Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, 20% phụ nữ châu Á bị loãng xương và 53% có mật độ xương thấp hơn trung bình. Loãng xương là hậu quả của tình trạng thoái hóa xương tự nhiên và tăng nặng thêm bởi các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng, lối sống. Những người đã, đang bị loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa, làm chậm quá trình tiến triển, nguy cơ biến chứng của bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết thêm, bệnh loãng xương thường diễn tiến âm thầm, khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Người bị loãng xương không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương yếu, dễ gãy, dễ đau khi gặp những sang chấn nhỏ như va đập, té ngã. Theo thời gian, loãng xương có thể khiến lưng còng, dáng đứng khom xuống, đau lưng và cân nặng giảm sút...
Để biết được tình trạng loãng xương, cách tốt nhất là đo mật độ xương (đo chỉ số cấu trúc của xương) ở một số bộ phận như khớp háng, cổ tay, cột sống, gót chân... Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome trang bị máy đo mật độ xương, máy xét nghiệm vitamin D, hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa - huyết học hiện đại... giúp đánh giá, tầm soát sớm tình trạng loãng xương của người bệnh, từ đó có giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Mối nguy khi mắc bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại những hậu quả nặng nề như rạn xương, nứt xương, thậm chí bị gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương mức độ nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương, nhất là những xương chịu lực tác động nhiều nhất của cơ thể như xương đùi, xương cẳng tay, cẳng chân, cổ tay là dễ bị ảnh hưởng nhất.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai cho biết, có 75% trường hợp gãy xương đùi ở phụ nữ và 25% gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 50 tuổi đến từ nguyên nhân loãng xương. Gãy xương không những gây đau đớn mà còn làm xương biến dạng, giảm hoặc mất khả năng vận động, giảm tuổi thọ và trở thành người tàn phế. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân bị loãng xương có nguy cơ biến chứng lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Những người gãy xương, biến dạng đột sống, không đi lại được có thể bị hô hấp, viêm phổi, tắc mạch chi...
Cách phòng ngừa, điều trị loãng xương
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai, loãng xương có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính như loãng xương vì tuổi tác do quá trình thoái hóa xương tự nhiên và một phần do dinh dưỡng, lối sống. Ngày nay, với tiến bộ của y khoa, bệnh loãng xương có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa, tiêu biến của xương. Cụ thể:
Đi thăm khám sức khỏe, kiểm tra mật độ xương định kỳ, nhất là phụ nữ tuổi mãn kinh và người lớn tuổi. Phát hiện loãng xương càng sớm sẽ giúp việc điều trị, phòng chống gãy xương hiệu quả hơn.
Thay đổi lối sống là một trong phương pháp giúp ngăn ngừa loãng xương một cách hiệu quả. Bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi hoặc chạy bộ, thực hiện các bài tập vận động khớp xương... Lưu ý, với những người đã được chẩn đoán loãng xương không nên thực hiện các động tác mạnh, đồng thời cẩn thận trong đi đứng, tránh té, vấp ngã.
Bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể ít nhất 800 mg một ngày thông qua chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, vitamin. Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, và uống đủ nước, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa và từ bỏ rượu bia, thuốc lá, cà phê, ăn mặn. Bạn có thể bổ sung canxi giúp tăng cường sự vững chãi cho xương, tuy nhiên cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trong trường hợp có dấu hiệu sụt cân, đau lưng, đau xương khớp, đau các cơ bắp nhiều... nên đi khám ngay để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thảo My