Dinh dưỡng VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Chị gái tôi bị viêm tụy từ năm 20 tuổi, kéo dài đến năm 45 tuổi thì tiến triển thành ung thư tụy và mất sau 1 tháng điều trị. Nay con trai chị (18 tuổi) cũng được phát hiện viêm tụy như mẹ. Chúng tôi rất lo về nguy cơ cháu mắc ung thư tụy sau này. Bác sĩ có thể tư vấn cho ...

Anh Khoa, 44 tuổi, Đồng Tháp
BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào bạn,

Viêm tụy cấp hay là viêm tụy bán cấp, viêm tụy mãn thông thường thì yếu tố về mặt di truyền cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó trong gia đình những người liên quan đã từng bị viêm tụy cấp thì có nguy cơ những người họ hàng cũng có thể có.


Bé trai 18 tuổi bị viêm tụy và có khả năng bị ung thư hay không thì còn tùy thuộc vào tình trạng viêm tụy này hiện tại được điều trị như thế nào. Đối với chế độ dinh dưỡng phải ăn làm sao để giảm nguy cơ có khả năng hình thành ung thư. Như vậy yếu tố quan trọng hàng đầu là chúng ta hạn chế tối đa ăn các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Ăn làm sao để giảm nguy cơ hình thành các gốc tự do trong cơ thể.

Chúng ta cần có các chất chống gốc tự do như: Vitamin E; Vitamin C, selen hữu cơ ...khi đó sẽ giúp trung hòa các gốc tự do sinh trong cơ thể và sẽ giúp giảm tối đa tác hại của các gốc tự do. Đó là tác hại gây ra đột biến gen, giúp ngừa tình trạng bị ung thư.

Các thức ăn được chế biến sẵn như: thịt xông khói ... thường có lượng muối nhiều và đặc biệt là lượng nitrat rất cao. Nó chính là yếu tố dẫn đến đột biến gen, dẫn đến quá trình ung thư. Do đó hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn.

Các loại thịt đỏ, nếu chúng ta ăn quá nhiều thì cũng có nguy cơ ung thư cảu đường tiêu hóa; đại trực tràng; kể cả ung thư tụy và các loại ung thư khác. Tuy nhiên thực tế thịt đỏ cũng rất quan trọng như ở thịt bò chứa rất nhiều sắt cho nên hấp thu rất tốt để giúp tạo hồng cầu cho nên chúng ta cần có một chế độ ăn mà số lượng thịt bò chúng ta ăn hàng tuần phải được tính toán cụ thể. Quan niệm ăn thịt bò bị ung thư thì bỏ không ăn thì cũng không đúng.

Như vậy để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn nên đến Hệ thống Phòng khám Nutrihome. Tại đây, có các chuyên gia, các bác sĩ về dinh dưỡng đã nghiên cứu rất kĩ từ sinh học phân tử, từ các cấu trúc, từ các thành phần thức ăn và đặc biệt với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng và trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra một chế độ ăn phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 633 599 để được hướng dẫn. Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe.

Ba tôi 62 tuổi bị tiểu đường, ăn gì cũng phải kiêng nên giờ người ngày càng gầy. Tôi lo sợ ba mình không chống chọi nổi nếu sức khỏe ngày càng yếu đi. Không biết Nutrihome có điều trị dinh dưỡng cho trường hợp của ba tôi không, thưa bác sĩ?
Nhật Liên, 28 tuổi, Mỏ Cày

Em nghe rất nhiều về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhưng em không rành về các số liệu liên quan hàm lượng dinh dưỡng cho từng giai đoạn của 1.000 ngày này, xin bác sĩ tư vấn giúp các món ăn cụ thể được không ạ?

Lộc Ninh, 32 tuổi, Đồng Nai
TTƯT.BS.CKII Hoàng Thị Tín

Chào bạn,

Đầu tiên, rất hoan nghênh bạn quan tâm đến 1.000 ngày vàng. 1000 ngày vàng quan trọng là vì đây là thời điểm phát triển não bộ rất nhanh. Trong 1000 ngày này các tế bào thần kinh phát triển rất nhanh, nó tăng lên về mặt số lượng, tăng về mặt các cấu trúc, những sợi thần kinh, tăng lên không những các tế bào noron thần kinh mà còn tăng lên những cấu trúc liên lạc của các tế bào thần kinh.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ mới 1 tuổi thì khối lượng não bộ đã tăng lên gấp đôi lúc sinh. Khi trẻ 2 tuổi thì kích thước của bộ não đã là 80% so với người trưởng thành.

1000 ngày đầu đời chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu là em bé ở trong bụng mẹ khoảng 270-280 ngày; giai đoạn thứ 2 là lúc sinh ra cho tới 2 tuổi. bên cạnh đó thì 6 tháng đầu tiên bé được bú mẹ hoàn toàn, trừ một số ít trường hợp người mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung những loại sữa bên ngoài và điều lưu ý là chúng ta không nên ăn dặm trước 6 tháng tuổi.

Dần dần số tháng tuổi tăng thì mật độ thức ăn tăng lên. Ví dụ lúc đầu thì dạng lỏng, sau cháo xay rồi tới cơm nát và các loại thực phẩm trẻ cũng sẽ được tiếp thu dần dần và tiếp thu những loại thực phẩm mới.

Với 1.000 ngày đầu đời tùy vào giai đoạn cụ thể, thậm chí phụ thuộc vào gia đình, vào cá thể thì chúng ta chọn những thực phẩm phù hợp. Và điều quan trọng trong 2 năm đầu đời một số bà mẹ mang con đầu lòng dễ mắc phải sai lầm trong vấn đề cho con ăn dặm. Vì đây là thời điểm rất quan trọng dễ bị có những kiến thức sai về dinh dưỡng, chính vì vậy mà giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì chúng ta cần đi đến những trung tâm dinh dưỡng chuyên sâu để chúng ta được thăm khám và đặc biệt sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Một thống kê rất là thú vị đó là nếu trẻ em được chăm sóc tốt vào 1000 ngày đầu đời thì: Tỷ lệ tử vong mà do những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ giảm tới 10 lần.
Thống kê thứ 2 là cái thời gian đi học kéo dài thêm 4,6 năm có nghĩa là trẻ có sức khỏe và trí tuệ để có thời gian học nhiều hơn so với bạn cùng trang lứa.
Thu nhập khi trưởng thành tăng hơn 21%.
Các thống kê cho thấy rằng những trẻ được chăm sóc tốt ở 1000 ngày đầu đời thì trẻ sẽ có một gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc trong tương lai.

Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khoẻ.

Bác sĩ ơi, con trai tôi 5 tuổi, rất lười ăn dù bé thích uống sữa công thức, bé hơi nhỏ con. Tôi nghe nói Nutrihome có khám tư vấn dinh dưỡng, liệu con tôi mới 5 tuổi thì đến Nutrihome có khám được không, có phương pháp gì cho bé không?

Thuỳ Trinh, 30 tuổi, TP. Hồ Chí Minh
ThS.BS Trần Thị Hồng Loan

Chào bạn,

Nutrihome là Hệ thống khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho tất cả các độ tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tuổi học đường, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người muốn nâng cao sức khỏe, giữ gìn nhan sắc, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đến người mắc các bệnh lý cần hỗ trợ dinh dưỡng... Do đó, bé nhà bạn đã 5 tuổi thì hoàn toàn có thể đến khám ở Nutrihome. Tại đây bé sẽ được đánh giá tình trạng dinh dưỡng xem có đủ cân, đủ chiều cao không. Bé uống được sữa công thức là rất tốt, nhưng nếu uống quá nhiều sữa thì sẽ ảnh hưởng đến việc ăn các loại thức ăn khác, và phải cho trẻ ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi. Do đó bé sẽ được phỏng vấn khẩu phần ăn thông thường và thói quen ăn uống. Đồng thời bé có thể được thực hiện các xét nghiệm.

Cảm ơn bạn và chúc bé hay ăn chóng lớn.

Bé nhà tôi 20 tháng tuổi, từ lúc sinh tới nay bé ăn và bú tốt, tăng cân đều. Tuy nhiên khoảng một tháng trở lại đây, bé có biểu hiện chựng lại, không tăng cân. Đây có phải biểu hiện kém hấp thu không và làm thế nào cải thiện tình trạng này thưa bác sĩ?

An Khánh, 34 tuổi, Vĩnh Long
TTND.PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn!

Bé nhà bạn 20 tháng tuổi, từ lúc sinh đến giờ bé ăn uống tốt, tăng cân đều. Một tháng nay bé không tăng cân, vậy là bé đã có biểu hiện kém hấp thu. Thông thường trong độ tuổi này, mỗi tháng bé tăng trung bình 220g, chiều cao tăng 1cm mỗi tháng.

Để bé đạt mức tăng trưởng như vậy, phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Thứ nhất: Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi, cân đối giữa các chất sinh năng lượng, đa dạng các nguồn thực phẩm, đều đặn hàng ngày.
- Thứ 2: Khi đã cung cấp đủ dưỡng chất thì hệ tiêu hóa của trẻ phải hấp thu được lượng đã cung cấp. Nếu hệ tiêu hóa không tiết được men tiêu hóa (các enzym tiêu hóa) hoặc hệ vi sinh đường ruột của trẻ mất cân bằng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn, dẫn đến kém hấp thu. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần xem nguyên nhân của bé nhà mình là do đâu. Vì mẹ không nói rõ cân nặng, chiều dài, các biểu hiện khác của bé nên bác sĩ không có cơ sở để đánh giá tình trạng của con.

Bạn nên đưa bé đến khám dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé, thực hiện các xét nghiệm dinh dưỡng chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng nguyên nhân cải thiện tình trạng kém hấp thu cho bé tốt nhất. Mong bé nhà bạn sớm cải thiện tình trạng hiện tại.

Trân trọng.

Xin bác sĩ cho biết chiều cao như thế nào được xem là đạt chuẩn với các bé từ 0-2 tuổi, 2-5 tuổi?... Bé trai nhà tôi 1,5 tuổi, cao 89 cm, bé gái 4 tuổi, cao 1,24 m là có đạt chuẩn không? Nên ăn uống như thế nào để bé phát triển toàn diện hơn?

Minh Trang, 40 tuổi, Bình Dương
TTND.PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Mốc phát triển chiều cao của trẻ thay đổi theo ngày, tháng, năm. Do đó, khó có thể đưa ra cho bạn một con số cụ thể. Tuy nhiên đối với con của bạn: bé trai 1,5 tuổi thì chiều cao trung vị là 82,3cm. Bé gái 4 tuổi thì chiều cao trung bình khoảng 105cm.
Con bạn đang cao hơn so với chuẩn, song đối với trẻ, chỉ nhìn con số về chiều cao thôi chưa đủ. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con như: cân nặng, các vi chất, chế độ vận động, chế độ ngủ nghỉ.

Vì thế, bạn nên đưa bé đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được các chuyên gia thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, từ đó thiết lập cho bé chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển thể chất toàn diện.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng, y học vận động tại Nutrihome, bạn có thể gọi đến hotline 1900 633 599 hoặc inbox cho Fanpage, đ
ể được hướng dẫn. Cảm ơn bạn và chúc hai bé nhà bạn phát triển tối ưu.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI NUTRIHOME

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn