VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ ba, 21/5/2024
Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Nguyễn Quang Huy, 36 tuổi, Bến Cát, Bình Dương

Tôi năm nay 36 tuổi, cao 1,71 m, nặng 79 kg. Tôi rất thích vận động. Mỗi sáng, tôi thức dậy lúc 5h sáng, khởi động và chạy bộ khoảng 3,5 km, tắm rửa, ăn sáng rồi sau đó đi làm. Nhưng tôi có tìm hiểu với chỉ số cân nặng, chiều cao như vậy là hơi cao. Thật sự tôi rất muốn có được ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

BMI của bạn là 27, hiện đang ở mức béo phì theo BMI. Tuy nhiên BMI chỉ là một chỉ số chung. Theo như bạn miêu tả bạn rất thích vận động vậy chưa hẳn chỉ số BMI có thể đánh giá được. Bạn còn căn cứ vào tỷ lệ cơ, mỡ trong cơ thể. Đối với người tập luyện, khi cơ tăng, mỡ giảm thì chỉ số BMI cũng tăng. Tuy nhiên cần chú ý là cơ thể sẽ rất cân đối.

Trong trường hợp này bạn cần được đo thành phần cơ thể và đánh giá dựa trên chỉ số phần trăm mỡ cơ thể. Để điều chỉnh cân nặng ở người béo phì là một quá trình đòi hỏi sự hợp tác của cả bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Để có thể giảm cân thì năng lượng ăn vào phải bé hơn năng lượng tiêu hao. Năng lượng tiêu hao bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản (các hoạt động tiêu hóa thức ăn, hít thở, tuần hoàn máu, sự sống của các tế bào...), năng lượng cho các hoạt động hàng ngày (làm việc, học tập, vận động, chơi thể thao...), ngoài ra còn năng lượng cho bệnh lý (sốt, bỏng...).

Dựa vào các giá trị này bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các chỉ số cân nặng chiều cao, tỷ lệ cơ, mỡ... tình trạng bệnh lý, mức độ hoạt động. Với năng lượng ăn vào, bác sĩ cần phải xem xét khẩu phần ăn uống thông thường của bạn. Tổng hợp các dữ kiện trên mới ra được con số năng lượng phù hợp cho bạn.

Tiếp theo đó bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng sức khỏe hiện tại để có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể, nếu cần phải xét nghiệm các thông số của máu để đánh giá tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn và khả năng thích nghi với chế độ giảm cân.

Thông thường, bạn cần phải được ăn uống cân đối các thành phần đạm đường béo theo đúng tỉ lệ dành cho người thừa cân - béo phì. Ăn đa dạng đủ 8 nhóm thực phẩm. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước. Sau khi đã hiểu được chế độ ăn, bạn bắt đầu phải thiết kế một chương trình vận động phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của bạn, đi kèm với chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý.

Tất cả các yếu tố trên từ phía bác sĩ kết hợp với sự tuân thủ điều trị và sự quyết tâm từ người béo phì mới cho ra kết quả tốt được.

Chúc bạn sớm đạt được như ý nguyện.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Trương Thanh Hải, 33 tuổi, Rạch Giá, Kiên Giang

Bé gái nhà em được 15,5 tháng, lúc mới sinh bé nặng 2,6 kg, dài 44 cm. Hiện tại cân nặng của bé được 9 kg, chiều cao 75 cm. Lúc bé tròn 12 tháng, bé nặng 9 kg, cao 72 cm. Sau tháng thứ 12 bé bị tiêu chảy kéo dài trong khoảng một tháng, đi khám bác sĩ cho uống thuốc thì hết, ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Con của bạn đang phát triển trong khoảng chuẩn bình thường, tuy nhiên có hơi thấp hơn so với các bé cùng tuổi cùng giới. Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Trường Vinh, 43 tuổi, Lạc Long Quân, Tân Bình

Con trai tôi sinh 25/11/2006, hiện đang lớp 9, cao 1,58 m, nặng 65 kg. Tôi đang quan tâm đến việc tăng chiều cao cho bé, phương pháp vận động nào là tốt nhất để tăng chiều cao. Dinh dưỡng thế nào là hợp lý khi không dúng thuốc và thực phẩm chức năng. Chân thành càm ơn!

BS CKII Đinh Thị Kim Liên

Chào bạn,

Hiện tại với cân nặng và chiều cao của bé như vậy là đang trong tình trạng béo phì, tuy nhiên bạn chưa cung cấp thông tin về việc bé đã dậy thì hay chưa. Bạn nên cung cấp thêm thông tin để bác sĩ đánh giá được toàn diện và đưa ra phương pháp tốt nhất điều trị cho con bạn.

Chiều cao của một đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động và ngủ nghỉ, sinh hoạt. Về dinh dưỡng, như bạn biết sữa rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, nếu con bạn không uống sữa được thì vẫn có thể thay thế bằng các sản phẩm khác như sữa chua, phô mai, các thực phẩm chức năng. Quan trọng nhất là phải cân đối các tỷ lệ vitamin và khoáng chất cho bé, cũng như cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày.

Bạn có thể đưa bé đến Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome để được các bác sĩ thăm khám, xây dựng thực đơn cá thể hóa và thiết lập các bài tập luyện phù hợp để giúp bé phát triển chiều cao tối đa.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Lương Thuỳ Minh, 41 tuổi, Bình Long, Bình Sơn, Quảng Ngãi

Em cao 1,57m, nặng 61 kg. Xin bác sĩ khuyên em cách giảm cân, tình hình sức khỏe em bình thường.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

BMI của bạn là 24,7 hiện đang ở mức thừa cân. Để điều chỉnh cân nặng ở người thừa cân là một quá trình đòi hỏi sự hợp tác của cả bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Để có thể giám cân thì năng lượng ăn vào phải bé hơn năng lượng tiêu hao. Năng lượng tiêu hao bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản (các hoạt động tiêu hóa thức ăn, hít thở, tuần hoàn máu, sự sống của các tế bào...), năng lượng cho các hoạt động hàng ngày (làm việc, học tập, vận động, chơi thể thao...), ngoài ra còn năng lượng cho bệnh lý (sốt, bỏng...).

Các giá trị này bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các chỉ số cân nặng chiều cao, tỷ lệ cơ, mỡ... tình trạng bệnh lý, mức độ hoạt động. Năng lượng ăn vào, bác sĩ cần xem xét khẩu phần ăn uống thông thường của bạn.

Tổng hợp các dữ kiện trên mới ra được con số năng lượng phù hợp cho bạn. Tiếp theo, đó bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng sức khỏe hiện tại để có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể, nếu cần phải xét nghiệm các thông số của máu để đánh giá tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn và khả năng thích nghi với chế độ giảm cân.

Thông thường, bạn cần phải được ăn uống cân đối các thành phần đạm đường béo theo đúng tỷ lệ dành cho người thừa cân - béo phì. Ăn đa dạng đủ tám nhóm thực phẩm. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước. Sau khi đã hiểu được chế độ ăn, bạn bắt đầu phải thiết kế một chương trình vận động phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của bạn, đi kèm với chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý.

Tất cả các yếu tố trên từ phía bác sĩ kết hợp với sự tuân thủ điều trị và sự quyết tâm từ bạn mới cho ra kết quả tốt được.

Chúc bạn sớm đạt được ý nguyện.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Chau Thị Ngọc Tươi, 33 tuổi, Quận 11, TP.HCM

Em năm nay 33 tuổi, cao 1,59, nặng 75 kg, em ăn uống bình thường, nhưng em muốn giảm còn 60 kg nhưng không biết làm sao, có loại thực phẩm chức năng nào dùng để duy trì cân nặng không ạ, xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

BMI của bạn là 29,7 đang ở ngưỡng béo phì độ một và sắp bước qua béo phì độ hai. Để điều chỉnh cân nặng ở người béo phì là một quá trình đòi hỏi sự hợp tác của cả bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Để có thể giám cân thì năng lượng ăn vào phải bé hơn năng lượng tiêu hao. Năng lượng tiêu hao bao gồm năng lượng chuyển hóa cơ bản (các hoạt động tiêu hóa thức ăn, hít thở, tuần hoàn máu, sự sống của các tế bào...), năng lượng cho các hoạt động hàng ngày (làm việc, học tập, vận động, chơi thể thao...), ngoài ra còn năng lượng cho bệnh lý (sốt, bỏng...). Các giá trị này bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên các chỉ số cân nặng chiều cao, tỷ lệ cơ, mỡ... tình trạng bệnh lý, mức độ hoạt động. Năng lượng ăn vào thì bác sĩ cần phải xem xét khẩu phần ăn uống thông thường của bạn.

Tổng hợp các dữ kiện trên mới ra được con số năng lượng phù hợp cho bạn. Tiếp theo đó bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng sức khỏe hiện tại để có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể, nếu cần phải xét nghiệm các thông số của máu để đánh giá tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng tiềm ẩn và khả năng thích nghi với chế độ giảm cân. Thông thường, bạn cần phải được ăn uống cân đối các thành phần đạm đường béo theo đúng tỉ lệ dành cho người thừa cân - béo phì. Ăn đa dạng đủ 8 nhóm thực phẩm. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước. Sau khi đã hiểu được chế độ ăn, bạn bắt đầu phải thiết kế một chương trình vận động phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của bạn, đi kèm với chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý.

Tất cả các yếu tố trên từ phía bác sĩ kết hợp với sự tuân thủ điều trị và sự quyết tâm từ người béo phì mới cho ra kết quả tốt được.

Cảm ơn bạn.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Nguyễn Hoa, 37 tuổi, Hải Phòng

Bé trai nhà em 9 tuổi nặng 25 kg. Một tháng gần đây cháu cảm giác buồn tiểu đi tiểu nhưng không phải, và liên tục kêu mặc quần bị dính dương vật và dính mông mặc dù quần thun ở nhà chất mềm và thoải mái, rộng rãi. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là biểu hiện gì ạ? Tuổi cháu hiện ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Trước tiên, bạn có thể cho bé đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu để loại trừ nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu hoặc hẹp bao quy đầu. Việc mặc quần lót ở trẻ không có một độ tuổi nhất định với trẻ trai có thể mặc sớm để bảo vệ cơ quan sinh dục của trẻ, tránh việc bị chấn thương hoặc trẻ sờ và chơi với bộ phận sinh dục; tuy nhiên cũng có thể cho trẻ mặc khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Bạn có thể chọn chất liệu sao cho mềm mại, vừa vặn và thoáng mát cho trẻ.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Ngọc Linh, 12 tuổi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Con em 12 tuổi, cao 1,35 cm, nặng 29 kg. Nhờ bác sĩ tư vấn cải thiện chiều cao và cân nặng.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Với chiều cao và cân nặng hiện tại, bé nhà bạn đang suy dinh dưỡng thấp còi. Bé đang ở vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh về chiều cao và cân nặng. Trong giai đoạn này, bé cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời, kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể chất của bé.

Để tăng chiều cao cần phối hợp ba yếu tố gồm dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp thể chất và sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ. Về chế độ dinh dưỡng của bé, ngoài sữa, phải chú ý cân đối lượng canxi, phospho, vitamin và chất đạm trong khẩu phần ăn của bé.

Đối với giai đoạn nhạy cảm này, bác sĩ khuyên bạn nên đưa con đến khám để được các chuyên gia xây dựng chế độ dinh dưỡng - vận động phù hợp với thể trạng, giúp bé phát triển chiều cao và có cân nặng hợp lý trong giai đoạn dậy thì.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Hồng, 38 tuổi, Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Con em sinh ba kg, nay 16 tháng mà bé được 9,3 kg thôi. Bé ăn ngày ba bữa chính và ba bữa phụ. Mỗi bữa một chén cơm (sáng ăn cháo), uống khoảng 350 ml sữa công thức + bú mẹ con lại là xen kẽ trái cây + váng sữa + sữa chua... Không biết vì sao bé tăng cân chậm vậy ạ? ...

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai

Chào bạn,

Bạn không cung cấp thông tin về giới tính, chiều cao của bé nên khó tư vấn toàn diện được. Về cân nặng, bé mình hiện tại đang trong mức bình thường tuy có nhẹ hơn so với các bạn cùng tuổi. Ở độ tuổi này, chế độ ăn cho bé là ba cữ bột hoặc cháo, ba đến năm cữ sữa, tổng lượng sữa khoảng 600-800 ml một ngày.

Để tăng cân, bé cần được cung cấp đủ khẩu phần ăn và cách chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, cần giáo dục về tâm lý cho trẻ và cả người nuôi dưỡng để tập cho bé ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, còn phải đánh giá tình trạng vi chất dinh dưỡng của trẻ thông qua thăm khám và xét nghiệm. Bên cạnh đó, cần phối hợp vận động để kích thích trẻ ăn uống.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thế Sơn, 30 tuổi, TP.Hồ Chí Minh

Bé gái nhà mình 2,5 tuổi, nặng 11 kg, cao 82 cm. So với chuẩn thì chiều cao thiếu nhiều. Ăn uống ổn. Vậy có loại sữa hay thực phẩm nào an toàn và giúp bé tăng chiều cao tốt không?

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Với chiều cao như trên, có khả năng con bạn đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ khẩu phần ăn không đủ, không cân đối, thiếu các chất quan trọng cho sự phát triển chiều cao, do tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa tái diễn gây ảnh hưởng hấp thu dinh dưỡng, do con chưa xổ giun, chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, vận động chưa đạt yêu cầu. Tất cả các yếu tố trên, bao gồm dinh dưỡng, vận động và lối sống đều góp phần rất quan trọng lên sự thiếu hụt chiều cao.

Chỉ tập trung vào sữa và thức ăn là không đủ để khắc phục sự thiếu hụt chiều cao này. Cho nên trường hợp này, gia đình cần đưa con đi khám dinh dưỡng, để các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm phát hiện sự thiếu hụt các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, từ đó bổ sung kịp thời. Đồng thời, cần xây dựng cho con một khẩu phần dinh dưỡng khoa học, kết hợp các bài tập vận động hỗ trợ phát triển cơ xương khớp, cùng với điều chỉnh lối sống sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bá Dương, 30 tuổi, Hà Đông , Hà Nội

Tôi có một cậu con trai. Cháu năm nay bốn tuổi; cân nặng 21,5 kg; cao 1,9 m. Với độ tuổi và cân nặng của cháu thì có sợ béo phì không ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn cho cháu chế độ ăn uống và loại sữa để tăng chiều cao. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ ạ!

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Có thể bạn cung cấp nhầm chiều cao của bé, 1,9m, tuy nhiên cân nặng theo tuổi của bé rơi vào tình trạng thừa cân. Để đánh giá chính xác hơn, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để được cân đo, tư vấn cụ thể.

Trong giai đoạn này, bé cần được cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, kết hợp với chế độ vận động phù hợp với thể chất của bé. Để tăng chiều cao cần phối hợp ba yếu tố gồm dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp thể chất và sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ. Về chế độ dinh dưỡng của bé, ngoài sữa phải chú ý cân đối lượng canxi, phospho, vitamin và chất đạm trong khẩu phần ăn của bé.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Bùi Minh Thắng, 32 tuổi, Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hoà

Bé trai nhà em hôm nay được một tháng 23 ngày tuổi; chiều cao là 57 cm, cân nặng 4,7 kg, vòng đầu 37 cm. Bé chuẩn bị tiêm 6.1, phế cầu và uống rota. Bác sĩ cho em hỏi có nên tiêm và uống cùng lúc không hay phải chia ra nhiều ngày ạ. Cảm ơn bác sĩ.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha

Chào bạn,

Hiện nay, các bằng chứng khoa học đã đủ để chứng minh tiêm nhiều mũi vaccine có lợi cho trẻ. VNVC đã hoạt động từ năm 2017, cung cấp hàng triệu mũi vaccine và luôn áp dụng chính sách tiêm nhiều mũi vaccine một lần chính là minh chứng rõ nhất cho sự an toàn này. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiêm một lúc nhiều mũi cho bé, nhưng cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nam Le, 40 tuổi, Quận 7

Bé nhà mình hiện 25 tháng, lúc sinh được 2,5 kg. Bé bị phát bệnh động kinh từ 18 tháng, hiện chưa cắt được cơn, đang điều trị. Bé ăn uống kém hấp thu, hiện chỉ cân nặng 9 ký. Gia đình cho bé ăn đủ món từ thịt (heo, bò, cá, gà) với cơm hoặc nấu cháo, một ngày bé uống được khoảng 1-1,5 ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

Bạn chưa cung cấp thông tin về giới tính và chiều cao của bé nên khó tư vấn toàn diện được. Cân nặng của bé mình hiện tại đã ở mức suy dinh dưỡng thể thiếu cân. Bạn cần đưa bé đến khám để bác sĩ khám và làm thêm một số xét nghiệm, một số loại thuốc động kinh có tác dụng phụ gây tăng men gan. Tăng men gan cũng có thể gây cho trẻ biếng ăn. Đối với tình trạng biếng ăn của bé bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ, đồng thời sẽ có những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Lê Thị Lan Phương, 38 tuổi, Da Nang

Tôi có hai bé. Bé gái 13 tuổi, chưa có kinh nguyệt, cao 1,47 m và nặng 52 kg. Từ ba năm nay, mỗi ngày khi chưa có Covid-19 xảy ra, cháu đều tập thể thao đều đặn: chiều thứ 2, 4, 6 cháu tập võ karate (2 giờ), chiều thứ 3, 5 cháu tập bóng bàn (1,5 giờ), chiều thứ 7, chủ nhật cháu ...

ThS.BS Phạm Thanh Nghị

Chào bạn,

Thật ngưỡng mộ về tinh thần tập luyện thể thao của cháu bé. Trong thời Covid-19, bé đã biết cách tập thể thao tại nhà với các động tác toàn diện về phần thân trên, thân dưới và cả vùng cơ trung tâm, thật đáng khen. Tôi chỉ có lời khuyên nhỏ, với mỗi động tác 200- 300 là rất nhiều cho một lần. Vì vậy, cần chia nhỏ ra ba đến bốn chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 50-80 cái nhằm tránh quá tải cho hệ cơ xương khớp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Nguyễn Thị Yến, 36 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh

Con trai cháu sinh năm 2010, cao 1,4 m, nặng 42kg. Cháu muốn hỏi chiều cao cân nặng bé như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Con của bạn hiện đang có chiều cao và cân nặng trong khoảng bình thường, thậm chí chiều cao còn vượt hơn hai cm so với các bé cùng tuổi cùng giới, tuy nhiên BMI của bé cho thấy bé thừa cân.

Bé nhà bạn đang trong giai đoạn phát triển cơ thể, do đó bé vẫn còn cơ hội thay đổi tình trạng cơ thể nếu như có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Bé sẽ phải áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân khi tình trạng béo phì của bé đã có biến chứng. Điều này cần được sự thăm khám của bác sĩ mới có thể kết luận chính xác được.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome, mục tiêu điều trị của chúng tôi không phải là kiêng khem quá mức để giảm cân mà là cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát sự lên cân, đồng thời thúc đẩy phát triển chiều cao để cân đối cơ thể và cải thiện tầm vóc. Bạn có thể sắp xếp đưa trẻ đến Nutrihome để bác sĩ có thể can thiệp.

Nutrihome quy tụ các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bố mẹ chăm sóc dinh dưỡng toàn diện cho bé trong giai đoạn đặc biệt này.

Khi đưa bé đến với Nutrihome, căn cứ vào đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mà bác sĩ sẽ có những hướng xử trí phù hợp với từng cá thể. Ngoài ra, Nutrihome cũng có hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm... giúp các chuyên gia chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bé, từ đó xây dựng các phác đồ chăm sóc dinh dưỡng và vận động cho bé một cách khoa học, thân thiện và hiệu quả nhất.

Cảm ơn bạn.

Y học thể thao - vận động: Điều trị bệnh lý cơ xương khớp...
Nguyễn Ngọc Trung, 40 tuổi, Long Biên, Hà Nội

Cháu nhà tôi 7 tuổi, nặng 32 kg, mấy tháng gần đây tôi thấy cháu không dài móng chân, móng tay. Cháu đang bị viêm da cơ địa nên dùng thuốc bôi. Liệu thuốc này có liên quan gì đến việc không mọc dài móng tay, móng chân không?

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé nhà mình đang sử dụng thuốc bôi cho bệnh viêm da cơ địa nhưng không rõ là chỉ dùng thuốc bôi tại chỗ hay còn dùng thêm dạng uống kèm theo. Bé nhà mình cần đi khám để bác sĩ xem có các biểu hiện tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kéo dài hay không, từ đó cân nhắc việc tiếp tục sử dụng thuốc phù hợp. Một trong những biến chứng của việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa kéo dài là biến chứng về xương khớp.

Việc không dài móng tay móng chân có thể là biểu hiện của việc dùng thuốc kéo dài cũng có thể là kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng khác như vitamin D, kẽm,... Cho nên trường hợp này, bé cần được thăm khám cụ thể. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đáng giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Tam Huong, 32 tuổi, Khu phố Đông Nhì, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương

Em có một bé gái ba tuổi, sinh tháng 9/2017, lúc mới sinh bé nặng ba kg và dài 49 cm. Ba tháng, bé cai sữa mẹ và dùng sữa công thức hàng xách tay, từ năm hai tuổi không biết có phải do dùng kháng sinh các đợt bệnh mà bé bị táo bón nặng. Em đã đổi rất nhiều sữa cho bé nhưng ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Chiều cao của bé hiện tại ở mức bình thường so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Điều trị táo bón cần sự phối hợp giữa bác sĩ và gia đình, đặc biệt cần sự kiên trì đối với các bé táo bón mạn tính. Thời gian điều trị liên tục thường kéo dài ít nhất sáu tháng có khi đến cả năm tùy theo đáp ứng của mỗi cá nhân.

Trường hợp táo bón mãn tính của bé thì ngoài điều trị dinh dưỡng còn phải điều trị tâm lý cho bé. Bé cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình dưới sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ. Chế độ ăn của trẻ cũng sẽ làm cải thiện được tình trạng này, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều chất xơ là tốt. Bên cạnh đó cần phối hợp vận động phù hợp và giáo dục tâm lý, thói quen đi cầu cho trẻ. Đối với trường hợp này, bác sĩ cần gặp và đánh giá cụ thể tình trạng của bé.

Về tình trạng bé kén ăn hay ra mồ hôi trộm khi ngủ có thể là kết quả của sự thiếu hụt một số vi chất quan trọng khác như vitamin D, kẽm,... Cho nên trường hợp này, bé cần được thăm khám cụ thể. Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé có thể cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đáng giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp. Cảm ơn bạn.

Bệnh mãn tính: Tiểu đường/Cao huyết áp/Bệnh thận/Bệnh gan/Ung thư
Nguyễn Văn Hoàng, 55 tuổi, Đường Thống nhất, TP.Phan Rang, Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Tôi tên Nguyễn Văn Hoàng, sinh năm 1966, giới tính nam, cao 1,65 m, nặng 62 kg. Bác sỹ cho hỏi: bệnh nhận chạy thận cần dinh dưỡng hàng ngày như thế nào. Hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn nên đủ chi phí để trang trải hàng ngày. Xin hỏi bác sĩ bệnh nhân phải dùng loại thực phẩm nào rẻ tiền hoặc không ...

PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương

Chào bạn,

Trước hết về vấn đề thuốc đông y, bác sĩ sẽ không khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc đông y cho bệnh thận. Điều trị bệnh thận là điều trị tránh các yếu tố làm thận suy nhiều hơn. Đối với thuốc đông y, chúng ta không thể kiểm soát hết các thành phần của nó, vi vậy sẽ không dám đảm bảo nó hoàn toàn tốt cho bệnh thận.

Dinh dưỡng trong bệnh thận quan trọng nhất là cung cấp đủ năng lượng và kiểm soát lượng đạm nhập vào. Tuy vào giai đoạn bệnh mà sẽ có những chỉ định khác nhau. Nguyên tắc chung là năng lượng khoảng 30-35 kcal/kg cân nặng. Bạn nên giảm lượng đạm ăn vào, ưu tiên dùng đạm có nguồn gốc động vật hơn; cung cấp đủ vitamin và khoáng chất qua ăn uống hoặc bổ sung bằng thuốc; hạn chế kali, phospho, nước, muối và chất béo.

Bạn nên đến khám bác sĩ và trình bày tình trạng của bạn để được xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Người lớn: Giảm cân/Tăng cân/Tăng cơ giảm mỡ/Tăng sức đề kháng/Chống lão hoá
Lê Nhựt Tân, 60 tuổi, Lạc Long Quân, P.10, Q.11, TP.HCM

Tôi năm nay 60 tuổi, cao 1,71 m, nặng 75 kg. Khám bệnh thường xuyên, tôi bị tiền căn tiểu đường hơn 5 năm. Hiện tại đường hết vẫn còn trên ngưỡng cho phép dù uống thuốc mỗi ngày do chế đệ ăn uống. Xin hỏi TS.BS Đào Thị Yến Phi giúp cho cách ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường ...

TS.BS Đào Thị Yến Phi

Chào bạn,

BMI của bạn là 25,6. Cơ thể của bạn đang ở ngưỡng béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường và làm đường huyết không kiểm soát tốt. Để có thể có đường huyết tốt bạn cần kết hợp chế độ ăn và tập luyện hợp lý. Chế độ ăn của bạn có một số điểm lưu ý sau như bạn cần giảm cân. Năng lượng nhập vào phải bé hơn năng lượng tiêu hao. Cân đối tỷ lệ đường:đạm:béo 55%:20%:25%. Tránh bữa ăn lớn, chia nhỏ bữa ăn thành ba bữa chính, một đến ba bữa phụ, nên ăn đều đặn và đúng giờ giữa các bữa ăn. Không được bỏ ăn, ngay cả lúc bệnh nặng hoặc không muốn ăn. Ăn lượng bột đường ổn định và phù hợp với từng người bằng cách biết thay thế thức ăn giàu chất bột đường.

Dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm và nhai kỹ. Vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì cơ vẫn có thể tiêu thụ đường khi hoạt động. Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút một ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sưc khỏe, nếu đã có biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao. Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có thể điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm khi cần thiết.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Hoàng Văn Tú, 1 tuổi, Hải Dương

Con cháu 13 tháng tuổi hiện ăn cháo ngày ba bữa, sữa công thức không uống. Cân nặng 9,5 kg, chiều cao 75 cm. Với tình trạng vậy, con cháu có gặp vấn đề gì về dinh dưỡng không ạ? Xin hướng dẫn cho cháu uống sữa công thức. Xin cảm ơn bác sĩ!

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Rất tiếc bạn không cung cấp con bạn là bé trai hay gái. Con của bạn hiện đang có chiều cao và cân nặng trong khoảng bình thường, tuy nhiên còn phụ thuộc vào bé là trai hay gái.

Đối với tình trạng biếng ăn của bé, bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị món ăn... có phù hợp với trẻ không. Sau đó, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Bên cạnh đó là những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Tại Nutrihome, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng hiện tại của bé mà tư vấn cho mẹ thực đơn hợp lý. Đồng thời, bác sĩ chỉ định cho bé làm các xét nghiệm vi chất, từ đó đánh giá tình trạng thiếu hụt và có chế độ bổ sung phù hợp.

Cảm ơn bạn.

Trẻ em: Béo phì/Biếng ăn/Tăng chiều cao/Phát triển trí não/Tăng sức đề kháng
Minh Trần, 34 tuổi, Bình Dương

Con em bé trai được 25 tháng, bé nặng khoảng 11 kg và cao khoảng 93 cm, bé rất biến ăn, chỉ khi nào đói bé mới chịu ăn được một chút. Bé uống sữa cũng ở mức tương đối, bé ăn trái cây cũng tạm và bé rất thích ăn bánh và uống các loại đồ uống ngọt. Em định cho bé đi khám ...

TS.BS Phạm Thị Thu Hương

Chào bạn,

Bé của bạn hiện tai chiều cao ở mức bình thường và cao vượt trội hơn so với các bạn cùng tuổi cùng giới. Tuy nhiên, cân nặng so với chiều cao hiện tại của bé thì đang ở mức suy dinh dưỡng thể gầy còm. Bé nhà bạn ở độ tuổi này bé cần ăn ba bữa chính, ba bữa bổ sung, ăn đa dạng tám nhóm thực phẩm, uống khoảng 500- 600 ml sữa một ngày.

Đối với tình trạng biếng ăn của bé bác sĩ cần đánh giá lại khẩu phần ăn của trẻ, cách chế biến, hương vị,... có phù hợp với trẻ không. Sau đó bác sĩ sẽ có những hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý cho mẹ. Đồng thời sẽ có những biện pháp tư vấn tâm lý cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn.

Cảm ơn bạn.