Cà phê chứa caffeine có tác dụng chống viêm và chất chống oxy hóa polyphenol góp phần bảo vệ phổi khỏi tổn thương do độc tố khi hút thuốc hoặc ô nhiễm. Uống cà phê điều độ có lợi cho phổi, khoảng một tách vào buổi sáng. Nên tránh tiêu thụ hơn 400 miligam caffeine (khoảng 4 tách) một ngày vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Cà phê chứa caffeine có tác dụng chống viêm và chất chống oxy hóa polyphenol góp phần bảo vệ phổi khỏi tổn thương do độc tố khi hút thuốc hoặc ô nhiễm. Uống cà phê điều độ có lợi cho phổi, khoảng một tách vào buổi sáng. Nên tránh tiêu thụ hơn 400 miligam caffeine (khoảng 4 tách) một ngày vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Ngũ cốc nguyên hạt gồm gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch, quinoa và lúa mạch rất tốt cho phổi. Chúng không chỉ giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chống viêm mà còn chứa nhiều vitamin E, selen, các axit béo thiết yếu tăng cường sức khỏe của cơ quan này.
Ngũ cốc nguyên hạt gồm gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch, quinoa và lúa mạch rất tốt cho phổi. Chúng không chỉ giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chống viêm mà còn chứa nhiều vitamin E, selen, các axit béo thiết yếu tăng cường sức khỏe của cơ quan này.
Quả mọng, nhất là loại màu đỏ, tím như quả việt quất và dâu tây, rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm chậm quá trình suy giảm tự nhiên của phổi khi già đi.
Quả mọng, nhất là loại màu đỏ, tím như quả việt quất và dâu tây, rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin. Đây là chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm chậm quá trình suy giảm tự nhiên của phổi khi già đi.
Rau lá xanh như rau bina, cải Thụy Sĩ, bông cải xanh có nhiều chất chống oxy hóa carotenoid có thể giảm nguy cơ hình thành khối u và phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Bông cải xanh cùng với các loại rau họ cải khác như xà lách, cải brussels chứa lượng đáng kể vitamin C.
Rau lá xanh như rau bina, cải Thụy Sĩ, bông cải xanh có nhiều chất chống oxy hóa carotenoid có thể giảm nguy cơ hình thành khối u và phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Bông cải xanh cùng với các loại rau họ cải khác như xà lách, cải brussels chứa lượng đáng kể vitamin C.
Cà chua cung cấp lycopene dồi dào có liên quan đến sức khỏe phổi. Ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua như nước ép có thể cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp ở người hen suyễn. Lycopene cũng có tác dụng phòng ngừa suy giảm chức năng phổi ở người trẻ và người từng hút thuốc.
Cà chua cung cấp lycopene dồi dào có liên quan đến sức khỏe phổi. Ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua như nước ép có thể cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp ở người hen suyễn. Lycopene cũng có tác dụng phòng ngừa suy giảm chức năng phổi ở người trẻ và người từng hút thuốc.
Thức ăn mặn chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về phổi. Người ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Cắt giảm muối trong vài tuần có thể giúp phổi hoạt động tốt hơn. Lượng muối tiêu thụ tối đa khoảng 1.500-2.300 mg mỗi ngày.
Thức ăn mặn chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về phổi. Người ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Cắt giảm muối trong vài tuần có thể giúp phổi hoạt động tốt hơn. Lượng muối tiêu thụ tối đa khoảng 1.500-2.300 mg mỗi ngày.
Thịt chế biến thường có chứa chất nitrit để bảo quản thịt đã qua xử lý, có thể gây viêm và căng thẳng cho phổi. Thịt xông khói, dăm bông, thịt nguội và xúc xích đều thuộc loại thịt chế biến sẵn nên hạn chế.
Thịt chế biến thường có chứa chất nitrit để bảo quản thịt đã qua xử lý, có thể gây viêm và căng thẳng cho phổi. Thịt xông khói, dăm bông, thịt nguội và xúc xích đều thuộc loại thịt chế biến sẵn nên hạn chế.
Đồ uống có đường không có lợi cho phổi. Quá nhiều đường trong cơ thể có thể kích hoạt phản ứng viêm, bao gồm nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.
Đồ uống có đường không có lợi cho phổi. Quá nhiều đường trong cơ thể có thể kích hoạt phản ứng viêm, bao gồm nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.
Rượu nếu uống quá nhiều có thể hại cho gan và phổi. Chất sulfites thường được sử dụng làm chất bảo quản trong rượu, một số loại bia có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn. Ethanol trong rượu ảnh hưởng không tốt đến tế bào phổi. Nam giới nên uống vừa phải, khoảng hai ly rượu, còn nữ giới ít hơn, chỉ một ly mỗi ngày.
Rượu nếu uống quá nhiều có thể hại cho gan và phổi. Chất sulfites thường được sử dụng làm chất bảo quản trong rượu, một số loại bia có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn. Ethanol trong rượu ảnh hưởng không tốt đến tế bào phổi. Nam giới nên uống vừa phải, khoảng hai ly rượu, còn nữ giới ít hơn, chỉ một ly mỗi ngày.
Bảo Bảo (Theo WebMD)
Ảnh: Freepik