Thứ tư, 24/4/2024
Thứ năm, 16/1/2020, 09:00 (GMT+7)

Làng miến truyền thống ở Hà Nội

Bằng những bí quyết riêng, người dân làng So, Cộng Hòa, Quốc Oai làm nên những sợi miến trắng, có độ dai, giòn tự nhiên. 

Tên gọi miến làng So gắn liền với đình So, một ngôi đình đẹp nổi tiếng thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km. 

Tên gọi miến làng So gắn liền với đình So, một ngôi đình đẹp nổi tiếng thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km. 

Ông Dương Đình Quy, nhà có 4 đời làm miến cho biết: Từ khi tôi còn nhỏ, nghề miến đã có. Người làng So đã làm đậu, bánh, dệt lụa ươm tơ nhưng nghề lâu dài và ổn định nhất là làm miến. Nơi đây, miến chế biến từ củ dong riềng và nước giếng cổ.

Ông Dương Đình Quy, nhà có 4 đời làm miến cho biết: "Từ khi tôi còn nhỏ, nghề miến đã có. Người làng So đã làm đậu, bánh, dệt lụa ươm tơ nhưng nghề lâu dài và ổn định nhất là làm miến. Nơi đây, miến chế biến từ củ dong riềng và nước giếng cổ".

Làng So bao quanh bởi 4 ngọn núi Long - Ly - Quy - Phượng, phủ kín cây xanh. Xưa, các cụ đào giếng sâu 10 – 20m, bao quanh bởi những phiến đá ong. Thiên nhiên ban tặng cho người dân nguồn nước giếng vừa trong vừa ngọt tạo nên độ trắng trong, hương vị đặc trưng của miến.

Làng So bao quanh bởi 4 ngọn núi Long - Ly - Quy - Phượng, phủ kín cây xanh. Xưa, các cụ đào giếng sâu 10 – 20m, bao quanh bởi những phiến đá ong. Thiên nhiên ban tặng cho người dân nguồn nước giếng vừa trong vừa ngọt tạo nên độ trắng trong, hương vị đặc trưng của miến.

Bà Dương Thị Mỹ chia sẻ, ngày xưa làm miến thủ công, người dân dậy từ tờ mờ sáng để đi gánh nước rửa, thái củ dong. Bây giờ các hộ có máy móc hiện đại, sợi miến cũng mảnh và ngon hơn.

Bà Dương Thị Mỹ chia sẻ, ngày xưa làm miến thủ công, người dân dậy từ tờ mờ sáng để đi gánh nước rửa, thái củ dong. Bây giờ các hộ có máy móc hiện đại, sợi miến cũng mảnh và ngon hơn.

Chia sẻ về nghề, bà Nguyễn Thị Cúc, hộ sản xuất bột dong cho biết, dong riềng lấy từ các vùng như Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu... Để tạo thành tinh bột, củ dong được sơ chế, rửa sạch nhiều lần, nghiền, lắng lọc 3 -5 lần, phơi bột dưới nắng to để hết mùi chua và bảo quản lâu dài. 

Chia sẻ về nghề, bà Nguyễn Thị Cúc, hộ sản xuất bột dong cho biết, dong riềng lấy từ các vùng như Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Mộc Châu... Để tạo thành tinh bột, củ dong được sơ chế, rửa sạch nhiều lần, nghiền, lắng lọc 3 -5 lần, phơi bột dưới nắng to để hết mùi chua và bảo quản lâu dài. 

Bột dong tiếp tục được ngâm và thau rửa 3 lần để loại bỏ những tạp chất. Sau đó, người làm miến trộn bột sống, bột chín theo tỷ lệ thích hợp, tiếp đến sẽ cho vào lò tráng, làm sợi, vò miến, hong miến...

Bột dong tiếp tục được ngâm và thau rửa 3 lần để loại bỏ những tạp chất. Sau đó, người làm miến trộn bột sống, bột chín theo tỷ lệ thích hợp, tiếp đến sẽ cho vào lò tráng, làm sợi, vò miến, hong miến...

Hiện nay, có 2 cách sản xuất miến: dạng bánh, dạng sợi, lúc máy thái hoạt động, người thợ phải tập trung, tránh tai nạn lao động.

Hiện nay, có 2 cách sản xuất miến: dạng bánh, dạng sợi, lúc máy thái hoạt động, người thợ phải tập trung, tránh tai nạn lao động.

Dù áp dụng công nghệ hiện đại nhưng các cơ sở sản xuất vẫn giữ nét truyền thống, phơi miến dưới ánh nắng, gió tự nhiên. Người dân sẽ phơi miến ở cánh đồng, nơi xa khu dân cư, ít xe cộ, khói bụi.

Dù áp dụng công nghệ hiện đại nhưng các cơ sở sản xuất vẫn giữ nét truyền thống, phơi miến dưới ánh nắng, gió tự nhiên. Người dân sẽ phơi miến ở cánh đồng, nơi xa khu dân cư, ít xe cộ, khói bụi.

Bà Nguyễn Thị Quy, người làm nghề lâu năm chia sẻ, người dân phơi miến trên dàn cao 70cm, dưới là nền cỏ sạch, nếu nắng đẹp chỉ cần phơi một tiếng, nắng nhỏ mất 4 -5 tiếng để hong. Khi phơi miến người dân cần chú ý phơi ngược hướng gió để khô nhanh và đều. Miến So nguyên chất có màu trắng trong, sợi dai và giòn, nấu quá lửa vẫn không bị nhão, bết dính.

Bà Nguyễn Thị Quy, người làm nghề lâu năm chia sẻ, người dân phơi miến trên dàn cao 70cm, dưới là nền cỏ sạch, nếu nắng đẹp chỉ cần phơi một tiếng, nắng nhỏ mất 4 -5 tiếng để hong. Khi phơi miến người dân cần chú ý phơi ngược hướng gió để khô nhanh và đều. Miến So nguyên chất có màu trắng trong, sợi dai và giòn, nấu quá lửa vẫn không bị nhão, bết dính.

Ông Vương Sỹ Trung, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết, hiện tại làng So có 60 hộ làm miến, chính quyền luôn taọ điều kiện cho nhân dân phát triển thương hiệu miến sạch làng So. Chúng tôi phối hợp với các cấp, ngành ở huyện kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đề xuất thành lập khu công nghiệp Tân Hòa để nhân dân ra đấy sản xuất tập trung, việc quản lý chất lượng, xử lý chất thải ổn định, ông nói.

Ông Vương Sỹ Trung, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết, hiện tại làng So có 60 hộ làm miến, chính quyền luôn taọ điều kiện cho nhân dân phát triển thương hiệu miến sạch làng So. "Chúng tôi phối hợp với các cấp, ngành ở huyện kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đề xuất thành lập khu công nghiệp Tân Hòa để nhân dân ra đấy sản xuất tập trung, việc quản lý chất lượng, xử lý chất thải ổn định", ông nói.

Làng miến truyền thống ở Hà Nội
 
 

Phạm Mơ

Chia sẻ bài viết qua email