Hoạt động tội phạm của Năm Cam; lưới bảo kê của công an; đường "chạy án" từ TP HCM ra Hà Nội; mạng báo chí tiếp tay, bao bọc là 4 chiếc vòi bạch tuộc bị lộ ra sau khi Trần Văn Thuyết (Thuyết “buôn vua”) bị bắt giữ cùng với những tài liệu gỡ tội cho Năm Cam thời gian 1995-1996.
Con rể Năm Cam, Hiệp "phò mã" khai với cơ quan công an rằng, gia đình y đã giao cho Thuyết “buôn vua” 6.000 USD để đưa cho ông viện phó VKSND Tối cao nhằm chạy tội cho Năm Cam hồi năm 1996. Còn theo lời khai của Thuyết, y đã biếu ông Chiến dàn VCD trị giá 3.000 USD cùng số tiền 10 triệu đồng.
Quyết định này của Ban bí thư Trung ương Đảng và Chủ tịch nước được Ban cán sự Đảng VKSND Tối cao công bố hôm qua. Tại TP HCM, Đảng ủy Công an thành phố cũng công bố quyết định khai trừ Đảng đại tá, phó giám đốc Võ Văn Măng. Hai cán bộ cấp cao này bị kỷ luật đều vì liên quan đến vụ án Năm Cam.
Một trong những quyết định đầu tiên về nhân sự Chính phủ mới của Thủ tướng Phan Văn Khải là kỷ luật với hai cán bộ cấp cao: Ông Trần Mai Hạnh bị cách chức tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Bùi Quốc Huy bị cách chức thứ trưởng Bộ Công an, giáng cấp từ trung tướng xuống thiếu tướng.
Ban chuyên án Năm Cam cho biết, tuần tới, kết quả kiểm điểm của ông Phạm Sĩ Chiến (Phó viện trưởng VKSND Tối cao), Hoàng Ngọc Nhất (Thứ trưởng Bộ Công an) và Đỗ Năm (Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an) sẽ được trình Ban bí thư Trung ương Đảng xem xét.
Lật lại những sự kiện liên quan đến việc bắt tập trung cải tạo Năm Cam năm 1995-1997 thấy việc chạy án, gây sức ép thả "ông trùm" được thực hiện rất bài bản. Riêng mảng khiếu nại, tố cáo được tổ chức thành 3 giai đoạn, đợt sau mạnh hơn đợt trước. Lập luận trong đơn chặt chẽ, luôn cập nhật những chính sách, đường lối mới nhất.
Hôm qua, ông Ngô Văn Quán, nguyên Trưởng phòng Hộp thư truyền hình, Đài Truyền hình VN, người thảo các công văn đề nghị Bộ Nội vụ thả Năm Cam, được triệu tập đến cuộc họp kiểm điểm của Đài. Năm 1996, để có chữ ký trong các văn bản này, ông nói với lãnh đạo rằng: "Chính đồng chí Phó viện trưởng Phạm Sĩ Chiến đã xem, anh cứ yên tâm mà ký".
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định như vậy với báo giới hôm qua, sau khi có cuộc trao đổi trực tiếp không hẹn trước với ông Nguyễn Quốc Bảo, nguyên vụ trưởng Vụ Nội chính Văn phòng Chính phủ, người xử lý một số văn bản liên quan đến việc bắt giữ Năm Cam trước đây.
Ngay sau khi xuống sân bay Nội Bài hôm 21/5, nguyên vụ trưởng Vụ Nội chính Văn phòng Chính phủ, đã đến gặp Thủ tướng Phan Văn Khải với bản tường trình chi tiết về việc xử lý các văn bản liên quan đến vụ án Năm Cam.
Ông Hồ Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN, cho báo chí biết như vậy hôm qua. Ông khẳng định việc ông Nguyễn Đình Thanh nhân danh Đài Truyền hình VN ký văn bản gửi Bộ Nội vụ can thiệp thả Năm Cam là sai nguyên tắc và lạm quyền.
Ngoài ý kiến của Hội Nhà báo được VKSND Tối cao nêu ra để đề nghị Bộ Nội vụ thả Năm Cam, Công văn 1333 do Phó viện trưởng Phạm Sĩ Chiến còn nhắc tới văn bản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đề xuất phương án tương tự. Công văn này do nhà báo Nguyễn Đình Thanh ký.
Ngày 21/5, ông Nguyễn Quốc Bảo, nay là Đại sứ của Việt Nam tại Uzbekistan đã về đến Hà Nội theo đề nghị của VPCP để làm rõ việc tại sao những văn bản báo cáo liên quan đến vụ Năm Cam của VKSND tối cao và Bộ Nội vụ trước đây không đến tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trước khi là Trưởng phòng kiểm sát Giam giữ - Cải tạo, VKSND TP Hà Nội, Nhất đã giữ chức Viện phó VKSND quận Hai Bà Trưng. Ngày 22/2/1989, quận đã ra quyết định cảnh cáo Đảng với Nguyễn Thập Nhất vì 3 lý do: thiếu trung thực trong việc khai lý lịch đảng viên, thiếu trách nhiệm trong công tác, có nhiều biểu hiện không lành mạnh trong quan hệ nam nữ.
Ông Trương Vĩnh Trọng cho biết, ông vừa nhận được thư của ông Trần Mai Hạnh. Trong thư ông Hạnh xin được gặp để trình bày rõ những vấn đề công luận nêu trong thời gian vừa qua.
Hôm qua, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Đoàn Mạnh Giao đã có cuộc nói chuyện với báo giới. Theo nguyên thủ tướng và Bộ trưởng, việc xử lý các công văn báo cáo của Bộ Công an, VKSND Tối cao về việc thả sớm Năm Cam năm 1997 đã không được thực hiện đúng quy trình và chỉ đạo ban đầu.
Nhà báo Trần Đình Bá, người gửi đơn tố cáo Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Trần Mai Hạnh có hành vi “bênh vực bảo vệ Năm Cam" khi trùm xã hội đen này bị bắt năm 1995, cho biết ông làm việc trên không phải vì thù oán cá nhân mà vì trách nhiệm công dân, vì uy tín của Đảng, Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công an, thiếu tướng Hoàng Ngọc Nhất khẳng định như vậy hôm 17/5. Trước khi ký quyết định thả Năm Cam, ông Nhất đã nhận được văn bản đề nghị của đại tá Đỗ Năm, Cục trưởng Cục Quản lý giam giữ - cải tạo (V26, Bộ Công an) và văn bản nhất trí của Vụ 4 - VKSND tối cao.
Hôm 17/5, Văn phòng Chính phủ (VPCP) thừa nhận năm 1997 đã ra công văn yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét khiếu nại của vợ Năm Cam để “có ý kiến chính thức trình Thủ tướng”. Việc chuyển đơn này là khó hiểu bởi trước đó, VPCP đã nhận được văn bản 1117 của Bộ Nội vụ, khẳng định việc bắt giữ ông trùm là đúng pháp luật.
Chiều qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan báo chí, trả lời về việc hai văn bản của Bộ Công an về vụ Năm Cam năm 1995, một nêu quan điểm của Bộ về việc bắt giữ cải tạo “ông trùm”, một xin ý kiến Chính phủ tha Năm Cam trước thời hạn, không đến tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó.
Hôm 16/5, ông Đỗ Khánh Toàn đã gửi văn bản tới các ủy viên Hội Nhà báo VN, các cơ quan có liên quan, nhận khuyết điểm việc ông tự ý nhân danh Hội gửi công văn đến báo Thanh Niên giải thích cho việc ông Trần Mai Hạnh can thiệp vào vụ Năm Cam năm 1996.