Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh loãng xương vẫn có thể tự phòng ngừa gãy xương bằng một số biện pháp dưới đây:
Tập thể dục
Nhiều người bị loãng xương lo lắng về những rủi ro khi tập thể dục như chấn thương do té ngã, tai nạn... Tuy nhiên, thể dục lại là cách giúp cho phản xạ cơ thể trở nên nhạy bén, hỗ trợ cơ bắp trở nên mạnh mẽ, phối hợp với nhau thuận tiện hơn và giảm khả năng té ngã hơn. Tập thể dục cũng giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng tốt hơn.
Thói quen thể dục cũng có tác động đến sức mạnh của xương. Xương là một mô sống, giống như cơ bắp, nó sẽ yếu đi nếu không tập luyện. Duy trì tập thể dục hợp lý có thể giúp xương chắc khỏe hơn và ít bị gãy hơn khi té ngã.
Một số bài tập được các chuyên gia khuyến nghị trong tập thể dục như đi bộ, nâng tạ, yoga dưỡng sinh hoặc thái cực quyền... Các bài thể dục có tác động mạnh như chạy bộ, bóng chuyền, quần vợt... có thể không an toàn cho một số người bị loãng xương nên cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện.
Mang giày phù hợp
Cần thận trọng hơn khi chọn giày tập vì đi giày không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị ngã hơn. Những đôi giày đế thấp và có đế cao su có khả năng hỗ trợ tốt hơn là giày da. Mặc dù giày thể thao khuyên được dùng nhưng cần tránh những đôi giày có rãnh sâu có thể khiến người bệnh trở nên khó chịu khi mang.
Nếu gặp khó khăn khi trong các bài tập đi bộ do mắc tình trạng bệnh lý nào đó như viêm khớp, hãy sử dụng thiết bị hỗ trợ theo khuyến nghị từ chuyên gia. Ngoài ra, người bị loãng xương nên mang giày chuyên dụng trong nhà. Việc chỉ đi tất và dép lê trong nhà có thể làm tăng khả năng trượt ngã.
Kiểm soát tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị các tình trạng khác ngoài loãng xương có thể làm tăng khả năng bị ngã. Một số loại thuốc có thể gây chóng mặt hoặc một số tác dụng phụ cho người dùng như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc giãn cơ...
Các loại thuốc khác như corticosteroid có liên quan đến nguy cơ loãng xương và gãy xương cao nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bố trí đồ đạc thuận tiện
Đảm bảo trong nhà có đủ ánh sáng giúp giảm bớt khả năng té ngã ở người bệnh loãng xương hơn. Một số cách để làm tăng ánh sáng trong phòng như lắp đèn chiếu sáng trên cao ở tất cả các phòng, phòng ngủ, phòng tắm và ở mọi hành lang... Để đèn pin cạnh giường để có thể mang theo khi đi ra khỏi giường vào ban đêm.
Một số cách giúp người bệnh loãng xương ít bị ngã hơn: giữ cho đồ đạc trong phòng không bị lộn xộn, thêm tay vịn cho các cầu thang, trải thảm chống trượt trên sàn...
Điều trị các bệnh lý
Một số vấn đề y tế kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của các cơ và làm tăng khả năng bị ngã. Chẳng hạn viêm khớp có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, vấn đề về thị lực có thể gây gia tăng trượt, ngã hơn.
Nếu đang mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết về nguy cơ té ngã của người bệnh. Nếu có, xin thêm tư vấn đề bác sĩ để đưa ra các biện pháp hữu ích.
Bảo Bảo (Theo WebMD)