Trả lời:
Tái tạo dây chằng (thay dây chằng) là kỹ thuật tái tạo lại dây chằng đã bị đứt bằng gân tự thân hoặc dây chằng nhân tạo. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, chức năng khớp gối được khôi phục, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và chơi thể thao như bình thường.
Dây chằng tự thân là phương pháp lấy gân ở một vị trí khác trên cơ thể để làm mảnh ghép cho dây chằng và điều trị tổn thương. Ở trường hợp của bạn, tùy theo mức độ tổn thương dây chằng, bác sĩ có thể lấy hai hoặc ba gân ở các vị trí như gân chân ngỗng, gân tứ đầu, gân bánh chè... để tái tạo dây chằng. Trong trường hợp dùng gân tự thân, bạn có thể đi lại không cần dụng cụ hỗ trợ sau 1,5 tháng, chạy sau 7 tháng, chơi thể thao sau một năm.
Dây chằng nhân tạo là vật liệu y tế, ra đời vào năm 1952, đến nay đã có ba thế hệ. Trong đó, dây chằng nhân tạo thế hệ thứ ba là loại dây chằng được Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM sử dụng. Dây chằng này được làm từ tổ hợp chất liệu khoảng 3.000 sợi polyethylene bện lại với nhau nên có độ linh hoạt và mềm dẻo cao. Với khả năng chịu lực tốt, dây chằng nhân tạo chỉ đứt khi bị tác động lực từ 300 kg đến 350 kg. Do đó, người bệnh có thể vận động thoải mái mà không lo đứt dây chằng tái phát. Thông thường, sau phẫu thuật hai tháng, người bệnh có thể chạy và chơi thể thao trở lại sau 6 tháng.
Hiện, tái tạo dây chằng thường được thực hiện dưới hình thức nội soi, với những ưu điểm như ít xâm lấn, ít tổn hại đến các mô, người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ví dụ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thông thường người bệnh có thể đi lại ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Tùy mức độ tổn thương, nhu cầu vận động và điều kiện chi phí, bác sĩ tư vấn phương án điều trị và tập phục hồi phù hợp với bạn.
ThS.BS.CKI Đào Duy An Duy
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |