Kết quả chụp CT trên máy Somatom Force VB30 của ông Sơn tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho thấy nhiều nhánh nhỏ động mạch phổi bị hẹp tắc lòng mạch 30-50%. Ngày 17/2, BS.CKI Nguyễn Đức Hưng, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đây là nguyên nhân người bệnh bị tăng áp động mạch phổi nhiều năm. Một số mô phổi không được tưới máu, bị tổn thương không thể phục hồi.

Ảnh hẹp tắc động mạch phổi (ảnh trái, mũi tên vàng) và mô phổi tổn thương không phục hồi (vùng màu đen, ảnh phải) qua máy chụp CT. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Ông Sơn được điều trị nhồi máu phổi tại một bệnh viện khác 18 năm trước. Ông bị tăng áp động mạch phổi nhiều năm do hẹp tắc động mạch, khiến mô phổi thiếu oxy nuôi dưỡng dẫn đến tổn thương, biến chứng suy tim nặng.
Bác sĩ Hưng đánh giá ông Sơn có tiền sử phức tạp, cần điều trị xâm lấn thay cho phương pháp dùng thuốc không còn đáp ứng. Người bệnh cao tuổi, trường hợp hẹp tắc nhiều điểm khiến thời gian can thiệp kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình điều trị. Bác sĩ cần đánh giá thêm tình trạng rối loạn tưới máu phổi nhằm xác định các mô phổi lành để can thiệp, loại bỏ qua các nhánh bị tổn thương không phục hồi, từ đó tối ưu phương án can thiệp. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định dừng thuốc chống đông máu để chuẩn bị thực hiện can thiệp nong bóng điều trị hẹp tắc động mạch phổi. Tiên lượng điều trị khả quan, ông Sơn có cơ hội phục hồi sức khỏe.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, người bệnh tăng áp động mạch phổi như ông Sơn trước đây cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh đơn lẻ, tăng thêm chi phí. Ngoài ra, bệnh nhân mạn tính, phải theo dõi định kỳ với máy X-quang hay CT hoặc phương pháp cận lâm sàng có tính chất xâm lấn như tiêm thuốc cản quang, dược chất phóng xạ... có tâm lý dè dặt vì lo tia X gây hại cho cơ thể.
"CT Somatom Force VB30 ứng dụng công nghệ giảm liều tia X đến 85% so với CT thông thường", PGS Hiền nói, thêm rằng kết hợp với bộ lọc tia bằng thiếc nhằm hạn chế liều tia X, đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt. Ứng dụng này hữu ích trong việc chụp CT người sau thay khớp, can thiệp cột sống, người điều trị ung thư... Từ đó nâng cao hiệu quả tầm soát, chẩn đoán bệnh so với các thế hệ máy CT trước đây.

Kỹ thuật viên thực hiện chụp CT trên máy Somatom Force VB30. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Thiết bị chụp toàn cơ thể trong vòng hai giây, cho kết quả hình ảnh sắc nét ngay cả ở trường hợp trẻ em khóc, người bệnh không nằm yên, theo PGS Hiền. Tích hợp nhiều công nghệ mới, chụp CT với Somatom Force VB30 ứng dụng cho nhiều mục đích chẩn đoán trong một lần chụp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.
Khuê Lâm
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |