Vốn ODA dành cho năm 2007 đạt kỷ lục
Hơn 4,4 tỷ USD là mức cam kết ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2007. Kết quả kỷ lục này được công bố cuối chiều nay, sau hai ngày diễn ra Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) 2006 tại Hà Nội.
Hơn 4,4 tỷ USD là mức cam kết ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm 2007. Kết quả kỷ lục này được công bố cuối chiều nay, sau hai ngày diễn ra Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) 2006 tại Hà Nội.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị nhóm tư vấn các Nhà tài trợ, phía Việt Nam đã chủ động nhắc lại và công khai kết quả kiểm tra vụ tiêu cực ở Ban Quản lý dự án 18. Bộ trưởng Giao thông Vận Tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết, đã kỷ luật 17 tổ chức, 40 cá nhân và bồi hoàn hơn 4 tỷ đồng sai phạm.
*Ưu tiên ODA cho hạ tầng kinh tế quy mô lớn * Cam kết ODA từ EU đạt 720 triệu euro
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát đi thông điệp này tại phiên khai mạc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ tại Hà Nội sáng nay, với kỳ vọng chủ trương đó sẽ tạo bước đột phá cho tăng trưởng. 5 năm tới, Việt Nam cần 140 tỷ USD cho phát triển, trong đó ODA vẫn đóng vai trò quan trọng.
> Cam kết ODA từ EU đạt 720 triệu euro
"Rất mong Chính phủ có kế hoạch giải ngân tốt hơn. Không phải chỉ vì chúng tôi muốn rót tiền cho nhanh mà quan trọng là giải ngân sẽ dẫn tới đầu tư", Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Klaus Rohland phát biểu trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) diễn ra ngày 14-15/12.
Tài liệu khảo sát của các nhà tài trợ nước ngoài đưa ra con số khác nhau, từ 400 cho đến 1.000 ban quản lý dự án. Cơ quan quản lý trong nước cũng chỉ nắm được ban quản lý dự án đang tồn tại dưới những mô hình nào, chứ không rõ thực tế có bao nhiêu PMU đang hoạt động.
* Sẽ đòi lại vốn nếu phát hiện tham nhũng \ Tổng thanh tra các dự án ODA ngay sau kỳ họp Quốc hội
Phó giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) Rakesh Nangia cho hay sau đợt kiểm tra, bắt đầu từ 1/6, nếu phát hiện thấy vốn ODA bị sử dụng sai mục đích tại các dự án do PMU 18 quản lý, WB sẽ đòi lại vốn ngay, thậm chí trong một số trường hợp, có thể đơn phương hủy dự án.
Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (Tedi) Nguyễn Xuân Giảng cho rằng đa phần giám sát viên đều làm tốt nhiệm vụ, nhưng cũng có người sa ngã, dựa vào nhà thầu. Tedi có liên danh với các đơn vị tư vấn nước ngoài để giám sát một số dự án thuộc PMU18.
>Tư vấn giám sát dự án ODA bị bịt mắt
Trả lời phỏng vấn VnExpress, ông Daisuke Matsunaga, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại VN cho biết, nhiều nghị sỹ Nhật đã yêu cầu họ cung cấp thông tin liên quan đến vụ tiêu cực tại PMU 18. Có thể tới đây Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang điều tra việc sử dụng vốn ODA tại VN.
>Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận thiếu sót về quản lý ODA
Bộ Kế hoạch Đầu tư không xác định cụ thể trách nhiệm của mình trong vụ PMU18, nhưng thừa nhận còn 5 hạn chế và thiếu sót, trong đó tập trung nhiều nhất ở khâu giám sát yếu.
> 'Hai bộ Kế hoạch và Tài chính buông lỏng quản lý ODA'
Từng nhiều năm trên cương vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cơ quan đứng thứ hai sau Bộ Giao thông vận tải về tiếp nhận vốn ODA, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng VN Phạm Sỹ Liêm cho rằng, ở các công trình, tư vấn giám sát có quyền rất to, nhưng đôi khi phát hiện sai phạm cũng phải gật gù cho qua.
> ODA không phải tiền chùa / Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chính buông lỏng quản lý ODA
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội Tào Hữu Phùng thừa nhận, hệ thống giám sát, kiểm tra VN đã buông lỏng quản lý nguồn vốn ODA đến nỗi hiện nay Quốc hội vẫn chưa có được bất kỳ báo cáo nào về nguồn vốn này.
> Tiêu cực tại PMU 18 liên quan đến 3 đời bộ trưởng