Nho xanh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể phòng ngừa bệnh tuyến giáp, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, người bệnh tuyến giáp có thể ăn nho thường xuyên. Trong 100 g nho có chứa 69 kcal, 0,9 g chất xơ, 191 mg kali, 3,2 mg vitamin C, 10 mg canxi, 14,6 µg vitamin K.
Nho có chất flavonoid chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể đào thải độc tố, loại bỏ được những tác nhân gây hại cho tuyến giáp ra khỏi cơ thể. Loại quả này còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: canxi, kali cung cấp năng lượng, hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Nho xanh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể phòng ngừa bệnh tuyến giáp, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Theo bác sĩ Trần Thị Trà Phương, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, người bệnh tuyến giáp có thể ăn nho thường xuyên. Trong 100 g nho có chứa 69 kcal, 0,9 g chất xơ, 191 mg kali, 3,2 mg vitamin C, 10 mg canxi, 14,6 µg vitamin K.
Nho có chất flavonoid chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể đào thải độc tố, loại bỏ được những tác nhân gây hại cho tuyến giáp ra khỏi cơ thể. Loại quả này còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: canxi, kali cung cấp năng lượng, hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Dâu tây: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g dâu tây bao gồm: 35 kcal, 1,8 g chất xơ, 12 mg canxi, 89 mg kali, 0,28 mg mangan, 56 mg vitamin C. Dâu tây có hai hoạt chất chống oxy hóa (anthocyanins, ellagic) có thể ngừa ung thư, chống viêm nhiễm, góp phần bảo vệ cho người bệnh tim mạch. Anthocyanins có thể giúp tiêu diệt các gốc tự do để các tế bào hoạt động bình thường. Ellagic hỗ trợ ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Người bệnh tuyến giáp nên chọn dâu tây có phần cuống xanh tươi, vỏ đều màu, cỡ trung bình, căng mọng nước.
Dâu tây: Thành phần dinh dưỡng trong 100 g dâu tây bao gồm: 35 kcal, 1,8 g chất xơ, 12 mg canxi, 89 mg kali, 0,28 mg mangan, 56 mg vitamin C. Dâu tây có hai hoạt chất chống oxy hóa (anthocyanins, ellagic) có thể ngừa ung thư, chống viêm nhiễm, góp phần bảo vệ cho người bệnh tim mạch. Anthocyanins có thể giúp tiêu diệt các gốc tự do để các tế bào hoạt động bình thường. Ellagic hỗ trợ ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Người bệnh tuyến giáp nên chọn dâu tây có phần cuống xanh tươi, vỏ đều màu, cỡ trung bình, căng mọng nước.
Việt quất: Người bị suy giáp có nồng độ các chất gốc tự do có hại cao hơn những người không mắc bệnh. Trái việt quất có chứa hoạt chất pterostilbene giúp ngăn sự ảnh hưởng của gốc tự do, hạn chế sự sản sinh, phát triển của các tế bào bất thường thành tế bào ung thư. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn việt quất để có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Phương cho biết, việt quất còn có chứa các vitamin, khoáng chất cung cấp dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Trong 100 g việt quất có chứa 57 kcal, 84,2 g nước, 2,4 g chất xơ, 6 mg canxi, 77 mg kali, 0,336 mg mangan, 9,7 mg vitamin C. Người lớn nên ăn khoảng 128-150 g việt quất mỗi ngày, 3 lần một tuần, tương đương 1-2 ly nước ép một ngày. Trái việt quất có thể làm bánh, ép nước uống hoặc ăn kèm với sữa chua đều ngon.
Việt quất: Người bị suy giáp có nồng độ các chất gốc tự do có hại cao hơn những người không mắc bệnh. Trái việt quất có chứa hoạt chất pterostilbene giúp ngăn sự ảnh hưởng của gốc tự do, hạn chế sự sản sinh, phát triển của các tế bào bất thường thành tế bào ung thư. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn việt quất để có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Phương cho biết, việt quất còn có chứa các vitamin, khoáng chất cung cấp dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Trong 100 g việt quất có chứa 57 kcal, 84,2 g nước, 2,4 g chất xơ, 6 mg canxi, 77 mg kali, 0,336 mg mangan, 9,7 mg vitamin C. Người lớn nên ăn khoảng 128-150 g việt quất mỗi ngày, 3 lần một tuần, tương đương 1-2 ly nước ép một ngày. Trái việt quất có thể làm bánh, ép nước uống hoặc ăn kèm với sữa chua đều ngon.
Mâm xôi: Trong 100 g trái mâm xôi có thành phần dinh dưỡng gồm: 43 kcal, 35% vitamin C, 32% mangan, 25% vitamin K, 8% đồng, 6% folate. Trái mâm xôi giàu chất mangan cần thiết cho chức năng não, giúp cải thiện trí nhớ, giảm viêm do chấn thương dẫn đến tình trạng tuyến giáp, góp phần ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
Trái mâm xôi còn giúp tăng cường chữa lành các tế bào bị tổn thương. Trái mâm xôi có thể làm món salad cho bữa trưa hoặc bữa tối hoặc trộn mâm xôi, dâu tây với sữa chua cũng rất ngon.
Mâm xôi: Trong 100 g trái mâm xôi có thành phần dinh dưỡng gồm: 43 kcal, 35% vitamin C, 32% mangan, 25% vitamin K, 8% đồng, 6% folate. Trái mâm xôi giàu chất mangan cần thiết cho chức năng não, giúp cải thiện trí nhớ, giảm viêm do chấn thương dẫn đến tình trạng tuyến giáp, góp phần ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp.
Trái mâm xôi còn giúp tăng cường chữa lành các tế bào bị tổn thương. Trái mâm xôi có thể làm món salad cho bữa trưa hoặc bữa tối hoặc trộn mâm xôi, dâu tây với sữa chua cũng rất ngon.
Cherry: Trong 100 g cherry có các chất dinh dưỡng chính bao gồm: 63 kcal, 2,1 g chất xơ, 13 mg canxi, 11 mg magie, 222 mg kali, 0,07 mg mangan, 7 mg vitamin C. Trái cherry chứa nhiều chất oxy hóa tốt cho cơ thể như: beta carotene, zeaxanthin, lutein giúp chống viêm, góp phần ngăn lão hóa, các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, nó còn giảm hấp thụ cholesterol xấu vào máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, xay sinh tố hoặc kết hợp ăn cùng với yến mạch.
Bác sĩ Phương khuyên người có các dấu hiệu bất thường, mệt mỏi liên tục không có nguyên nhân rõ ràng, sụt cân, cổ to, nuốt khó… nên đi khám chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Cherry: Trong 100 g cherry có các chất dinh dưỡng chính bao gồm: 63 kcal, 2,1 g chất xơ, 13 mg canxi, 11 mg magie, 222 mg kali, 0,07 mg mangan, 7 mg vitamin C. Trái cherry chứa nhiều chất oxy hóa tốt cho cơ thể như: beta carotene, zeaxanthin, lutein giúp chống viêm, góp phần ngăn lão hóa, các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, nó còn giảm hấp thụ cholesterol xấu vào máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người bệnh có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, xay sinh tố hoặc kết hợp ăn cùng với yến mạch.
Bác sĩ Phương khuyên người có các dấu hiệu bất thường, mệt mỏi liên tục không có nguyên nhân rõ ràng, sụt cân, cổ to, nuốt khó… nên đi khám chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Mai Hoa