Thứ năm, 8/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Mẹ em năm nay 59 tuổi, bị xuất huyết não do chấn thương, giờ tạo sẹo trong não thì có cách nào để loại bỏ sẹo này hay không? Sẹo này có nguy hiểm hay không và robot phẫu thuật thì có can thiệp được trong trường hợp này hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Nhi Võ, 34 tuổi, Thủ Đức, TP HCM

BS Phan Vân Đình

Bác sĩ điều trị khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Trong trường hợp này, mẹ bạn bị xuất huyết não do chấn thương thì chúng tôi không rõ là đã phẫu thuật hay chưa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ giả định, để tạo sẹo sâu trong não thì chắc mẹ bạn cũng đã thực hiện phẫu thuật mổ não khá lâu rồi. Do đó, việc quyết định có dùng robot mổ não can thiệp vào sẹo hay không, phụ thuộc nhiều vào tính chất và diễn tiến của sẹo.

Cụ thể, nếu sẹo gây ra những biến chứng như động kinh, tạo nang màng nhện hay liên tục gây áp lực lên các nhu mô não thì các bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục mổ sẹo đó bằng công nghệ robot hiện đại. Ngược lại, nếu sẹo không gây nên bất kỳ triệu chứng hay biến chứng gì thì không nhất thiết phải mổ. Lúc này, mẹ của bạn vẫn có thể sống chung với vết sẹo ấy mà không phải lo lắng.

Với phương pháp chụp ảnh bó sợi thần kinh bằng công nghệ DTI tiên tiến, các bác sĩ có thể quan sát được vị trí của từng bó sợi thần kinh trong vỏ não. Từ đó, hệ thống robot mổ não sẽ hướng dẫn các y bác sĩ tìm ra những hướng tiếp cận vỏ não mới nhằm né sẹo, tránh gây ra những tổn thương mới và giảm thiểu các biến chứng liên quan.

Nếu bạn có thêm thắc mắc về phương pháp phẫu thuật não bằng robot, bạn có thể đưa mẹ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn.

Chúc bạn và mẹ thật nhiều sức khỏe.

Tôi 37 tuổi bị cao huyết áp gây vỡ mạch máu não, tôi ở tỉnh nên chưa mổ não, khối máu tụ vẫn còn, tôi bị yếu liệt đi lại khó khăn. Bác sĩ cho hỏi với trường hợp của tôi có mổ robot lấy máu tụ được không? Cảm ơn bác sĩ.

Quốc Bảo, 37 tuổi, Đức Hòa, Long An

BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Xuất huyết não là hậu quả của tăng huyết áp chưa được kiểm soát mức độ tăng, việc này sẽ có nguy cơ tái phát. Trong thời gian tới cần điều trị dự phòng, tránh tái phát xuất huyết não. Trường hợp của bạn thì xuất huyết não đã để lại di chứng thần kinh vì đã dẫn đến yếu liệt, thành dạng mạn tính, do đó phẫu thuật có thể không giải quyết được những di chứng đã có. Vấn đề có mổ não bằng robot hay không cần có hình ảnh cụ thể từ bạn, qua đó bác sĩ mới đưa ra câu trả lời chính xác được. Bạn nên tập trung vào việc dự phòng tái phát bằng cách theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị tăng huyết áp.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng của túi phình động mạch là gì? Đi tầm soát đột quỵ thì có phát hiện được không? Thiết bị chụp chiếu nào sẽ hỗ trợ phát hiện bệnh: MRI 1,5 Tesla hay phải là 3 Tesla?

Ngọc Quân, 31 tuổi, TP HCM

THS.BS.CKII Mai Hoàng Vũ

Bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Về triệu chứng của túi phình động mạch, hầu hết các trường hợp bệnh đều diễn ra trong thầm lặng, không có biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên đối với một số trường hợp túi phình đã vỡ thì sẽ gây ra triệu chứng là chảy máu dưới màng nhện hay gọi là xuất huyết dưới nhện. Hoặc có những trường hợp đặc biệt xuất huyết trong não sẽ gây ra những biểu hiện của bệnh lý đột quỵ do xuất huyết não. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng thần kinh khu trú, có những biểu hiện tri giác lơ mơ hoặc thậm chí bị hôn mê. Đối với những trường hợp đó thì cần phải sớm đưa bệnh nhân đến những trung tâm có những phương tiện chẩn đoán phù hợp.

Phương tiện chẩn đoán để tầm soát túi phình động mạch não là chụp cộng hưởng từ tái tạo mạch máu não 3D. Chụp MRI 1,5 Tesla hay 3 Tesla có thể nhận biết được những túi phình. Tuy nhiên đối với những trường hợp túi phình có kích thước nhỏ thì cần phải chụp động mạch số hóa xóa nền DSA mới phát hiện được. Thông qua kết quả từ chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ dựa vào những thang điểm để có thể quyết định những hướng điều trị phù hợp.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Người bị đột quỵ do xuất huyết não đã được xử lý cấp cứu ở tuyến bệnh viện tỉnh, đã vượt qua được cái giai đoạn nguy cấp. Bây giờ có còn cơ hội để tiếp tục gia tăng hiệu quả điều trị nhằm hạn chế các di chứng như yếu liệt, mờ mắt... không?

Tung Phan, 45 tuổi, Vĩnh Long

TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Một bệnh nhân khi được chẩn đoán là xuất huyết não do đột quỵ hay tăng huyết áp thì bệnh nhân phải được chỉ định điều trị tích cực trong giai đoạn mới xuất huyết, mới nhập viện. Đồng thời phải kiểm soát được huyết áp ở mức cho phép. Xuất huyết não gây tổn thương não đã có rồi và cần phải phẫu thuật để lấy khối máu tụ. Từ đó, sẽ làm giảm áp lực ở trong sọ, đồng thời giúp giảm các nguy cơ độc tố sinh ra từ khối máu tụ gây nên.

Nếu người bệnh sau cấp cứu đột quỵ vẫn còn khối máu tụ, thì có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh chuyên sâu hơn để thăm khám. Thông qua các hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ sẽ quyết định có nên loại bỏ khối máu tụ ấy hay không, nếu loại bỏ thì bằng kỹ thuật gì. Việc phẫu thuật lấy khối máu tụ nhằm hai mục đích: giải quyết khối máu tụ và ngăn chặn quá trình phát sinh độc tố từ khối máu tụ đó - thứ sẽ diễn tiến trong những ngày tiếp theo. Do đó, nếu người bệnh có thể đến được các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện để can thiệp thì cơ hội hồi phục sẽ càng cao hơn.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Ba của tôi năm nay 64 tuổi, được chẩn đoán là đột quỵ xuất huyết não và may mắn được cứu sống nhưng di chứng yếu liệt một bên cơ thể. Xin hỏi robot mổ não có cấp cứu đột quỵ và hiệu quả hơn không? Tôi nghe nói đột quỵ có thể tái phát, tôi muốn tìm hiểu trước để dự phòng và gia ...

Hòa Dung, 38 tuổi, TPHCM

TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ xuất huyết não là bệnh lý tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy đột quỵ có thể tái phát. Điều quan trọng nhất trong dự phòng xuất huyết não chính là theo dõi huyết áp của bệnh nhân, không nên để huyết áp của bệnh nhân thay đổi một cách đột ngột vì sẽ dẫn đến những nguy cơ xuất huyết tái phát. Do đó điều trị tăng huyết áp cần phải lâu dài do đây là một bệnh mạn tính, liên tục theo dõi và không được ngừng thuốc.

Robot phẫu thuật não là phương tiện hiện đại để tiếp cận những ổ khối máu tụ qua những hệ thống quan học và hệ thống định vị. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi phẫu thuật xuất huyết não qua hệ thống robot và dùng hệ thống ống nông có thể giúp cuộc phẫu thuật đạt được hiệu quả cao mà không tổn thương đến những cấu trúc thần kinh xung quanh. Từ đó, hiệu quả của cuộc mổ sẽ tốt hơn và sau mổ sẽ hạn chế được những cái di chứng cho bệnh nhân. Trên thực tế, tại Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, chúng tôi cũng đã thực hiện thành công cho rất nhiều ca mổ não bằng robot, hiệu quả cao.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Ba của tôi năm nay 64 tuổi, được chẩn đoán là đột quỵ xuất huyết não và may mắn được cứu sống. Ba tôi đã có di chứng yếu liệt một bên cơ thể. Tôi nghe nói đột quỵ có thể tái phát. Xin hỏi robot mổ não cấp cứu đột quỵ hiệu quả hơn không? Tôi muốn tìm hiểu trước để dự phòng và ...

Trương Lệ Linh, 33 tuổi, Đồng Nai

TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn

Bệnh viện Tâm Anh hiện đang sử dụng hệ thống robot Modus V Synaptive trong phẫu thuật thần kinh. Đối với loại robot này, bác sĩ là người trực tiếp thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân và robot sẽ hỗ trợ bằng những tính năng ưu việt của nó. Robot là sự kết hợp giữa hệ thống quang học và hệ thống định vị hiện đại cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy được những bó dẫn truyền thần kinh trong suốt quá trình mổ. Từ đó các phẫu thuật viên sẽ có định hướng, lựa chọn tiếp cận khối tổn thương một cách nhanh nhất và an toàn nhất, tránh phạm vào các dây thần kinh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, phẫu thuật viên phải phối hợp với robot một cách nhịp nhàng, kết hợp kiểm soát hoàn toàn robot.

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!

Tôi có con năm nay 17 tuổi, năm lớp 3 cháu đi học và bị ngất trên trường sau đó vào viện thì bác sĩ chuẩn đoán bị dị dạng mạch máu bẩm sinh vỡ mạch và đã nút mạch (có di chứng yếu bên phải). 3 năm sau (sau khi bi lần đầu) cháu bị lại và được mổ trên đầu khoảng 3-5 cm ...

Dương Thị Vân Hồng, 43 tuổi, khu Sinh Thái Xuân Phương,Nam Từ Liêm, Hà Nội

BS Phan Vân Đình

Bác sĩ điều trị khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Dị dạng mạch máu não là tổn thương lành tính, tuy nhiên, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở các mức độ khác nhau. Điều trị nhiều trường hợp dị dạng mạch máu phức tạp thường rất khó khăn, cần phối hợp nhiều phương pháp. Trường hợp của cháu có thể là dị dạng phức tạp, gia đình nên đưa cháu đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp khám, đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Xin cảm ơn ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Con tôi năm nay 5 tuổi, khi sinh ra thiếu tháng (hơn 6 tháng), lúc sinh mẹ bé sinh đôi, một bé 1,4kg, một bé 1,3kg. Bé 1,4kg mất sau sinh một tuần do xuất huyết não, bé còn lại sau 1 tuần được chuyển qua bệnh viện nhi đồng 1 điều trị 2 tháng với các bệnh: nhiễm trùng máu, xuất huyết não cấp ...

Đinh Văn Thái, 41 tuổi, Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM

BS.CKII Đặng Bảo Ngọc

Bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào Anh,

Hiện tại, tình trạng các cơ của bé còn bị gồng, đôi khi bị nói lắp… nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, tâm lý, ngôn ngữ và các dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt là phù hợp nhất. Tuy nhiên, gia đình cũng nên xem xét cho bé chụp cộng hưởng từ hoặc CT Scan não kiểm tra (nếu chưa thực hiện) để xem có bị giãn não thất hay không. Vì giãn não thất có thể xem xét dùng biện pháp phẫu thuật để hỗ trợ. Gia đình có thể cho con đi khám lại khi cần. Chúc bé và gia đình có nhiều sức khỏe.

Tôi bị yếu tay chân bên trái, được chẩn đoán nhồi máu nhân đậu trái, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Sau 1 tuần thì tay chân bình thường. Ngày 5/5/2023, chụp MRI thì kết luận là: - Nốt nhồi máu não cũ cầu não (P) - Nốt xuất huyết não cũ nhân bèo (T) - Tổn thương chất trắng dưới vỏ bán ...

Võ Thế Long, 66 tuổi, 35 đường số 1, KDC Phú Xuân, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM

TTƯT.ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào anh/chị.

Thông thường trong dự phòng đột quỵ não sẽ có thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirine 81mg hoặc Clopidoprel 75mg…) để làm giảm nguy cơ tạo cục máu đông. Điều này cũng có tác dụng phụ gây xuất huyết dưới da. Anh/chị nên đi khám lại để bác sĩ đánh giá và có thể điều chỉnh thuốc phù hợp. Xin cảm ơn và chúc anh/chị nhiều sức khỏe.

Năm nay em 39 tuổi vừa phát hiện có túi phình động mạch não. Đang theo dõi, có nguy cơ vỡ phình gây chảy máu não. Sắp tới khả năng cao em phải mổ, mổ túi phình động mạch não có nguy hiểm không? Có thể dùng robot mổ để an toàn hơn hay không nhờ bác sĩ tư vấn ạ?

Nguyễn Như Ngọc, 39 tuổi, TP HCM

Bạn em vừa được chẩn đoán bị dị dạng mạch máu não mặc dù không có biểu hiện gì? Robot mổ não có thể áp dụng để điều trị cho trường hợp này được không? Chi phí như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp.

Huỳnh Hồ Thúc Phương, 32 tuổi, TP HCM

BS.CKI Huỳnh Trí Dũng

Bác sĩ điều trị khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Dị dạng mạch máu là một trong những bệnh lý mạch máu não thường gặp. Biểu hiện của dị dạng mạch máu não rất đa dạng chỉ có thể tình cờ phát hiện đối với những trường hợp không có triệu chứng hoặc có những biểu hiện yếu tay chân, rối loạn ngôn ngữ, động kinh,… Tuy nhiên một số trường hợp có thể có biểu hiện xuất huyết não gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Điều trị dị dạng mạch máu não còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước dị dạng, vị trí vùng chức năng, tĩnh mạch dẫn lưu. Hiện tại điều trị dị dạng mạch máu não có 3 phương pháp: phẫu thuật, can thiệp mạch và xạ phẫu gamma knife. Theo nghiên cứu, vẫn chưa có phương pháp nào là tối ưu, do đó tuỳ vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Hiện tại Phẫu thuật robot được xem là phương tiện hiện đại và an toàn trong phẫu thuật thần kinh. Vì thế, cần phải thăm khám để bác sĩ có thể xây dựng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn và người thân có nhiều sức khỏe.

Tôi muốn hỏi mổ tỉnh được áp dụng trong trường hợp nào và sử dụng robot mổ não để mổ tỉnh thì có những ưu điểm gì vượt trội?

Việt Hoàng, 33 tuổi, Thái Nguyên

Mình chụp MRI sọ não được chẩn đoán là u dây thần kinh số 8 hai bên và tổn thương não cũ đỉnh trái, hai ổ xuất huyết cũ nhỏ tiểu não phải. Bên phải kích thước khoảng 44x33x36, bên trái kích thước khoảng 41x40x37, chèn ép nhẹ một phần não thất IV. Triệu chứng thường gặp là nghe kém cả hai bên tai, ...

Bằng Thế Thuận, 25 tuổi, 1748 Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn