu tố về mặt di truyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó trong gia đình những người liên quan đã từng bị viêm tụy cấp thì có nguy cơ những người họ hàng cũng có thể có.
Bé trai 18 tuổi bị viêm tụy và có khả năng bị ung thư hay không thì còn tùy thuộc vào tình trạng viêm tụy này hiện tại được điều trị như thế nào. Đối với chế độ dinh dưỡng phải ăn làm sao để giảm nguy cơ có khả năng hình thành ung thư. Như vậy yếu tố quan trọng hàng đầu là chúng ta hạn chế tối đa ăn các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Ăn làm sao để giảm nguy cơ hình thành các gốc tự do trong cơ thể.
Chúng ta cần có các chất chống gốc tự do như: Vitamin E; Vitamin C, selen hữu cơ ...khi đó sẽ giúp trung hòa các gốc tự do sinh trong cơ thể và sẽ giúp giảm tối đa tác hại của các gốc tự do. Đó là tác hại gây ra đột biến gen, giúp ngừa tình trạng bị ung thư.
Các thức ăn được chế biến sẵn như: thịt xông khói ... thường có lượng muối nhiều và đặc biệt là lượng nitrat rất cao. Nó chính là yếu tố dẫn đến đột biến gen, dẫn đến quá trình ung thư. Do đó hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn.
Các loại thịt đỏ, nếu chúng ta ăn quá nhiều thì cũng có nguy cơ ung thư cảu đường tiêu hóa; đại trực tràng; kể cả ung thư tụy và các loại ung thư khác. Tuy nhiên thực tế thịt đỏ cũng rất quan trọng như ở thịt bò chứa rất nhiều sắt cho nên hấp thu rất tốt để giúp tạo hồng cầu cho nên chúng ta cần có một chế độ ăn mà số lượng thịt bò chúng ta ăn hàng tuần phải được tính toán cụ thể. Quan niệm ăn thịt bò bị ung thư thì bỏ không ăn thì cũng không đúng.
Như vậy để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn nên đến Hệ thống Phòng khám Nutrihome. Tại đây, có các chuyên gia, các bác sĩ về dinh dưỡng đã nghiên cứu rất kĩ từ sinh học phân tử, từ các cấu trúc, từ các thành phần thức ăn và đặc biệt với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng và trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra một chế độ ăn phù hợp nhất.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 633 599 để được hướng dẫn. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe.
Bé gái lớn nhà em sinh ra đã có biểu hiện còi xương. Nay bé 6 tuổi, dù được bổ sung đủ canxi, vitamin D nhưng vẫn chưa đạt tốc độ tăng trưởng như các bạn đồng lứa. Nay em đang mang thai bé thứ hai, đã ăn uống đầy đủ trong thai kỳ, bổ sung vi chất cho bé từ trong bụng mẹ, nhưng ...
Chào mẹ,
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi- phốt pho. Như vậy, còi xương không có tính di truyền. Muốn giảm thiểu tối đa triệu chứng của bệnh, thì ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D.
Trong chế độ ăn, mẹ nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa… Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn dặm nên cho trẻ đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý, bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D. Trẻ luôn được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc sử dụng dưới 1l sữa công thức mỗi ngày, hay ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai, mẹ có thể đến các thống phòng khám dinh dưỡng uy tín như Nutrihome. Khi đến Nutrihome, đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng những bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ khám, tư vấn đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ, giúp cải thiện thể trạng của trẻ sau khi sinh. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, mẹ có thể liên hệ hotline 1900 633 599 để được hướng dẫn. Cảm ơn mẹ.
Bé nhà tôi 20 tháng tuổi, từ lúc sinh tới nay bé ăn và bú tốt, tăng cân đều. Tuy nhiên khoảng một tháng trở lại đây, bé có biểu hiện chựng lại, không tăng cân. Đây có phải biểu hiện kém hấp thu không và làm thế nào cải thiện tình trạng này thưa bác sĩ?
Chào bạn!
Bé nhà bạn 20 tháng tuổi, từ lúc sinh đến giờ bé ăn uống tốt, tăng cân đều. Một tháng nay bé không tăng cân, vậy là bé đã có biểu hiện kém hấp thu. Thông thường trong độ tuổi này, mỗi tháng bé tăng trung bình 220g, chiều cao tăng 1cm mỗi tháng.
Để bé đạt mức tăng trưởng như vậy, phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Thứ nhất: Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi, cân đối giữa các chất sinh năng lượng, đa dạng các nguồn thực phẩm, đều đặn hàng ngày.
- Thứ 2: Khi đã cung cấp đủ dưỡng chất thì hệ tiêu hóa của trẻ phải hấp thu được lượng đã cung cấp. Nếu hệ tiêu hóa không tiết được men tiêu hóa (các enzym tiêu hóa) hoặc hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn, dẫn đến kém hấp thu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần xem nguyên nhân của bé nhà mình là do đâu. Vì mẹ không nói rõ cân nặng, chiều dài, các biểu hiện khác của bé nên bác sĩ không có cơ sở để đánh giá tình trạng của con.
Bạn nên đưa bé đến khám dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé, thực hiện các xét nghiệm dinh dưỡng chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng nguyên nhân cải thiện tình trạng kém hấp thu cho bé tốt nhất. Mong bé nhà bạn sớm cải thiện tình trạng hiện tại.
Trân trọng.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn