Lãnh đạo VKSND HN từ chối nhận xét về Nguyễn Thập Nhất Sáng qua, một ngày sau khi ông Nguyễn Thập Nhất, Trưởng phòng Kiểm sát giam giữ - cải tạo, VKSND Hà Nội bị bắt giam vì dính líu đến Năm Cam, các cơ quan báo chí đã có cuộc tiếp xúc với Viện trưởng Phạm Hồng Vượng. Ông Vượng nói: “Chúng tôi không quản lý các quan hệ xã hội của anh ta”.
Ai ký quyết định thả Năm Cam trước hạn? Hôm qua, thiếu tướng Nguyễn Việt Thành khẳng định thứ trưởng Lê Thế Tiệm không hề đặt bút ký tha Năm Cam, song không cho biết ai ký văn bản này với lý do “để cấp trên trả lời”. Tuy nhiên, hồ sơ lưu trữ của Bộ Công an đã thể hiện: Thứ trưởng Hoàng Ngọc Nhất đã ký Quyết định 756 ngày 27/9/1997, trả tự do cho “ông trùm”.
Quan hệ giữa thượng tá Nguyễn Mạnh Trung và Năm Cam Trưa qua, Ban chuyên án Năm Cam cho biết, “ông trùm” khai quen biết với nguyên phó phòng Cảnh sát Điều tra CA TP HCM Nguyễn Mạnh Trung từ năm 1992. Hải "bánh" cũng khai y biết rõ mối quan hệ giữa Năm Cam - Trung và Ngọc (nguyên trưởng phòng Cảnh sát Hình sự), khẳng định họ "tuy ba mà một".
Sẽ khởi tố Nguyễn Mạnh Trung, nguyên Phó phòng Cảnh sát Điều tra CA TP HCM Trưa nay, tại Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an (văn phòng phía Nam), Ban chuyên án Năm Cam cùng Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP HCM đã có buổi họp báo, thông tin về việc 3 sĩ quan công an TP, 1 trưởng phòng kiểm sát Hà Nội bị bắt tối 15/5.
‘Không bao che cho bất cứ cán bộ cao cấp nào có sai phạm’ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tuyên bố như vậy với báo giới, ngay sau khi Hội đồng Bầu cử trung ương công bố quyết định xóa tên 3 ứng cử viên đại biểu QH (đều là cán bộ do Trung ương quản lý). Ông khẳng định các cơ quan tối cao của Đảng, của Quốc hội luôn kiên quyết xử lý cán bộ sai phạm, không phân biệt cấp bậc.
Vụ Năm Cam: Bắt 3 sĩ quan công an TP HCM, 1 trưởng phòng kiểm sát Hà Nội Hôm qua, lực lượng của Ban chỉ đạo điều tra đã đồng loạt tiến hành các thủ tục khởi tố, bắt tạm giam với ông Nguyễn Thập Nhất - Trưởng phòng Kiểm sát giam giữ, cải tạo (VKSND Hà Nội), thượng tá Dương Minh Ngọc - nguyên trưởng Phòng Cảnh sát hình sự TP HCM, cùng 2 cán bộ nguyên là đội trưởng.
‘Tôi rất bất ngờ về tài sản của ông Phạm Sĩ Chiến' Ông Lê Thanh Đạo, Phó trưởng Ban Dân vận trung ương, nguyên Viện trưởng VKSND Tối cao thời điểm ông Chiến ký văn bản 1333, phát biểu với báo chí như vậy. Theo ông, vụ Năm Cam bị bắt năm 1995, cấp cao nhất của VKSND Tối cao và Bộ Công an không trao đổi với nhau, còn cấp dưới thì cãi nhau.
'Tôi rất lúng túng vì thấy công an dính Năm Cam nhiều quá' Ông Võ Trần Chí, nguyên bí thư Thành ủy TP HCM, đã tâm sự như vậy với báo chí. Năm 1995, ông là một trong những người đầu tiên được đọc báo cáo của tình báo quân đội, nêu chi tiết hệ thống tội phạm của Năm Cam. Ông kể lại
‘Chưa thể kết luận về trách nhiệm của ông Phạm Sĩ Chiến’ Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Đại Hưng cho báo chí biết như vậy hôm 12/5. Theo ông, phải chờ các cơ quan chức năng có kết luận đầy đủ thì mới xem xét được trách nhiệm của Viện phó VKSND Tối cao.
Mâu thuẫn của Bộ Công an trong lần đầu xử lý Năm Cam Bộ Công an đã quyết định bắt Năm Cam đi cải tạo vào năm 1995 để có thời gian thu thập thêm chứng cứ khởi tố vụ án. Nhưng cũng chính bộ này lại ký quyết định tạm tha trước thời hạn 9 tháng cho "ông trùm" vào năm 1997, mặc dù việc điều tra vẫn dậm chân tại chỗ.
Mối quan hệ giữa Đại tá "Chín Cam" và Năm Cam Nguyên phó Phòng Cảnh sát hình sự công an TP HCM, Trần Văn Cam (Chín Cam), người nghỉ hưu gần 4 năm nay, đã tâm sự trong cuộc trò chuyện với các nhà báo: “Tôi không phủ nhận việc mình có quen biết Năm Cam, nhưng không dính dáng gì đến đồng tiền, đồng bạc”.
Một cán bộ VKS Hà Nội thân thiết với đàn em Năm Cam Ông Nguyễn Thập Nhất, Trưởng phòng kiểm sát giam giữ cải tạo VKSND TP Hà Nội, chính là người mà Thuyết "buôn vua" đã liên lạc nhiều lần trước khi bị bắt. Ông cũng là người Long “đầu đinh” đã ra Hà Nội gặp sau khi Năm Cam sa lưới. Ông Nhất thừa nhận như vậy trong buổi gặp gỡ báo chí sáng qua.
‘Không có tài liệu nào nói Bộ Nội vụ đề nghị khởi tố Năm Cam’ Phó viện trưởng VKSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến khẳng định như vậy trong buổi phỏng vấn của báo chí mới đây. Ông cho biết, ngoài Hội Nhà báo Việt Nam chuyển đơn kêu oan của vợ Năm Cam, còn có Đài Truyền hình Việt Nam. VKSND Tối cao căn cứ vào đây để xem xét trường hợp Trương Văn Cam.
Ông Phạm Sĩ Chiến nói về mối quan hệ với Thuyết 'buôn vua' Mới đây, trong cuộc trả lời chính thức báo chí tại trụ sở làm việc của VKSND tối cao, ông Phó viện trưởng đã thừa nhận gia đình mình mua đất của Thuyết, kẻ hiện đang được coi là cố vấn pháp luật, chuyên chạy án cho Năm Cam.
Phó viện trưởng Phạm Sĩ Chiến trả lời về vụ Năm Cam Một cuộc trao đổi trực tiếp với báo chí của Phó viện trưởng VKSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến hôm 8/5 đã không thể thực hiện, bởi theo lời ông Chiến: “Viện trưởng Hà Mạnh Trí chưa cho phép". Tuy nhiên, sau đó ông đã chấp nhận trao đổi qua điện thoại. Dưới đây là nội dung
Xác minh vai trò của ông Phạm Sĩ Chiến trong vụ Năm Cam Theo tin từ Ban chuyên án, số máy điện thoại mà Thuyết “buôn vua” – chuyên gia tư vấn chạy án cho Năm Cam, gọi tới khi y bị bắt tại Đà Lạt, có thể là của ông Phó viện trưởng VKSND tối cao. Chiều qua, ông Hà Mạnh Trí, Viện trưởng cho biết đang tiến hành xem xét những thông tin liên quan giữa ông Chiến và Năm Cam.
Quãng đời của Năm Cam ở trại cải tạo Thanh Hà Ngoan ngoãn, lễ phép, gương mẫu... là những gì mà ông trùm thể hiện khi phải lao động cải tạo tại Cơ sở Giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc. Song mặt sau của trại viên đặc biệt này, theo các cán bộ giám thị, là một kẻ gian ngoan đang nghỉ ngơi chờ thời.
‘Phải đi tắt mới bắt được Năm Cam vào trại cải tạo’ Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ, người đứng mũi chịu sào trong việc bắt giữ Năm Cam năm 1995, tiết lộ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí. Ông khẳng định việc làm tắt đó không trái quy định về thủ tục xét duyệt tập trung giáo dục cải tạo nhưng Bộ đã phải chịu sức ép rất lớn của VKSND Tối cao.
Công an TP HCM đứng ngoài chuyên án Năm Cam 1995 Chiều qua, đại tá Trần Văn Tạo, nguyên phó giám đốc Công an TP HCM, người duy nhất của Công an thành phố tham gia chuyên Năm Cam năm 1995, đã trao đổi với báo chí về việc bắt giữ "ông trùm". Ông cho biết, lúc đó có vị lãnh đạo thành phố đã nói: “Tôi không còn tin công an thành phố nữa”...
‘Không hiểu sao công văn vụ Năm Cam không đến Thủ tướng’ Trung tướng Võ Thái Hòa, người ký công văn của Bộ Nội vụ năm 1996 trả lời VKSND Tối cao về vụ Năm Cam, nói như vậy. Công văn này, khẳng định việc bắt giữ, khởi tố "ông trùm" là cần thiết, đã không tới được tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người chỉ đạo phá án hồi đó.