VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 15/12/2024
Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
MINH TÂM, 41 tuổi, HCM

Tôi vừa đi khám bệnh và được phát hiện mắc đái tháo đường giai đoạn đầu, mặc dù bác sĩ bảo tình trạng chưa nghiêm trọng, chưa cần điều trị bằng thuốc nhưng tôi lo lắm vì mình là trụ cột chính trong gia đình. Qua tìm hiểu trên mạng tôi nghe nói việc thực hiện ăn uống và vận động tốt có thể giúp ...

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào anh/chị,

Bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu cần được điều trị chủ yếu bằng các biện pháp không dùng thuốc, vì các yếu tố nguy cơ là ăn uống chưa hợp lý, ít vận động, béo phì, tiền sử gia đình, cao, HA. Ba yếu tố đầu luôn phải được chú ý, theo dõi và hướng dẫn đầy đủ, đúng cách.

Bạn có thể đến thăm khám với các chuyên gia dinh dưỡng để được chẩn đoán tình trạng bệnh, sau đó tư vấn cho anh/chị một thực đơn hợp lý. Các chuyên gia y học vận động, xây dựng cho anh/chị các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh.

Cảm ơn anh/chị.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Ga Xu Meo, 41 tuổi, Tân bình, TP. HCM

Bé gái nhà mình sinh tháng 2/2012, hiện tại cao 133 cm, nặng 30 kg. Bé ngưng sữa bột từ bốn tuổi và chỉ uống sữa tươi đến nay. Hiện tại bé hơi hơi nhú ngực. Xin hỏi bé có bị dậy thì sớm không? Xin tư vấn về nơi nào có khám tư vấn tiền dậy thì ở TP HCM. Xin cảm ơn bác ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bé hiện TÁM tuổi là đang trong độ tuổi tiền dậy thì. Một số bé gái có tình trạng dậy thì sớm như vú và núm vú bắt đầu phát triển, quầng vú to dần, sờ mô vú chắc phía sau núm vú, xuất hiện lông mu.

Dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân. Bác sĩ cần thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán cụ thể. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao. Trong giai đoạn này cần cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé, đồng thời kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể chất con bạn. Bạn có thể đưa bé đi bác sĩ thăm khám, xây dựng thực đơn cá thể hóa và thiết lập các bài tập luyện phù hợp để giúp bé phát triển thể chất tối đa.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lã Minh, 34 tuổi, TP.HCM

Trẻ ở độ tuổi nào có thể tầm soát bất thường về cơ, xương, khớp ạ? Các bước tầm soát bao gồm những gì thưa bác sĩ?

ThS.BS Phạm Thanh Nghị

Chào bạn,

Trẻ em phát triển về thể chất qua các giai đoạn từ sơ sinh (một tháng đầu đời), hài nhi (18 tháng), chập chững (ba tuổi), mầm non (ba đến năm tuổi), tiểu học (năm đến tám tuổi), trước dậy thì (tam đến 13 tuổi), dậy thì (13 đến 15 tuổi) và trưởng thành (24 đến 25 tuổi). Trong đó, có hai giai đoạn trẻ phát triển thể chất nhanh nhất, đó là từ sơ sinh đến năm đến sáu tuổi và tuổi dậy thì từ 10 đến 15 tuổi. Khi cha mẹ phát hiện trẻ phát triển bất thường nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Việc khám thể chất của bé cần đi kèm với khám sức khỏe tổng quát và các chỉ định khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, siêu âm bụng... cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý ở lứa tuổi này. Các bước tầm soát thể chất cho trẻ như đo chiều cao (đứng, ngồi), đo cân nặng, đo vòng đầu, đo vòng ngực, bắp tay, khám chỉnh hình nhi (tình trạng sức cơ, hình thể xương, hoạt động khớp của tứ chi, cột sống trên lâm sàng và X-quang nếu có chỉ định).

Nếu bạn còn băn khoăn về các bước tầm soát cơ, xương, khớp ở trẻ, có thể đưa bé đến thăm khám với các chuyên gia về Y học vận động có chuyên môn cao để được tư vấn và điều trị cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyệt Ánh, 30 tuổi, Bình Dương

Bé nhà em được bốn tháng tuổi có bàn chân cong, phần bàn chân trước lại hướng vào trong chứ không được thẳng. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là bình thường hay bất thường ạ, bé có tự khỏi không hay là phải đi khám và điều trị ạ?

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Theo mô tả của bạn thì bàn chân của cháu như vậy là bất thường. Tình trạng bàn chân cong vào trong thường được cha mẹ ghi nhận khi bé mới sinh, tỷ lệ khoảng 1/1.000 bé. Điều đáng mừng là khoảng 90% trường hợp bàn chân quẹo trong trở lại bình thường khi bé đến 4 tuổi. Để bé có thể phát triển một cách bình thường, tốt nhất bạn nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thế Sơn, 29 tuổi, Quảng Nam

Bé nhà em 28 tháng, con trai, nặng 12 kg, chiều cao chưa đo được. Cháu ăn uống đầy đủ, sáng ăn cháo, 10h sáng ăn thêm cữ phụ nữa nhưng không thèm ăn mà phải ép ăn. Cho em hỏi cháu như vậy có thiếu cân không và làm sao để kích thích cho bé thèm ăn và hấp thu hơn ạ. Cảm ơn.

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Cân nặng theo tuổi của con bạn đang phát triển trong giới hạn bình thường, tuy nhiên còn phụ thuộc vào chiều cao của mỗi bé. Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý, đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyệt Minh, 36 tuổi, Bình Định

Cháu nhà tôi tám tuổi, mấy năm trước tôi nhận thấy bàn chân cháu không có hõm nên có đưa cháu đi khám, bác sĩ phát hiện cháu bị bàn chân bẹt. Cháu đã được chữa trị nhưng giờ tôi quan sát thấy hai vai cháu không đều nhau, bác sĩ cho tôi hỏi đây có phải là di chứng của bàn chân bẹt không ...

BS Nguyễn Văn Quang

Chào bạn,

Bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ hết dần, trở thành bàn chân trưởng thành (có độ lõm sinh lý) từ sáu đến tám tuổi nhờ vào việc trẻ đi đứng, chạy nhảy. Nếu bàn chân bẹt vẫn còn sau độ tuổi đó sẽ có thể ảnh hưởng dần từ bàn chân lên khớp gối, lên trên thân mình. Từ đó, tình trạng này có thể gây vai nghiêng và vẹo cột sống chức năng. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về tình trạng của cháu mình, bạn nên cho cháu đi khám với bác sĩ.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Triệu Đức Hoạt, 41 tuổi, phường Đức Xuân, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Bé nhà em bốn tuổi tám tháng, cân nặng 13 kg bé rất lười ăn. Đêm ngủ thường đổ mồ hôi rất nhiều, mùa đông cũng như mùa hè, từ lúc bé tới giờ đêm nào cũng vậy. Các bác sĩ tư vấn giúp em với. Em chân thành cảm ơn các bác sĩ.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bạn chưa cung cấp thông tin về giới tính và chiều cao của bé nên khó tư vấn toàn diện được. Cân nặng của bé mình hiện tại đã ở mức suy dinh dưỡng thể thiếu cân.

Bé hay đổ mồ hôi trộm như vậy có thể là kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng khác như vitamin D, canxi, kẽm... Cho nên trường hợp này, bé cần được thăm khám cụ thể. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đáng giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị,... có phù hợp với trẻ không. Sau đó bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ, đồng thời sẽ có những biện pháp tư vấn tâm lý cho trê để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Tiến Minh, 41 tuổi, TP.HCM

Tôi bị viêm dạ dày đã nhiều năm nay điều trị không khỏi, gần đây mỗi lần ăn sữa chua lại có cảm giác khá khó chịu. Theo tôi được biết sữa chua là loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa vậy tại sao khi ăn tôi lại có hiện tượng này. Tôi có cần đặc biệt kiêng một số loại thực phẩm gì không ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào anh,

Sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa giúp và giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Người bị viêm dạ dày nên sử dụng sữa chua mỗi ngày. Tuy nhiên, có khả năng anh ăn vào lúc đói vì thế sẽ gây kích thích dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu.

Những thực phẩm bạn nên kiêng là sản phẩm thịt nguội được chế biến sẵn gồm có dăm bông, lạp xưởng, xúc xích,...; thức uống có gas, bia rượu...; trái cây có vị chua như chanh, cóc, xoài, sấu...; trà, cà phê, thức uống có chất kích thích...; gia vị cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt,...; các thực phẩm muối chua như cà muối, dưa muối... Không được hút thuốc lá bởi thói quen hút thuốc sẽ làm trầm trọng thêm viêm dạ dày.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Giao, 55 tuổi, TP.HCM

Con trai của tôi 17 tuổi, cao 1,7 m, nặng 97 kg, thích uống sữa, muốn giảm cân và tăng chiều cao. Nhờ bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống dinh dưỡng sao cho hợp lý ạ. Cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé trai nhà bạn 17 tuổi thì đã qua giai đoạn dậy thì. Chiều cao sau giai đoạn dậy thì sẽ tăng rất chậm và cần nhiều sự nỗ lực mới mong cải thiện được. Trong giai đoạn này, cần cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé, cũng cần phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm, bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Để tối ưu hóa chiều cao của con, ngoài việc uống sữa, con còn cần chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất quan trọng giúp tăng chiều cao như kẽm, magie... đồng thời bổ sung vitamin D qua thức ăn hoặc tắm nắng đúng cách. Chế độ vận động phù hợp khoảng 30-60 phút/ngày, ít nhất năm ngày một tuần cũng rất quan trọng để hỗ trợ bé phát triển chiều cao, kiểm soát cân nặng.

Cảm ơn bạn.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Hà Xuyên, 28 tuổi, Hà Tĩnh

Tôi năm nay 55 tuổi, đang bị béo phì cấp độ một. Dạo gần đây tôi bị đau khớp gối và có đi khám, bác sĩ nói tôi do thừa cân nên bị thoái hóa khớp. Vậy bây giờ tôi nên áp dụng chế độ ăn kiêng như thế nào để vừa giúp giảm cân vừa tăng cường sức khỏe xương khớp?

BS CKI Phạm Mạnh Hoàn

Chào anh,

Đúng như bác sĩ đã chẩn đoán, anh bị béo phì khiến sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ xương khớp. Lúc này, khớp háng, cột sống và khớp gối sẽ chịu áp lực nhiều nhất. Để biết chính xác chế độ ăn kiêng giảm cân dành cho người béo phì, anh cần phải đến thăm khám tại các trung tâm dinh dưỡng - y học vận động uy tín.

Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng cho anh một chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp anh giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, các chuyên gia y học thể thao - vận động, xây dựng cho anh những bài tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa khớp một cách hiệu quả nhất.

Cảm ơn anh và chúc anh giảm cân thành công.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Hoàng Hằng, 31 tuổi, TP.HCM

Tôi năm nay 45 tuổi, có lượng cholesterol trong máu cao, béo bụng. Đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa. Vậy hội chứng chuyển hóa có nguy hiểm không ạ? Có thể trị khỏi không thưa bác sĩ?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp của nhiều bệnh lý tại cùng một thời điểm trên cùng một cơ thể người bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hội chứng chuyển hóa dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tổn thương võng mạc, tổn thương thận và bệnh lý thần kinh ngoại vi...

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Nếu là giai đoạn sớm, các bác sĩ sẽ ưu tiên bằng các phương pháp không dùng thuốc, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng là chế độ dinh dưỡng, vận động và kiểm soát stress.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Văn Thìn, 44 tuổi, Thị trấn Đức An, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông

Cháu nhà tôi 3,5 tuổi, nặng 15 kg, cao khoảng 0,95 m, vậy có đúng chuẩn chưa ạ. Lúc mới sinh cháu được 3,4 kg và dài 60 cm. Hiện cháu sử dụng thường xuyên canxi nước dành cho trẻ. Xin được tư vấn về chế độ dinh dưỡng để con trai tôi phát triển đúng ạ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Con của bạn đang phát triển trong khoảng chuẩn bình thường, tuy nhiên có hơi thấp hơn so với các bé cùng tuổi cùng giới. Đối với tình trạng của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thủy, 10 tuổi, Quận 7, TP HCM

Khám dinh dưỡng cho bé béo phì ở đâu tại TP HCM?

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Tại TP HCM, để thăm khám các bệnh lý thừa cân, béo phì, kiểm soát chế độ ăn, thăm khám các vấn đề về dinh dưỡng và vận đông, bạn có thể đến Nutrihome - Trung tâm dinh dưỡng, Y học Vận động đầu tiên trong cả nước tại địa chỉ 198 Hoàng văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận.

Nutrihome là Hệ thống các Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động dành cho trẻ em và người lớn thực hiện khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc dinh dưỡng - y học vận động cho tất cả các đối tượng khách hàng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tuổi học đường, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người muốn nâng cao sức khỏe, giữ gìn nhan sắc, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm đến người mắc các bệnh lý cần hỗ trợ dinh dưỡng – vận động...

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thiên Thiên, 35 tuổi, Đông Anh, Hà Nội

Con trai của tôi a tháng tuổi, cân nặng 5,5 kg, dài 58 cm bé ngủ đêm thường quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé hay không? Và bé có thiếu chất hay vitamin gì không?

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào anh/chị,

Bé nhà mình ngủ đêm hay quấy khóc rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé, bởi vì vì nó ảnh hưởng đến sự tiết hormone tăng trưởng cho bé. Việc cháu có thiếu vitamin gì thì phải đưa cháu đi khám tại các trung tâm y tế để biết. Tại Nutrihome, bác bác sĩ khám và tư vấn cho chỉ định xét nghiệm, ở đây có các máy xét nghiệm rất hiện đại cho ra kết quả nhanh chóng. Anh/chị sẽ xem được con mình có thiếu vi chất dinh dưỡng nào không.

Cảm ơn anh/chị.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thiên Dung, 35 tuổi, Bến Tre

Con tôi sáu tháng, bé gái cân nặng 6,5 kg dài 63 cm, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có phải bị thiếu chất không và tôi cần bổ sung những chất gì để ăn ngon ngủ ngon

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào chị,

Với câu hỏi này của chị thì tôi nghĩ rằng chị nên đưa bé đi khám sớm ở các trung tâm dinh dưỡng để các bác sĩ dinh dưỡng ở đây sẽ khám và có thể cho làm các xét nghiệm chuyên sâu xem cháu có thiếu vi chất hay chất dinh dưỡng nào không. Lúc đó, bác sĩ mới trả lời được. Chị nên đưa cháu đi khám càng sớm càng tốt, biết nguyên nhân mới tìm ra phương pháp chữa trị giúp cháu phát triển tốt nhất.

Cảm ơn chị.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lưu Thị Tuyết, 37 tuổi, Mê Linh, Hà Nội

Cháu nhà em năm nay 7 tuổi, nặng 35 kg, giới tính nam, cao 1m25. Xin bác sĩ tư vấn để cháu giảm cân có hiệu quả ạ. Cảm ơn bác sĩ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Với thông tin bạn cung cấp thì hiện tại con bạn có chiều cao trong giới hạn bình thường, với BMI là 22,4 thì con bạn đã bị béo phì. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ dư cân béo phì như sau:

- Năng lượng vừa đủ để trẻ phát triển và không dư thừa để tích lũy mỡ.
- Đủ tất cả các chất dinh dưỡng để đủ yếu tố vi lượng cho trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao và trí thông minh. Cụ thể là:
+ Không bỏ bữa: ngày ăn ba bữa chính (sáng, trưa, chiều).
+ Hạn chế thức ăn ngọt, mỡ, mặn, ăn vặt, ăn tối trước khi đi ngủ.
+ Ăn chậm và nhai kỹ
+ Thời gian bữa ăn không quá 30 phút
+ Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.

Kết hợp với chế độ ăn là phải tăng cường vận động thể lực: tập đều đặn 30 phút mỗi ngày, ít nhất ba lần một tuần. Loại hình tập thể dục phải phù hợp với lứa tuổi (phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên viên thể dục thể thao). Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa các hoạt động tĩnh tại như xem tivi, iPad, điện thoại.

Để giảm cân an toàn, bạn cần xác định bé thừa cân - béo phì có biến chứng hay chưa để tìm phác đồ điều trị phù hợp với bé. Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và y học vận động cùng hệ thống máy xét nghiệm hiện đại sẽ xác định tình trạng sức khỏe của con đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư cân hay chưa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị về chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập dành riêng cho con, giúp con giảm cân an toàn.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trần Doanh, 37 tuổi, Cà Mau

Bé nhà tôi hai tuổi, nhưng cân nặng chỉ 9,5 kg. Em bị suy dinh dưỡng ngực nhô ra giống ngực gà thì phương pháp điều trị như thế nào ạ?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào anh/chị,

Bé hai tuổi mà ngực nhô ra như ngực gà thì tôi sợ là bé đã có biểu hiện của còi xương, anh/chị nên cho bé đi khám sớm, làm các xét nghiệm để xem cháu có bị thiếu canxi D hoặc là các vi chất dinh dưỡng gì không, bởi vì bị còi xương một phần là do hậu quả của việc thiếu canxi D, cũng như thiếu các chất dinh dưỡng khác. Do vậy, anh/chị cần cho bé đi khám sớm để có kết quả cụ thể thì mới có thể trả lời chính xác được.

Cảm ơn anh/chị.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hiền Lê Trần Thị, 38 tuổi, Vinh - Nghệ An

Bé gái tôi 7 tuổi cao 110 cm, nặng 17 kg. Bé biếng ăn, không chịu ăn rau. Tôi đã bổ sung sữa bột cho bé nhưng không thấy thay đổi. Xin bác sĩ tư vấn giúp!

BS Trần Thị Trà Phương

Chào bạn,

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Thùy Linh, 29 tuổi, Quận 2, TP.HCM

Bé nhà mình ba tuổi hai tháng, bé trai nặng 13,3 kg, cao 101 cm. Đã nửa năm nay bé không tăng cân, chỉ tăng chiều dài. Khi mới sinh bé sinh ở tuần 38, nặng 3,15 kg, dài 48 cm. Bác sĩ cho em hỏi bé có bị suy dinh dưỡng hay có vấn đề về khả năng hấp thụ không ạ? Cần chế ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Con bạn hiện có chiều cao phát triển trong giới hạn bình thường (gang bằng với các bạn cùng tuổi cùng giới), cân nặng vẫn trong giới hạn bình thường nhưng thiếu 1,4 kg so với bạn cùng tuổi cùng giới. Với chiều cao 101 cm thì đúng chuẩn so với các bạn cùng tuổi cung giới thì phải đạt 15,4 kg nên con bạn đang thiếu 2,1 kg và sắp có nguy cơ rớt vô suy dinh dưỡng gầy còm vừa. Vấn đề của con bạn hiện tại là cần tăng cân.

Chế độ ăn hiện tại của bé 38 tháng là ba cữ chính (cháo đặc hay cơm), hai đến ba phụ, nhu cầu sữa một ngày 500-600 ml một ngày. Chế độ dinh dưỡng hợp lý thì về nguyên tắc chung là cần cân đối các nhóm thực phẩm, cung cấp đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó cách chế biến món ăn tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng. Mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu khác nhau, do đó cần được tư vấn trực tiếp trên mỗi đối tượng.

Nếu việc bé ăn tốt nhưng hấp thu kém có thể do nhiều nguyên nhân như lượng thức ăn chưa đủ hoặc chưa phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé, bé thiếu hụt một số vi chất quan trọng cho sự hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng... Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân thì mới cải thiện được cân nặng cho bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trần Công Hiếu, 35 tuổi, Thị trấn Phú Lộc, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tôi có một đứa con trai, mới sinh được hai tháng 10 ngày, hiện tại bé đang bú sữa công thức, chiều cao hiện tại 60 cm, nặng 5,8 kg. Vậy làm thế nào để bé phát triển chiều cao, trí não một cách tối ưu. Cảm ơn.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

1.000 ngày đầu đời là khoảng thời gian "vàng", là "cửa sổ phát triển trí não", là cơ hội duy nhất để thiết lập nền tảng sức khỏe, tăng trưởng và phát triển trí lực tối ưu trong suốt cuộc đời mỗi đứa trẻ.

1.000 ngày đầu tiên của trẻ cũng được ghi nhận với đặc trưng về tốc độ tăng sinh tế bào thần kinh nhanh chóng (số lượng tế bào), tăng trưởng và biệt hóa (độ phức tạp), sự myelin hóa (là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh, hỗ trợ việc tăng tốc độ giao tiếp điện giữa các tế bào thần kinh) và quá trình hình thành các khớp thần kinh giữa các tế bào thần kinh của hệ thần kinh (các tế bào thần kinh kết nối với nhau bởi các synapse).

Nghiên cứu của Hội đồng Xúc tiến Y tế Singapore (HPB) cho thấy, não trẻ sơ sinh dù chỉ nặng bằng 25% não người lớn nhưng đã chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (nơ-ron). Khi trẻ tròn 12 tháng, não nhanh chóng tăng gấp đôi trọng lượng do các nơ-ron phát triển về kích thước và khối lượng. Tròn hai tuổi, não trẻ hoàn thiện 80% cấu trúc chức năng so với người trưởng thành.

1.000 ngày vàng đầu đời gồm ba giai đoạn gồm 280 ngày mẹ mang thai, 180 ngày đầu đời (trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn) và 540 ngày ăn dặm bổ sung (sau sáu tháng đến khi tròn hai tuổi). Việc mẹ dành sự quan tâm cho con từ rất sớm sẽ giúp cho bé tối ưu được tiềm năng di truyền mà bố và mẹ cho bé, để bé có thể phát triển chiều cao được tốt nhất, đặc biệt là trong giai đoạn 1.000 ngày vàng.

Cảm ơn bạn.